Sau Sinh Bị Ê Buốt Răng và Hướng Điều Trị An Toàn Nhất

Ê buốt răng là tình trạng thường gặp ở phụ nữ sau sinh, do nhiều nguyên nhân nhân gây ra. Tình trạng này khiến răng mẹ trở nên nhạy cảm, dễ đau buốt khó chịu đặc biệt là khi ăn uống các thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc quá chua, quá cay… Dưới đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng sau sinh bị ê buốt răng mà mẹ có thể tham khảo. 

Nguyên nhân gây ê buốt răng ở phụ nữ sau sinh

Ê buốt răng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, có khoảng 80% các độ tượng trong độ tuổi từ 20 – 40 gặp phải tình trạng này, phổ biến nhất là phụ nữ mang thai. Đây là hiện tượng răng trở nên nhạy cảm khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích gây ảnh hưởng đến răng. Có thể xảy ra ngay sau khi ăn hoặc sau ăn vài phút, vài tiếng.

Bị ê buốt răng sau sinh là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra
Bị ê buốt răng sau sinh là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra

Thông thường, tình trạng này xuất hiện khi lớp men răng bị mài mòn hoặc nướu tụt, tổn thương làm lộ lớp ngà răng. Trong khi đó, ngà răng có các dây chằng thần kinh khi bị kích thích sẽ gây ra cảm giác đau nhức, ê buốt. Thực tế, ngà răng là một tập hợp các ống ngà nhỏ li ti chứa nhiều chất dịch lỏng, kết nối ngà răng với trung tâm thần kinh ở tủy răng. Khi chịu tác động nhiệt hoặc tác động lực, các chất dịch lỏng này di chuyển và kích thích lên các sợi thần kinh. 

Một số nguyên nhân khiến phụ nữ sau sinh bị ê buốt răng có thể kể đến như:

1. Do thiếu hụt canxi

Thiếu hụt canxi là một trong những tình trạng đặc biệt phổ biến ở phụ nữ mang thai và sau sinh. Lúc này, cơ thể chúng ta không chỉ hấp thu canxi cho cơ thể mà còn san sẻ để nuôi dưỡng em bé. Theo các nghiên cứu, trong giai đoạn cho con bú, khối lượng xương của mẹ sẽ mất đi khoảng 3 – 5%. Em bé sẽ hấp thu canxi từ xương của mẹ qua nguồn sữa đối với các mẹ cho bé bú trực tiếp bằng sữa mẹ. 

Tuy nhiên, đây chỉ là một phần nguyên nhân gây thiếu hụt canxi ở mẹ. Chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng của mẹ thiếu hụt vitamin D và canxi. Dẫn đến lượng canxi cần thiết để đảm bảo cho sức khỏe răng miệng là chưa đủ. Từ đó gây ra hiện tượng răng nhạy cảm, do lớp men răng bảo vệ và sức khỏe răng miệng bị yếu đi. 

2. Do thói quen vệ sinh, chăm sóc răng miệng chưa hợp lý

Sau sinh, chúng ta thường bận bịu trong việc chăm sóc em bé nên thường lơ là việc chăm sóc bản thân, đặc biệt là sức khỏe răng miệng. Nếu răng miệng không được chăm sóc đúng cách, không được vệ sinh, làm sạch thường xuyên sẽ dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây ê buốt răng và các bệnh lý về răng miệng thường gặp. 

3. Do bệnh lý về răng miệng

Có rất nhiều vấn đề về răng miệng có thể gây ra tình trạng ê buốt răng sau sinh. Các bệnh lý này xuất hiện là kết quả của quá trình ốm nghén, chế độ ăn uống thiếu khoa học, sự thay đổi nội tiết tố và thói quen vệ sinh răng miệng của mẹ. Thường gồm:

  • Sâu răng: Thiếu hụt canxi, vệ sinh răng miệng không tốt, các mảng bám xuất hiện nhiều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra tình trạng sâu răng cho mẹ bầu và sau sinh. Sâu răng sẽ khiến các cơn đau nhức kéo dài, thường kèm theo cảm giác ê buốt, khó chịu hơn cho răng, nhất là khi ăn.
  • Viêm nha chu, viêm lợi, viêm chân răng: Các bệnh lý này thường xuất hiện khi những mảng bám và cao răng không được loại bỏ. Lúc này, vi khuẩn có điều kiện xâm nhập và phát triển gây ra các bệnh lý về răng miệng. Chúng làm tụt đường viền nướu, gây lộ lớp ngà răng khiến răng trở nên nhạy cảm, dễ bị ê buốt hơn.

