Mẩn ngứa ở vùng thắt lưng là do đâu, điều trị như thế nào?
Mẩn ngứa ở vùng thắt lưng thường không nghiêm trọng, có thể tự khỏi. Bệnh liên quan đến chứng nổi mề đay mẩn ngứa và dị ứng sau tiếp xúc với dị nguyên hoặc hóa chất. Đôi khi phát triển do nấm và một số tác nhân khác.
Mẩn ngứa ở vùng thắt lưng là bệnh gì?
Nổi mẩn ngứa ở vùng thắt lưng thường xảy ra khi tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng. Điều này gây ngứa ngáy, da bị mẩn ngứa thành từng mảng, có thể tự khỏi.
Ngoài ra vùng thắt lưng nổi mẩn ngứa còn do những nguyên nhân dưới đây:
1. Viêm da dị ứng
Phát ban hay nổi mề đay, mẩn ngứa là triệu chứng thường gặp của viêm da dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra ở mặt và các vùng da có nếp gấp nhưng cũng có thể phát triển ở lưng.
2. Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm da xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với chất kích ứng hoặc dị nguyên. Tình trạng này khiến da bị nổi ban đỏ, sưng, đóng vảy, ngứa, đôi khi đau rát, phồng rộp và loét. Vị trí ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào chỗ tiếp xúc.
ĐỌC THÊM: Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì và ăn gì để mau khỏi bệnh?
3. Bệnh chàm gây mẩn ngứa ở vùng thắt lưng
Nổi mẩn ngứa ở vùng thắt lưng có thể do bệnh chàm gây ra. Đây là bệnh về da mãn tính, dễ bùng phát nhiều lần. Những triệu chứng đặc trưng của bệnh gồm:
- Da bị khô, cảm giác nóng rát
- Xuất hiện mụn nước li ti
- Da sần sùi, bong tróc
- Nổi mề đay mẩn ngứa
4. Nấm da
Nấm da là tình trạng tổn thương da do vi nấm tấn công, có thể ảnh hưởng đến vùng thắt lưng nhưng ít gặp. Tình trạng này gây ngứa ngáy dữ dội và thường có xu hướng lan nhanh trên diện rộng.
5. Viêm da tiết bã gây ngứa và bong tróc da
Viêm da tiết bã xảy ra khi tuyến bã nhờn bị rối loạn hoặc hoạt động quá mức. Bệnh khiến da bị nổi mẩn ngứa, khô ráp, đóng vảy và bong tróc.
Hầu hết mọi người bị viêm da tiết bã ở mặt, da đầu và những vùng da có nếp gấp. Tuy nhiên thói quen mặc quần bó sát, nịt thường xuyên cũng có thể dẫn đến viêm da.
6. Do côn trùng
Côn trùng cắn gây nổi mẩn đỏ từng cục, sưng phồng, ngứa ngáy, đôi khi xuất hiện mụn nước. Sử dụng dầu nóng hoặc ngừng gãi ngứa và để da khô thoáng sẽ giúp tình trạng này nhanh chóng quá đi.
Ngoài ra tiếp xúc nọc độc côn trùng cũng gây ngứa ngáy dữ dội, nổi mẩn đỏ và mụn nước. Những trường hợp này cần có biện pháp chăm sóc da phù hợp để tránh bội nhiễm.
ĐỌC NGAY: Viêm da tiếp xúc côn trùng có nguy hiểm không? Cách điều trị
7. Mề đay mẩn ngứa
Mề đay mẩn ngứa ở thắt lưng thương do sử dụng dây nịt, mặc quần bó sát hoặc có yếu tố khác gây kích ứng ở vùng da này. Tại đây, nổi mề đay thường có dấu hiệu nổi mẩn đỏ, ngứa lan rộng từ bụng qua eo sau phía sau; mẩn ngứa nổi cục, sưng phồng thành mảng.
Mẩn ngứa ở vùng thắt lưng có nguy hiểm không?
Chứng nổi mẩn ngứa ở vùng thắt lưng thường không nguy hiểm, tự khỏi nhưng dễ tái phát nhiều lần. Ngoài ra nổi mẩn đỏ ngứa ngáy khó chịu, đặc biệt phát triển vào ban đêm có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Việc gãi ngứa hoặc cọ xát với quần áo sẽ khiến nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt, giảm tập trung.
Hiếm khi tình trạng nổi mẩn ngứa ở vùng thắt lưng gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên một số người có thể bị sốc phản vệ nếu có dị ứng nghiêm trọng.
Cách điều trị mẩn ngứa ở vùng thắt lưng
Nếu thường xuyên bị mẩn ngứa vùng thắt lưng, đặc biệt là vào ban đêm hoặc có triệu chứng nặng, cần sớm thăm khám để tìm hướng điều trị thích hợp. Những trường hợp nhẹ hơn có thể thử biện pháp chăm sóc tại nhà.
1. Cách chữa tại nhà
Những cách dưới đây có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu:
+ Dùng thảo dược tự nhiên
Dưa leo và nha đam là hai loại thảo dược lành tính, có nhiều công dụng, thường được dùng trong điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa ở vùng thắt lưng.
Nha đam: Nha đam có tác dụng cấp ẩm, làm mát da, giảm ngứa, điều trị mề đay mẩn ngứa, chàm và nhiều bệnh ngoài da khác.
- Chuẩn bị 1 lá nha đam tươi
- Đem rửa sạch với nước muối rồi gọt vỏ
- Dùng phần gel để bôi trực tiếp lên vùng da bị mẩn ngứa
- Để nguyên trong khoảng 15 phút rồi vệ sinh lại với nước ấm
Dưa leo: Dưa leo cung cấp các thành phần giúp làm mát, làm mịn da, giảm khô và bong tróc da. Đồng thời giúp giảm nổi mẩn đỏ và giảm ngứa hiệu quả.
- Chuẩn bị 1 trái dưa leo
- Đem rửa sạch dưa leo rồi dùng dao thái lát thật mỏng
- Đắp lên vùng da tổn thương trong 15 – 20 phút
- Vệ sinh lại với nước ấm và lau khô bằng khăn mềm
Tinh dầu: Dùng dầu nóng hoặc một số loại tinh dầu tự nhiên như tinh dầu tràm, oải hương, bạc hà có thể giảm nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy…
+ Chườm lạnh
Liệu pháp chườm lạnh giúp giảm sưng, ngứa và nổi mẩn. Khi thực hiện, đặt túi chườm lạnh hoặc khăn lạnh lên vùng thắt lưng 15 phút. Tránh chườm lạnh nếu có mụn nước li ti hoặc dịch mủ.
2. Dùng thuốc chữa mẩn ngứa ở vùng thắt lưng
Nếu mẩn ngứa ở vùng thắt lưng tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt, bạn cần thăm khám để tìm nguyên nhân và dùng thuốc phù hợp.
Những loại thuốc thường được chỉ định:
- Thuốc kháng histamin
- Hydrocortisone
- Calamine
- Corticoid điều trị tại chỗ
Ngoài ra kem dưỡng ẩm cũng được sử dụng để cải thiện làn da và hỗ trợ điều trị bệnh.
Ngăn ngừa tình trạng nổi mẩn ngứa ở vùng thắt lưng
Sau đây là mốt số biện pháp có thể làm giảm thiểu nguy cơ mắc phải tình trạng nổi mẩn ngứa ở vùng thắt lưng:
- Vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ.
- Không dùng các sản phẩm vệ sinh da có tính tẩy rửa mạnh.
- Hạn chế đeo các loại thắt lưng to bản hay quá chặt.
- Không mặc quần áo ẩm, chật, có khả năng thấm hút mồ hôi kém.
- Dưỡng ẩm tốt cho vùng da ở thắt lưng. Có thể tham khảo bác sĩ để được tư vấn đề sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp với làn da.
- Tránh gãi hay chà xát khi vùng da bị nổi mẩn ngứa.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm giàu omega-3, vitamin E, A và C để cải thiện làn da. Ngoài ra nên uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày để cung cấp độ ẩm tự nhiên.
- Giữ cho không gian sống của bạn luôn sạch sẽ và thông thoáng. Chú ý đến vấn đề giặt giũ chăn ga gối nệm thường xuyên.
- Tránh tắm với nước nóng
- Hạn chế tiếp xúc chất tẩy rửa, côn trùng và những tác nhân gây dị ứng khác.
Tình trạng nổi mẩn ngứa ở vùng thắt lưng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về da. Khi có dấu hiệu nổi mẩn ngứa trên da, người bệnh hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
- Da nổi mẩn ngứa thành mảng và những bệnh lý có thể liên quan
- Thường xuyên bị nổi mề đay vào ban đêm và cách xử lý
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!