Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Cách điều trị nào hiệu quả

Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không và cách xử lý như thế nào hiệu quả là vấn đề băn khoăn của nhiều người. Tham khảo bài viết dưới đây để biết được câu trả lời chính xác.
Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?
Viêm da tiếp xúc là hiện tượng viêm da do phải tiếp xúc với một số chất dễ gây nên kích ứng. Triệu chứng đặc trưng là cảm giác ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ và sưng phù. Tùy theo chất tiếp xúc và cơ địa của mỗi người mà tổn thương da có thể nhẹ hoặc nặng.

Không có câu trả lời chính xác cho vấn đề bị viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không. Vì tình trạng này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cách xử lý ban đầu, thời gian phát hiện và điều trị, các biện pháp chăm sóc da và chế độ dinh dưỡng…
Cụ thể:
- Nếu mức độ viêm da nhẹ và điều trị sớm, đúng cách: Tổn thương có thể tự khỏi sau sau 5 – 7 ngày, các triệu chứng viêm da sẽ tự biến mất và không để lại sẹo;
- Nếu mức độ viêm nặng, chậm trễ trong điều trị và chữa sai cách tăng nguy cơ bội nhiễm, tổn thương tiến triển nặng có thể để lại sẹo trên da sau khi lành;
=> ĐỌC NGAY: Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi? Cách chữa nhanh nhất
Hướng dẫn 4 cách điều trị viêm da tiếp xúc không để lại sẹo
1. Sơ cứu tổn thương viêm da
Khi bị viêm da tiếp xúc, cách xử lý ban đầu rất quan trọng để tổn thương được điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng và hạn chế nguy cơ để lại sẹo trên da sau khi lành.
- Những trường hợp bị viêm da tiếp xúc do côn trùng cắn như: kiến ba khoang, con giời,… bạn không nên đập trên da. Nếu bạn đập sẽ khiến cho chất độc dây ra tay, vùng bị viêm sẽ rộng hơn.
- Khi bị viêm da tiếp xúc do hóa chất, bạn cần rửa sạch dưới vòi nước sạch, sau đó lau khô rồi đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hành xử lý.
2. Điều trị bằng thuốc Tây
Tây y chủ yếu sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi nhằm làm giảm nhanh triệu chứng viêm da tiếp xúc.
- Vệ sinh da bằng nước muối sinh lý Natri Clorua 0.9%;
- Dùng thuốc mỡ bôi ngoài da, các loại dung dịch, kem corticoid và thuốc kháng histamine;
- Bổ sung các loại vitamin A, E, D, C giúp tăng sức đề kháng cho làn da;

Lưu ý cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
2. Chăm sóc da kỹ lưỡng
- Tránh để da tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, các chất gây dị ứng, kích thích;
- Kết hợp với những biện pháp tự nhiên giúp cải thiện triệu chứng viêm da tiếp xúc như: tẩy tế bào chết, đắp mặt nạ tự nhiên, bôi kem dưỡng ẩm…;
Trong thời gian điều trị, tuyệt đối không nên gãi lên vết thương kể cả khi bị ngứa để tránh gây ra nhiễm trùng.
3. Tận dụng nguyên liệu tự nhiên
Một số trường hợp viêm da tiếp xúc nhẹ, có thể xử lý tại nhà bằng những nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm như:
- Bột yến mạch: Pha bột yến mạch với một chút nước ấm rồi đắp hỗn hợp bột lên vùng da bị bệnh sẽ làm giảm tình trạng đỏ và ngứa.
- Giấm táo: Pha loãng giấm táo với nước sạch rồi dùng bông gòn thấm dung dịch giấm thoa lên vùng da bị viêm da tiếp xúc sẽ giúp da dịu bớt cảm giác khó chịu.
- Nha đam: Dùng dao rạch nhẹ lớp vỏ bên ngoài của lá nha đam rồi tách lấy phần gel trong, bôi lên vùng da bị bệnh sẽ giúp các triệu chứng dịu bớt.
Tham khảo thêm
- Viêm da tiếp xúc kích ứng: Biểu hiện và cách điều trị
- Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là gì? Có nguy hiểm không?
