10 Cách Trị Ê Buốt Răng Tại Nhà – Mẹo Dùng Từ Dân Gian
Các cách trị ê buốt răng tại nhà với những nguyên liệu an toàn, cách làm đơn giản thường được rất nhiều người biết đến và áp dụng. Các phương pháp này thích hợp với nhiều trường hợp, nhiều nguyên nhân gây ê buốt răng. Bạn có thể tham khảo một số cách trị ê buốt răng tại nhà các nguyên liệu thiên nhiên hoặc các mẹo hay dưới đây.
10 Cách trị ê buốt răng tại nhà bằng mẹo dân gian hay, hiệu quả
Ê buốt răng là tình trạng răng trở nên cực kỳ nhạy cảm, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau buốt, nhất là khi ăn các thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc quá cứng. Ê buốt răng xảy ra khi men răng bị mòn hoặc tổn thương, lớp ngà răng bị lộ ra ngoài do đường viền nướu bị tụt. Thường xảy ra do một số nguyên nhân như đánh răng sai cách, sử dụng nước súc miệng trong thời gian dài, thói quen nghiến răng, do chế độ ăn uống, do thủ thuật nha khoa hoặc do một số bệnh lý về răng miệng…
Một số cách trị ê buốt răng tại nhà bằng mẹo dân gian với các nguyên liệu đơn giản, dễ tìm, dễ thực hiện có thể kể đến như:
1. Dùng trà xanh chữa ê buốt răng
Dùng trà xanh là một trong những cách chữa ê buốt răng dân gian an toàn mà bạn có thể tham khảo. Trà xanh vị ngọt chát, hơi đắng, tính mát, nổi tiếng với hiệu quả thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, thư giãn tinh thần. Trà xanh chứa 30% polyphenol, nổi bật với hàm lượng EGCG cao, có khả năng chống viêm, ngăn ngừa ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hại cho răng miệng.
Đặc biệt, trong trà xanh có chứa fluor, vitamin và khoáng chất, khi sử dụng có thể ngấm vào men răng. Từ đó giúp răng chắc khỏe, giảm đáng kể tình trạng ê buốt răng và các bệnh lý về răng miệng. Trà xanh còn có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe, giảm lượng axit trong miệng, giúp khử mùi, mang đến hơi thở nhẹ nhàng, thơm mát cho cơ thể. Ngoài ra, trà xanh còn chứa hoạt chất lactic có tác dụng cải thiện, ngăn ngừa tình trạng các chất hòa tan canxi trên răng, hạn chế tình trạng men răng bị mài mòn, nguyên nhân chính dẫn đến ê buốt răng.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm lá trà xanh, rửa sạch
- Cho vào nồi, thêm nước và một ít muối, đun sôi
- Dùng hỗn hợp này để súc miệng 2 – 3 lần/ngày
- Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các mẹo dân gian như nhai trực tiếp lá trà xanh và bỏ bã trong 3 – 5 phút rồi súc lại miệng với nước. Hoặc kết hợp trà xanh với gừng hãm hoặc đun sôi với nước để uống. Tuy nhiên, cách làm này không phù hợp với phụ nữ mang thai nửa tháng cuối thai kỳ, người mắc viêm loét dạ dày – tá tràng, người mắc bệnh tim, gan sỏi mật, có tiền sử cao huyết áp…
2. Cách chữa ê buốt răng bằng tỏi
Tỏi là nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp của các gia đình. Tỏi tính ôn, vị cay, ít độc, nổi bật với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Tỏi thường được dân gian sử dụng để giảm đau, ê buốt răng do sâu răng và các bệnh lý về răng miệng khác.
Trong tỏi có tiền chất của allin, sau khi được băm nhỏ, giã hoặc xay nhuyễn, allin dưới tác dụng của men allinase sẽ biến thành hoạt chất allicin. Đây là một hoạt chất hoạt động như một kháng sinh tự nhiên, có dược tính mạnh, có thể ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hại trong cơ thể. Ngoài ra, tỏi còn chứa nhiều selen, germanium, glycogen, azone, diallil-trisulfide, fitonxit… có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự hoạt động của các vi khuẩn gây hại, giúp bảo vệ răng, tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe răng miệng.
Cách thực hiện:
- Lấy 2 – 3 tép tỏi tươi, giã nát với một ít muối
- Dùng hỗn hợp này đắp lên răng 5 – 7 phút
- Kiên trì thực hiện nhiều lần một ngày
Bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp khác như súc miệng bằng nước ép tỏi, chữa ê buốt răng bằng cách giã nhuyễn gừng với tỏi tươi rồi đắp lên răng. Sau khi áp dụng, bạn nên súc lại miệng thật sạch để tránh hôi miệng. Không dùng quá nhiều muối vì quá nhiều muối có thể gây ra tình trạng mòn men răng.