4. Nguyên nhân khác

Tình trạng bị ê buốt răng sau sinh của mẹ cũng có thể xuất hiện do một số nguyên nhân sau đây:

  • Ăn các thực phẩm chứa nhiều axit: Thường xuyên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều axit sẽ ảnh hưởng đến men răng, khiến men răng  bị mòn và yếu đi, gây ra tình trạng răng miệng ê buốt, dễ bị kích thích. 
  • Do quá trình ốm nghén kéo dài: Ốm nghén kéo dài, trào ngược axit dạ dày thường xuyên khiến răng thường xuyên tiếp xúc với axit có trong dịch nôn. Tình trạng này không chỉ khiến men răng bị mài mòn mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, gây ra các bệnh về răng miệng. 
  • Do một số nguyên nhân như thói quen nghiến răng khi ngủ, răng bị sứt mẻ do chấn thương, do lạm dụng các loại nước súc miệng có chứa axit trong thời gian dài… 
Các thực phẩm chua, chứa nhiều axit rất dễ gây ra tình trạng ê buốt răng
Các thực phẩm chua, chứa nhiều axit rất dễ gây ra tình trạng ê buốt răng

Ảnh hưởng của ê buốt răng đến phụ nữ sau sinh

Bị ê buốt răng sau sinh thường ảnh nhiều đến sức khỏe và tâm trạng của mẹ bỉm. Tùy vào mức độ, nguyên nhân mà các ảnh hưởng mà nó gây ra là khác nhau. Cụ thể:

  • Đối với tình trạng ê buốt răng do thói quen ăn uống, nghiến răng, chải răng… Bạn không cần quá lo lắng vì tình trạng này không quá nghiêm trọng, sẽ nhanh chóng qua đi nếu không còn yếu tố kích thích.
  • Nếu ê buốt răng do thiếu hụt canxi hoặc do bệnh lý về răng miệng thì thường sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ. Chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống do răng ê buốt khó chịu. Điều này làm mẹ ăn uống không ngon miệng, khó nhai thức ăn.
  • Nếu kéo dài sẽ gây suy nhược cơ thể thiếu hụt dưỡng chất nghiêm trọng, không đủ sữa cho bé bú. Nghiêm trọng hơn còn dễ ảnh hưởng đến tâm lý, làm mẹ hay cáu gắt, khó chịu hoặc tinh thần mệt mỏi, kiệt quệ. 
  • Ngoài ra, nếu ê buốt răng do bệnh lý mà không điều trị thường gây hôi miệng, chảy máu chân răng, sưng nướu, tụt lợi, sâu răng, viêm nha chu gây nguy cơ mất răng… 

Cách chữa ê buốt răng sau sinh

Hiện nay, có rất nhiều cách chữa ê buốt răng sau sinh. Tùy vào nguyên nhân, tình trạng răng bị ê buốt mà mẹ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Có thể tham khảo một số phương pháp sau:

1. Điều trị ê buốt răng tại nha khoa uy tín

Khi bị ê buốt răng, mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc để sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, lúc này, mẹ còn phải cho bé bú, có nhiều loại thuốc tiết ra sữa, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Cách tốt nhất là mẹ cần nhanh chóng thăm khám nha khoa. Chia sẻ chi tiết tình trạng răng miệng của mình để bác sĩ, nha sĩ có thể chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Một số cách điều trị sau sinh bị ê buốt răng theo nha khoa có thể kể đến như:

  • Đối với trường hợp răng bị mòn, lộ ngà răng: Có thể chỉ định tiến hành trám răng cho bệnh nhân
  • Nếu răng bị mòn men: Thường chỉ định tái khoáng bằng cách bù men răng nhân tạo vào phần răng ê buốt
  • Nếu sâu răng nặng: Cách tốt nhất là trám răng bằng cách đắp vật liệu lên răng để thay thế các mô đã mất. Nếu sâu răng nặng ăn vào tủy thì sẽ xem xét chữa tủy, bọc răng sứ lại tùy vào sức khỏe của mẹ. Nếu không thể chữa tủy, bọc sứ thì sẽ xem xét và lựa chọn phương pháp hỗ trợ phù hợp cho đến khi có thể tiến hành.
  • Đối với các bệnh lý về răng miệng: Tùy vào tình trạng bệnh, tình trạng sức khỏe của mẹ mà sẽ chỉ định các loại kem bôi, thuốc điều trị và các phương pháp tác động phù hợp, an toàn. 

