Răng Bị Ê Buốt Khi Nhai Là Bị Gì? Khắc Phục Thế Nào?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Răng bị ê buốt khi nhai thường xảy ra do thói quen ăn uống, vệ sinh kém khoa học hoặc có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý răng miệng. Trường hợp ê buốt răng khi nhai kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai mà còn gây ra nhiều phiền toái bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Răng bị ê buốt khi nhai
Răng bị ê buốt khi nhai là hiện tượng phổ biến, có thể xảy ra với bất kỳ ai

Tìm hiểu về vị trí và cấu tạo của các răng nhai

Răng nhai là tên gọi dùng để chỉ các răng số 6 và số 7 trên cung hàm, tính từ ngoài vào trong. Mỗi người trưởng thành sẽ có tổng cộng 8 chiếc răng nhai, chia đều cho 2 hàm (4 răng trên và 4 răng dưới). Trong cấu tạo giải phẫu, răng nhai có cấu trúc 3 lớp gồm men răng, ngà răng và tủy răng. Cụ thể:

  • Men răng là lớp ngoài cùng và không có liên kết với dây thần kinh cảm giác nên không bị đau nhức khi bị tác động. 
  • Lớp tiếp theo là ngà răng. Đây là bộ phận có chứa hàng ngàn các ống nhỏ li ti nối từ bề mặt răng qua ngà răng đến các trung tâm thần kinh trong tủy răng. Các ống này có chứa  chất lỏng, khi tiếp xúc với nhiệt độ sẽ làm kích thích các sợi thần kinh bên trong. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra ê buốt và đau răng. 
  • Cuối cùng là tủy răng nhai. Lớp này bao gồm buồng tủy nằm ở thân răng và ống tủy ở chân răng. Bộ phận này có chức năng tiếp nhận và dẫn truyền các cảm giác nóng, lạnh, đau nhức, ê buốt… khi răng bị kích thích. Chính vì vậy những người thường bị tổn thương chức năng tủy sẽ gây ra cảm giác đau nhức dữ dội. 

Nguyên nhân khiến răng bị ê buốt khi nhai

Hiểu được cấu tạo các lớp của răng nhai sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân vì sao răng bị ê buốt khi nhai. Hiện tượng ê buốt khi nhai thức ăn xảy ra khi lớp ngà răng bị lộ ra ngoài (hay còn gọi là tình trạng quá cảm ngà). Tình trạng răng ê buốt có thể xảy ra thoáng qua và biến mất ngay. Nhưng cũng có những trường hợp cảm giác ê buốt khó chịu kéo dài hàng nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày liền, thường xảy ra khi:

Răng bị ê buốt khi nhai
Răng bị ê buốt khi nhai thường xảy ra khi răng tiếp xúc với các tác nhân kích thích từ nhiệt độ nóng, lạnh
  • Ăn các loại thực phẩm có vị chua, ngọt hoặc chứa axit, thức ăn lạnh; 
  • Uống nước đá lạnh hoặc hít không khí lạnh; 
  • Răng va chạm trực tiếp vào nhau hoặc dùng chỉ nha khoa, tăm xỉa răng;

Các chuyên gia cho biết, hiện tượng răng bị ê buốt khi nhai xảy ra do nhiều nguyên nhân như:

1. Các yếu tố khách quan

Thói quen ăn uống hàng ngày, vệ sinh răng miệng… kém khoa học chính là những yếu tố hàng đầu làm tăng nguy cơ phát sinh tình trạng răng bị ê buốt khi nhai. 

Ăn uống không lành mạnh

Việc thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều axit chính là nguyên nhân khiến lớp men răng bị bào mòn, lộ lớp ngà bên trong và dẫn đến ê buốt. Một vài loại thực phẩm chứa axit quen thuộc như: 

  • Đường; 
  • Soda, thức uống có gas; 
  • Thực phẩm giàu protein; 
  • Ngũ cốc;
  • Trái cây có múi; 
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa; 
  • … 

Vệ sinh răng miệng kém

Quá trình ăn uống hàng ngày khiến răng, nướu và toàn bộ khoang miệng thường xuyên tích tụ các mảng bám vụn thức ăn thừa. Nếu không được loại bỏ làm sạch kỹ lưỡng, chúng sẽ bị vi khuẩn phân hủy và lên men bám cứng vào thân răng. Theo thời gian làm mòn lớp men cấu trúc và tấn công vào sâu trong ngà răng, tủy răng gây ra cảm giác ê buốt khi nhai thức ăn nóng lạnh.

Thậm chí thói quen này còn là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng khác như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu… khiến cấu trúc răng bị hư hại và gây ê buốt. 