3. Dùng lá bàng chữa ê buốt răng
Sâu răng do nhiều nguyên nhân, có thể do chế độ ăn uống, thói quen không tốt hoặc do bệnh lý về răng miệng. Khi bị ê buốt răng, chúng ta cần tăng cường lớp màng bảo vệ răng. Được biết, trong lá bàng có nhiều hoạt chất có thể kháng khuẩn, diệt khuẩn, đã được thử nghiệm với nhiều loại vi khuẩn và đều cho kết quả khả quan.
Lá bàng khi tác dụng với enzyme trong nước bọt sẽ hình thành nên một lớp màng có hiệu quả tốt trong việc bảo vệ răng miệng, từ đó giảm ê buốt răng đáng kể. Ngoài ra, lá bàng cũng chứa nhiều hoạt chất như phytosterol, saponin, flavonoid, tanin, có tác dụng chống oxy hóa, ức chế hoạt động của các vi khuẩn có hại, gây hại cho răng miệng.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm lá, búp bàng rửa sạch với nước muối pha loãng
- Cho lá bàng vào máy xay, thêm 1/2 muỗng muối, xay nhuyễn
- Cho lá bàng đã xay nhuyễn vào cốc chứa 250ml nước ấm khuấy đều
- Lọc nước này qua rây, bỏ bã, dùng nước lá bàng ngậm súc miệng trong 3 – 5 phút
- Kiên trì thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày để thấy giảm ê buốt răng.
Theo mẹo dân gian, bạn cũng có thể súc miệng với nước sắc từ nước cốt của lá bàng non để chữa ê buốt răng. Dùng nước này ngậm súc miệng sau khi đánh răng hay mỗi lần thấy răng ê buốt đều được.
Lưu ý: Nước lá bàng có thể gây vàng răng nếu bạn sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ được cải thiện sau một thời gian ngưng sử dụng.
4. Cách giảm ê buốt răng bằng đinh hương
Đinh hương là nguyên liệu được đánh giá cao về hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị ê buốt răng. Đinh hương có chứa một lượng không nhỏ eugenol, có tác dụng gây tê cục bộ, giúp giảm đau nhức, ê buốt răng do có khả năng sát trùng, sát khuẩn, kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Đinh hương cũng có chiết xuất MeOH thô, được nghiên cứu là có khả năng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn như Porphyromonas gingivalis, Prevotella. Đinh hương thường được Đông y và dân gian sử dụng để làm sạch miệng, hỗ trợ điều trị đau nhức răng và các bệnh lý về răng miệng.
Cách thực hiện:
- Lấy một vài nụ đinh hương khô rửa sạch
- Cho vào miệng nhai và ngậm cho đến khi thấy hết tinh chất
- Nhổ bã đinh hương và súc lại miệng bằng nước sạch.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp tinh dầu đinh hương với tinh dầu oliu theo tỷ lệ 2:1, thoa hỗn hợp lên răng và nước để giảm ê buốt răng. Tuyệt đối không dùng trực tiếp tinh dầu đinh hương, đặc biệt là người răng miệng nhạy cảm, trẻ em, phụ nữ đang mang thai. Không dùng kết hợp đinh hương với củ nghệ do đây là hai vị thuốc kỵ nhau.
5. Cách trị ê buốt răng bằng lá ổi
Lá ổi có chứa nhiều tanin và astringents, có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về răng miệng. Lá ổi cũng chứa nhiều thành phần như Beta-sitosterol, avicularin, quercetin, vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức khỏe, bảo vệ răng miệng. Các hoạt chất trong lá ổi giúp tăng độ bám giữa răng và nướu, cải thiện tình trạng tụt nướu, tránh lộ ngà răng. Từ đó giúp giảm ê buốt răng, đau răng, giúp răng bớt nhạy cảm hơn nhất là khi ăn uống.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Lấy 1 nắm lá ổi non, rửa sạch, cho vào cối xay hoặc giã nhuyễn với một ít muối. Thêm ít nước, lọc lấy nước, sau khi đánh răng thì dùng nước này ngậm trong miệng 3 – 5 phút. Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày, không dùng quá nhiều muối để tránh ảnh hưởng đến men răng.
- Cách 2: Lấy 2 nắm lá ổi tươi, rửa sạch, cho vào nồi, đun với 400ml nước, thấy còn 200ml nước thì tắt bếp. Chia làm 2 phần để súc miệng sau khi chải răng.
Bạn chỉ nên súc miệng bằng nước lá ổi hoặc xay mịn lá ổi trộn với kem đánh răng để dùng. Không nên uống hoặc ăn nhiều lá ổi, nhất là những đối tượng như phụ nữ mang thai, người bị suy nhược, táo bón, người mắc bệnh dạ dày.