2. Mẹo chữa ê buốt răng sau sinh

Sử dụng mẹo dân gian trị ê buốt răng sau sinh là phương pháp được nhiều chị em biết đến và áp dụng. Ưu điểm của các phương pháp này là có tính an toàn cao, nguyên liệu đơn giản, dễ tìm, dễ thực hiện. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng với trường hợp ê buốt răng sau sinh nhẹ, không xuất phát từ các bệnh lý về răng miệng nghiêm trọng. 

Một số cách trị bị ê buốt răng sau sinh tại nhà có thể kể đến như:

+ Sử dụng lá trà xanh

Lá trà xanh nổi tiếng là nguyên liệu có hàm lượng EGCG cao, có hiệu quả chống oxy hóa, chống viêm, ngăn ngừa, ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn tốt. Trà xanh còn chứa fluor, vitamin, khoáng chất, hoạt chất lactic có thể ngăn ngừa, cải thiện tình trạng các chất hòa tan canxi trên răng. Bạn có thể nhai trực tiếp lá trà xanh, uống trà xanh với gừng hoặc súc miệng với nước trà xanh đều được.

Trà xanh được đánh giá là có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị ê buốt răng sau sinh
Trà xanh được đánh giá là có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị ê buốt răng sau sinh

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá trà xanh tươi, rửa sạch
  • Cho vào ấm, thêm muối và nước
  • Đun sôi, sau khi sôi 5 – 10 phút thì tắt bếp
  • Dùng nước này súc miệng 2 – 3 lần/ngày. 

+ Chữa ê buốt răng bằng tỏi

Sử dụng tỏi là một trong những cách chữa ê buốt răng được nhiều mẹ áp dụng. Tỏi chứa allin, khi được băm nhỏ, xay nhuyễn hoặc giã nát sẽ biến đổi thành hoạt chất allicin. Đây là một chất kháng sinh tự nhiên, có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng, ức chế, tiêu diệt các vi khuẩn gây hại, hỗ trợ chống viêm, giảm đau hiệu quả. 

Cách thực hiện:

  • Lấy 2 – 3 tép tỏi tươi bóc vỏ, rửa sạch
  • Giã nát tỏi với một ít muối rồi đắp lên răng
  • Sau 5 – 7 phút nhổ bỏ, súc lại miệng bằng nước
  • Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày, ngay khi răng ê buốt. 

+ Chữa ê buốt răng bằng lá ổi

Sử dụng lá ổi cũng là một trong những mẹo chữa ê buốt răng an toàn, đơn giản mà mẹ có thể áp dụng. Lá ổi chứa nhiều astringents và tanin cùng các thành phần khác như avicularin, quercetin, Beta-sitosterol, vitamin, khoáng chất… Có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, cải thiện sức khỏe răng miệng. Đặc biệt, lá ổi còn có hoạt chất giúp tăng độ bám giữa năng với nướu, làm giảm nguy cơ lộ ngà răng.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá ổi tươi, rửa sạch với nước muối pha loãng
  • Cho vào nồi đun sôi với 400ml nước
  • Thấy còn 200ml nước thì tắt bếp
  • Chia làm 2 phần để súc miệng
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày để thấy hiệu quả. 

+ Chữa ê buốt răng với nước muối

Muối có đặc tính sát khuẩn, kháng khuẩn, hỗ trợ làm sạch mảng bám và vi khuẩn ở khoang miệng hiệu quả. Muối cũng chứa fluor có thể tăng cường sự chắc khỏe và làm giảm cảm giác ê buốt khó chịu cho răng. 

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 thìa cà phê muối pha với 200ml nước ấm
  • Khuấy đều cho tan hoàn toàn
  • Dùng nước này súc miệng nhiều lần. 

Lưu ý: Không nên dùng quá nhiều muối, không pha nước muối đậm đặc vì muối có thể làm mài mòn men răng. 

+ Dùng bạc hà khi bị ê buốt răng sau sinh

Bạc hà không chỉ là loại rau thơm mà còn là dược liệu được sử dụng phổ biến trong Đông y. Bạc hà có thể giúp an thần, giảm căng thẳng mệt mỏi, giảm đau. Đặc biệt, trong bạc hà có chứa hoạt chất Menthol, có tác dụng gây tê, phong bế tạm thời dây thần kinh tại chỗ giúp giảm đau nhức khó chịu.