Các thói quen xấu làm mòn răng quá mức

Ngủ nghiến răng, nhai đá thường xuyên, chải răng với lực mạnh theo chiều ngang, dùng răng cắn các vật cứng… là những thói quen xấu khiến men răng bị bào mòn theo thời gian. Từ đó việc răng nhai bị ê buốt cũng là điều hiển nhiên. Trong đó, chứng nghiến răng là tình trạng hai hàm răng bị ghì, siết chặt chặt lại vào nhau tạo áp lực lên răng, phát ra âm thanh. Nhiều người thường thực hiện thói quen này trong vô thức hoặc trong lúc ngủ. 

Răng bị ê buốt khi nhai
Chải răng quá mạnh khiến men răng dễ mòn, tổn thương nướu và gây ra tình trạng răng bị ê buốt khi nhai

Các vị trí răng dễ bị mài mòn nhất là phần cổ răng và mặt nhai. Bạn có thể dễ dàng quan sát thấy tình trạng này thông qua hình dạng của mặt nhai, lúc này bị mòn hình chén hoặc hình miệng núi lửa, ngả màu ố vàng, các múi răng mỏng đi và không còn đầy đặn như ban đầu. Phần cổ răng bị mòn sẽ bị khuyết vào trong, xuất hiện viền trắng xung quanh men răng. 

Thoái hóa, mòn răng do tuổi tác cao

Có một thực tế rằng càng lớn tuổi thì răng của chúng ta sẽ càng bị bào mòn theo thời gian. Tình trạng này xảy ra do cơ chế lão hóa tự nhiên của cơ thể cũng như do răng bị ma sát trong một thời gian dài thông qua ăn uống hàng ngày. Điều này khiến răng bị suy giảm chức năng bảo vệ và dễ bị ê buốt khi nhai và thường không gây quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. 

Chấn thương răng

Một số chấn thương thường gặp về răng như nứt gãy, mẻ, vỡ… cũng là những nguyên nhân hàng đầu gây ra cảm giác ê buốt, thậm chí đau nhức khó chịu khi nhai thức ăn. Thậm chí, nếu không được khắc phục, xử lý kịp thời khiến các loại vi khuẩn gây hại dễ dàng tấn công xâm nhập vào trong ngà răng, tủy răng và gây ra hàng loạt các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy…

Xem thêm: Răng Mẻ Bị Ê Buốt Và Giải Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Phục hình răng sai kỹ thuật

Một số kỹ thuật nha khoa như hàn răng sâu, cạo vôi răng, chỉnh nha niềng răng, tẩy trắng răng… được thực hiện không đúng kỹ thuật cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng đau nhức và ê buốt răng khi nhai. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn bình thường và sẽ tự biến mất trong thời gian ngắn. 

Răng bị ê buốt khi nhai
Sau khi thực hiện các kỹ thuật nha khoa như cạo vôi, tẩy trắng răng… thường gây ra cảm giác ê buốt, đau nhức trong thời gian ngắn

2. Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân trên, hiện tượng răng bị ê buốt khi nhai cũng được xem là một trong những dấu hiệu sớm của một số bệnh lý về răng miệng. Điển hình như”

Sâu răng nhai

Sâu răng là bệnh lý răng miệng hàng đầu gây ra cảm giác răng bị ê buốt khi nhai. Đây là căn bệnh rất phổ biến, bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp phải. Sâu răng nhai giai đoạn đầu vừa mới chớm chỉ là những đốm li ti màu trắng ngà, xám hoặc đen trên bề mặt, thường ở vị trí cổ răng hoặc đáy hố rãnh trên bề mặt nhai. Theo thời gian, lớp men răng tại đây bị bào mòn, tạo điều kiện cho sâu răng đi vào ngà răng. 

Nếu sâu răng không được điều trị kịp thời và đúng cách, ngà răng sẽ bị phá hủy hoàn toàn, ổ viêm ăn vào tủy răng và gây ra tình trạng răng bị ê buốt khi nhai, ăn uống, nhất là khi sử dụng các loại thực phẩm nóng, lạnh quá mức. 

Viêm tủy

Viêm tủy thường được phát triển từ sâu răng, khi các ổ sâu không được xử lý dứt điểm và được tạo điều kiện thuận lợi để sâu răng tấn công sâu vào trong tủy. Ngoài ra, những trường hợp bị viêm cuống răng nghiêm trọng cũng có thể gây ra viêm tủy. 

Răng bị ê buốt khi nhai
Sâu răng, viêm tủy, viêm nướu… là những bệnh lý răng miệng khiến răng dễ bị ê buốt, đau nhức khi nhai

Các bệnh này khiến tủy răng bị lộ ra ngoài và dễ bị viêm nhiễm. Và vì tủy răng là nơi tập trung rất nhiều dây thần kinh cảm giác nên dù tiếp xúc với một yếu tố kích thích nhỏ cũng đủ để gây ra cảm giác ê buốt răng, khó chịu khi nhai. Nhiều trường hợp viêm tủy nặng không cần tác động ăn uống hay nhai nuốt vẫn có thể gây ra những cơn đau nhức, ê buốt kéo dài.