6. Cách trị ê buốt răng tại nhà bằng lá trầu không
Lá trầu không có mùi thơm hắc, tính ấm, vị cay nồng, có thể làm tăng tiết nước bọt, ngăn ngừa tác hại của vi khuẩn đến men và ngà răng. Trong lá trầu không có chứa nhiều hợp chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe răng miệng như Eugenol, Chavicol, Cineol…
Đặc biệt eugenol trong lá trầu không còn giúp giảm đau, chống viêm, bảo vệ hệ thần kinh, chống kích ứng, làm giảm ê buốt răng. Bên cạnh đó, lá trầu không còn chứa nhiều thành phần khác như niacin, vitamin C, carotene, canxi, thiamin, riboflavin… Có khả năng giúp răng chắc khỏe, làm sạch khoang miệng, khử mùi hôi miệng.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Lấy 1 nắm lá trầu không, rửa sạch, vò nát, cho vào nồi, thêm 2 – 3 bát nước sạch. Đun sôi cho đến khi cô cạn còn 1 bát thì tắt bếp, chia làm nhiều phần nhỏ. Mỗi ngày lấy nước này súc miệng, thực hiện nhiều lần trong ngày, từ 7 – 10 ngày để thấy hiệu quả.
- Cách 2: Lấy 50g búp bàng, 50g lá trầu không, 1 củ nghệ vàng rửa sạch. Lá trầu không vò nát, cho vào bình nhỏ, thêm búp bàng non, củ nghệ được cắt lát, đổ rượu trắng vào ngâm, đậy chặt nắp. Sau 1 – 2 tiếng, đem đun cách thủy bình rượu ngâm, sau 30 phút thì tắt bếp, để nguội. Chấm hỗn hợp lên răng để giúp ê buốt.
7. Mẹo chữa ê buốt răng bằng hạt gấc
Hạt gấc còn được gọi là mộc miết tử, có vị đắng, tính ôn, hơi độc, không thích hợp sử dụng với liều lượng cao. Hạt gấc có tác dụng giảm đau, chống viêm, đã được thử nghiệm và chứng minh về tác dụng. Hạt gấc được cho là có công dụng giống mật gấu, được các nhà khoa học kêu gọi thay thế mật gấc bằng hạt gấc.
Rượu hạt gấc và dầu gấc chỉ được sử dụng dùng ngoài da, không được uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh ngộ độc. Bạn có thể ngâm rượu gấc bằng cách lấy ruột gấc đập dập đều, ngâm với rượu 45 – 50 độ. Sau 10 ngày thì có thể lấy ra sử dụng, rượu hạt gấc ngâm càng lâu thì hiệu quả càng cao.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Lấy nhân hạt gấc nướng chín vàng, tán thành bột nhỏ, trộn thêm với một ít dấm thanh, trộn đều rồi chấm vào vị trí răng bị đau, ê buốt.
- Cách 2: Lấy 1 hớp rượu hạt gấc ngậm vào miệng, sau 30 phút thì nhổ ra, súc lại miệng bằng nước ấm. Kiên trì thực hiện đều đặn 2 lần/ngày, trong nhiều ngày để thấy hiệu quả.
Lưu ý: Khi sử hạt gấc để chữa ê buốt răng, sâu răng, bạn chỉ dùng để súc miệng, bôi trên răng. Tuyệt đối không được nuốt vì hạt gấc có độc. Nếu không được dùng đúng cách, đúng liều lượng sẽ gây ngộ độc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
8. Cách trị ê buốt răng bằng dầu dừa
Dầu dừa không chỉ được sử dụng để làm đẹp da, đẹp tóc, chăm sóc cơ thể mà còn có thể cải thiện sức khỏe răng miệng. Trong dầu dừa có chứa khoảng 48 – 53% axit lauric, có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các loại vi khuẩn, bao gồm chủng vi khuẩn Streptococcus mutans trong khoang miệng.
Dầu dừa còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất, phenol, có tác dụng giảm kích ứng, làm lành các tổn thương và các bệnh lý về răng miệng. Dùng dầu dừa là cách trị ê buốt răng tại nhà an toàn, có thể nâng cao và bảo vệ men răng mà bạn có thể áp dụng.
Cách thực hiện:
- Lấy 2 – 3 thì dầu dừa, cho vào cốc nước ấm nhỏ
- Khuấy đều rồi dùng hỗn hợp này để súc miệng
- Ngậm súc trong 5 – 7 phút rồi nhổ ra ngoài
- Súc lại miệng bằng nước sạch
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp dầu dừa với tinh dầu bạc hà hoặc với tinh dầu đinh hương để tăng hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe răng miệng, giảm đau, ê buốt răng.
9. Mẹo trị ê buốt răng tại nhà bằng lá húng quế
Lá húng quế thuộc họ bạc hà, không chỉ là rau thơm mà còn là vị thuốc có nhiều công dụng trong đông y. Trong tinh dầu lá húng quế có chứa eugenol, có tác dụng chống oxy hóa, giảm đau, giảm viêm, nâng cao sức khỏe răng miệng.
Húng quế còn chứa các hoạt chất như estragole, linalool, cineol, chavicol… có tác dụng tốt với các bệnh lý về răng miệng. Sử dụng lá húng quế sẽ giúp làm sạch mảng bám, ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hại. Đồng thời, cách làm này còn giúp tăng cường men răng, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về răng miệng như chảy máu chân răng, sưng nướu, sâu răng…
Cách thực hiện:
- Cách 1: Lấy một ít lá húng quế rửa sạch, cho vào miệng nhai nuốt từ từ để các tinh chất tiết ra thấm vào men răng và nướu.
- Cách 2: Lấy 1 nắm lá húng quế tươi rửa sạch, cho vào nồi đun sôi với 500ml, thấy còn khoảng 200 – 250ml thì tắt bếp. Chia làm nhiều phần nhỏ, dùng nước này để súc miệng sau mỗi bữa ăn.
10. Cách trị ê buốt răng bằng phèn chua
Phèn chua là hợp chất vô cơ, có màu hơi trắng đục, vị chua chát. Thường được sử dụng để cầm máu, khử mùi cơ thể, se khít lỗ chân lông, trị cao huyết áp, sốt rét, chống lão hóa da… Phèn chua có đặc tính kháng khuẩn, sát khuẩn, chống viêm, có thể ức chế hoạt động của các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Phèn chua còn có thể trung hòa nồng độ pH, tăng tiết nước bọt, làm giảm tác động của axit đến răng miệng, từ đó cải thiện đáng kể tình trạng ê buốt cho răng.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Lấy 10g phèn chua, cho vào 100ml nước ấm cho tan hết. Lọc qua rây để bỏ cặn, chia làm nhiều phần nhỏ, dùng hỗn hợp này để súc miệng 3 – 4 lần/ngày.
- Cách 2: Lấy 20g phèn chua, 40g thanh đại; hùng hoàng, mai hoa, băng phiến mỗi vị 1g. Cho vào bát, dùng thìa tán thành bột mịn, bảo quản trong hũ thủy tinh. Mỗi lần lấy một lượng nhỏ đắp vào vị trí răng bị ê buốt, sau 5 – 7 phút thì súc lại miệng với nước sạch.
Một số lưu ý khi chữa ê buốt răng tại nhà
Ê buốt răng xảy ra khi lớp ngà răng được bao phủ bởi dây thần kinh bị lộ ra ngoài khiến răng nhạy cảm, khó chịu hơn bình thường. Có nhiều cách điều trị ê buốt răng, tùy vào mức độ mà bạn lựa chọn phương pháp phù hợp. Khi áp dụng cách trị ê buốt răng tại nhà, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Các phương pháp chữa ê buốt răng tại nhà bằng mẹo dân gian chỉ là biện pháp tạm thời, được truyền miệng và chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh về hiệu quả của các cách làm này.
- Bạn chỉ nên áp dụng dưới dạng phương pháp hỗ trợ điều trị. Hơn nữa hiệu quả của các cách làm trên còn tùy thuộc vào cơ địa, cách thực hiện và tình trạng ê buốt răng của mỗi người.
- Bạn cần xác định được nguyên nhân ê buốt răng của mình. Tốt nhất nên thăm khám bác sĩ, nha khoa để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.
- Song song với quá trình điều trị, bạn có thể nhai kẹo cao su không đường để củng cố men răng, giảm ê buốt răng.
- Tăng cường bổ sung trà xanh, trà đen, thực phẩm có hàm lượng protein cao như thịt gia cầm, trứng, cá, sản phẩm từ sữa để tăng cường bổ sung canxi, phốt pho giúp xương và men răng chắc khỏe.
- Sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng, chọn các loại kem đánh răng có nồng độ Fluoride cao để củng cố men răng, giúp răng chắc khỏe.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu axit, bỏ thói quen nghiến răng để tránh làm mòn men răng, khiến răng bị ê buốt.
Trên đây là một số cách trị ê buốt răng tại nhà theo mẹo dân gian mà bạn có thể tham khảo. Tình trạng ê buốt răng có thể là dấu hiệu của bệnh lý, do đó. Sau khi áp dụng nhiều biện pháp mà không thấy cải thiện hoặc tình trạng ê buốt răng kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường, bạn nên thăm khám bác sĩ hoặc nha sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!