Nhai trực tiếp lá bạc hà cũng có thể làm giảm đau, giảm ê buốt răng
Nhai trực tiếp lá bạc hà cũng có thể làm giảm đau, giảm ê buốt răng

Cách thực hiện:

  • Lấy 2 – 4 lá bạc hà rửa sạch với nước muối pha loãng
  • Để ráo nước, cho vào miệng nhai đến khi lá tiết ra hết nước
  • Sau 10 phút thì súc lại miệng với nước ấm. 

Cần làm gì khi bị ê buốt răng sau sinh?

Nếu mẹ gặp phải tình trạng bị ê buốt răng sau sinh nhưng chưa biết mình nên làm thế nào thì có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây: 

1. Thăm khám nha sĩ, bác sĩ

Bạn cần thăm khám nha sĩ, bác sĩ trong trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà mà không thấy hiệu quả. Hoặc tình trạng ê buốt răng nghiêm trọng, khiến mẹ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Không nên chủ quan trước tình trạng ê buốt răng sau sinh của mình để tránh những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Đặc biệt là khi tình trạng răng ê buốt của bạn có nhiều triệu chứng bất thường, có thể liên quan đến bệnh lý về răng miệng. 

2. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Một trong những nguyên nhân gây ê buốt răng ở phụ nữ sau sinh là do thói quen chăm sóc răng miệng không hợp lý. Do đó, khi bị ê buốt răng sau sinh, bạn cần chú ý hơn đến thói quen chăm sóc răng miệng. Nên:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để đảm bảo làm sạch răng miệng, loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám
  • Tuyệt đối không chải răng ngay sau khi ăn để tránh làm mòn men răng
  • Nên kết hợp làm sạch răng miệng với chỉ nha khoa, chải lưỡi và nước súc miệng, không dùng tăm xỉa răng để tránh làm tổn thương nướu và lợi
  • Thay bàn chải định kỳ 2 – 3 tháng/lần và thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần. 

3. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Sau sinh, mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để đáp ứng cho quá trình phục hồi của cơ thể và đủ lượng dinh dưỡng trong sữa để nuôi dưỡng em bé. Mẹ có thể tham khảo một số gợi ý về dinh dưỡng sau đây: 

  • Bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin D, canxi, photpho
  • Nên ăn nhiều các loại rau có màu xanh (rau diếp, bông cải xanh, cải xoăn, cần tây…), các thực phẩm giàu chất xơ để nâng cao sức khỏe
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm quá nóng, quá lạnh, quá chua. Các loại nước ngọt, thức uống có gas, có cồn để tránh kích thích gây mòn men răng. 
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều axit như bước chanh, dưa chua để tránh khiến tình trạng ê buốt răng thêm nghiêm trọng hơn. 

Trên đây là một số thông tin về tình trạng bị ê buốt răng sau sinh mà bạn có thể tham khảo. Ê buốt răng sau sinh tùy vào nguyên nhân và tình trạng ê buốt mà có cách xử lý khác nhau. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường về răng miệng khác, tốt nhất bạn nên nhanh chóng thăm khám nha khoa để được chẩn đoán và điều trị. 

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Kem đánh răng giảm ê buốt 8 Loại Kem Đánh Răng Chống Ê Buốt Được Đánh Giá Tốt

Kem đánh răng chống ê buốt được sử dụng trong trường hợp răng nhạy cảm, gặp phải tình trạng nhói…

Ê buốt răng và chảy máu chân răng Ê Buốt Răng và Chảy Máu Chân Răng: Dấu Hiệu Bệnh Gì?

Ê buốt răng và chảy máu chân răng là các triệu chứng nha khoa thường gặp. Tình trạng này thường…

Răng bị ê buốt sau khi bọc sứ Răng Bị Ê Buốt Sau Khi Bọc Sứ – Bình Thường Hay Đáng Lo

Răng bị ê buốt sau khi bọc sứ có thể xuất hiện trong vài ngày đầu sau khi thực hiện…

Răng bị ê buốt lung lay Bị Ê Buốt Răng Cửa (Hàm Trên, Hàm Dưới) Nên Xử Lý Sao?

Bị ê buốt răng cửa (hàm trên, hàm dưới) là tình trạng phổ biến, xảy ra bởi nhiều nguyên nhân…

Ăn đồ chua bị buốt răng có thể xảy ra khi men răng bị mòn Cách Chữa Ê Răng Khi Ăn Đồ Chua Giảm Nhanh Ghê Buốt

Ăn đồ chua bị buốt răng là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Ê buốt răng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua