Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì và ăn gì để nhanh khỏi?

Bị viêm da tiếp xúc nên kiêng gì để nhanh khỏi bệnh là thắc mắc của nhiều người. Vì việc kiêng cữ và chăm sóc kỹ lưỡng giúp hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả, nhanh chóng hơn.
Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì?
Bệnh viêm da tiếp xúc xảy ra khá phổ biến, bên cạnh việc phòng tránh bạn cần có chế độ kiêng cử khoa học, hạn chế bệnh chuyển biến nặng.
Sau đây là 7 thứ bệnh nhân viêm da tiếp xúc cần kiêng:
1. Các loại hóa chất
Các loại hóa chất trong sinh hoạt hàng ngày đều có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiếp xúc. Nên hãy kiêng tiếp xúc với:
- Dung dịch vệ sinh và chất tẩy rửa: Nước rửa bát, bột giặt, nước lau nhà,…
- Các loại mỹ phẩm: Thuốc nhuộm tóc, nước hoa, keo xịt tóc,…
- Hóa chất công nghiệp: xăng, dầu, sơn, vôi, cao su,…
- Các chất trong xây dựng: xi măng,…
Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất công nghiệp
Khi bắt buộc phải sử dụng đến hóa chất, tốt nhất bạn cần phải có đồ bảo hộ, tránh tiếp xúc trực tiếp.
2. Không khí khô lạnh
Thời tiết lạnh khô có tác động không tốt đến làn da. Nó khiến cho da bị mất đi độ ẩm cần thiết, gây khô và bong tróc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến những người bị viêm da tiếp xúc, khiến gia tăng tình trạng ngứa ngáy.
3. Ánh nắng mặt trời
Người bị viêm da dị ứng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ khiến cho tình trạng ngứa ngáy và khó chịu tăng cao.
4. Stress
Khi bị stress quá mức, cơ thể tự kích hoạt cơ chế phóng thích nhiều yếu tố gây nên kích ứng da, khiến cho tình trạng của bệnh kéo dài và khó chữa.
5. Môi trường ô nhiễm
Da rất dễ bị kích ứng bởi những yếu tố xung quanh môi trường sống của chúng ta. Lông động vật, nấm mốc, phấn hoa,… đều có thể gây ảnh hưởng xấu đến làn da, tăng nặng triệu chứng viêm da tiếp xúc.
6. Thực phẩm dị ứng
Người bị viêm da tiếp xúc nên tránh các loại thực phẩm dễ gây kích ứng, dị ứng, ngứa ngáy. Chẳng hạn như:
- Các loại thủy hải sản: tôm, cua, cá,…;
- Thịt gà, thịt bò;
- Thực phẩm muối chua;
- Thức ăn chế biến nhiều dầu mỡ, cay nóng…;
- Rượu bia và các chất kích thích khác;
7. Các loại quần áo, vật dụng
Khi bị viêm da tiếp xúc, người bệnh không nên sử dụng các loại quần áo, vật dụng dễ gây ngứa. Chẳng hạn như:
- Quần áo có len sợi tổng hợp dày, dễ khiến cho da bị ngứa;
- Một số loại vật dụng có bề mặt kim loại như Niken, Crom…;
=> XEM NGAY: Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Cách điều trị nào hiệu quả
Khi bị viêm da tiếp xúc người bệnh nên làm gì?
Bên cạnh việc kiêng cữ, một lối sống khoa học cũng có tác dụng rất lớn trong việc phòng ngừa cũng như điều trị bệnh viêm da tiếp xúc.

1. Vệ sinh da sạch sẽ
Vệ sinh da có tác động rất lớn đối với những người bị viêm da tiếp xúc. Cần chú ý:
- Thường xuyên tắm gội, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh để vi khuẩn có cơ hội phát triển.
- Sử dụng các loại sữa tắm có tác dụng điều trị viêm da tiếp xúc.
- Thay thế các chất tẩy rửa hoặc xà phòng có nguồn gốc công nghiệp bằng những sản phẩm làm từ thiên nhiên, tốt cho da.
2. Chế độ ăn uống hợp lý
Nên bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe để ngăn chặn các tác nhân gây bệnh:
- Các loại rau củ quả giàu vitamin C, E như cam, bưởi, cà chua, cà rốt,…
- Uống nhiều nước trái cây để bổ sung vitamin cho cơ thể, nên uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để tăng cường giải độc cho cơ thể.
3. Sử dụng các kem dưỡng ẩm
Vào mùa lạnh, da dễ rơi vào tình trạng khô và bong tróc. Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm tăng độ ẩm cho da, giúp làn da trở nên mềm mại, hạn chế tình trạng ngứa ngáy.
4. Tập thể dục thể thao
Tập luyện thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự rối loạn của hệ miễn dịch, giúp quá trình tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn.
Tham khảo thêm
- 10 Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả bạn nên thử
- Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Cách chữa nhanh nhất