Các bệnh về nướu răng, mô quanh nướu

Viêm nướu, viêm nha chu … là những bệnh lý về nướu thường gặp. Phần nướu bị bệnh thường bị sưng phù, chuyển sang màu tím thẫm, màu đỏ đậm, chảy máu… khi bị tác động nhẹ như chải răng, ăn uống, sử dụng chỉ nha khoa. Nhiều trường hợp viêm nhiễm nặng còn gây áp xe và hình thành ổ dịch mủ nằm giữa nướu và răng. 

Các bệnh về nướu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ làm lây lan viêm nhiễm xuống các mô bên dưới. Theo thời gian gây tụt nướu răng, giảm kích thước mô nướu, làm tiêu xương ổ răng, làm lộ ngà răng, thân răng yếu, thậm chí răng bị lung lay và rụng đi. Các chuyên gia nha khoa khẳng định các bệnh về nướu được xem là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra tình trạng răng bị ê buốt khi nhai, do lúc này nướu bị viêm nhiễm và nhạy cảm hơn bình thường.

Giải pháp khắc phục tình trạng răng nhai bị ê buốt khi ăn uống

Răng bị ê buốt khi nhai không phải là tình trạng quá phức tạp và hoàn toàn có thể dứt điểm  được nếu người bệnh chủ động thăm khám và tiếp nhận các biện pháp điều trị tích cực. 

1. Xử lý nguyên nhân khiến răng ê buốt khi nhai tại nha khoa

Cách hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng răng bị ê buốt khi ăn uống là thực hiện các biện pháp điều trị chuyên khoa. Điều này đồng nghĩa với việc ngay khi phát hiện triệu chứng, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở nha khoa để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và tư vấn hướng điều trị phù hợp. 

Tại đây, nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám các lâm sàng thông qua các triệu chứng và quan sát hình thái, cấu trúc răng bên trong. Sau đó, chỉ định cho bệnh nhân thực hiện chụp X – quang (nếu cần thiết) để có những đánh giá chính xác về tình trạng và mức độ của răng. Tùy theo từng trường hợp nguyên nhân gây răng bị ê buốt khi nhai cụ thể mà biện pháp khắc phục sẽ khác nhau: 

Răng bị ê buốt khi nhai
Tái khoáng men răng, hàn trám, bọc răng sứ… là những kỹ thuật nha khoa được áp dụng để xử lý tình trạng răng bị ê buốt khi nhai
  • Trường hợp sâu răng: Đầu tiên, nha sĩ sẽ nạo bỏ các tổ chức sâu viêm, vệ sinh làm sạch khoang sâu, sau đó tiến hành trám bít hoặc mài nhỏ để bọc sứ thẩm mỹ.
    • Những trường hợp bị sâu răng nhẹ, lỗ sâu li ti chưa ăn vào trong sẽ được chỉ định thực hiện tái khoáng men răng.
    • Riêng với những trường hợp sâu răng nặng, cấu trúc răng bị hủy hoại hoàn toàn, không còn đảm bảo chức năng bắt buộc phải nhổ bỏ để loại bỏ ổ viêm nhiễm, ngăn chặn lây lan sang các răng kề cận. Sau đó tùy vào nhu cầu và điều kiện kinh tế của từng người sẽ được tư vấn sử dụng răng giả tháo lắp hoặc cấy Implant để trồng lại răng mới. 
  • Trường hợp viêm tủy gây ê buốt răng: Bước đầu tiên là làm sạch tủy răng, buồng tủy, ống tủy và trám bít lại bằng vật liệu trám tốt, bền chắc và chống thấm. Sau đó, tùy theo nhu cầu của người bệnh mà có thể bọc sứ thẩm mỹ để tăng khả năng bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây hại, phục hồi chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ. 
  • Trường hợp răng sứt mẻ, nứt vỡ chấn thương: Tùy vào mức độ chấn thương nặng hay nhẹ, số lượng mô mất đi, có ảnh hưởng đến tủy răng hay chưa… mà nha sĩ sẽ chỉ định phương pháp xử lý phù hợp. Thông thường, cách khắc phục tốt nhất là trám răng lại để phục hồi độ che phủm bảo vệ các mô rang thật còn lại và lấp đầy khoảng trống tại vị trí răng thiếu khuyết.
  • Trường hợp mòn men răng: Một số biện pháp khác như nẹp chắc răng, dùng máng chống ê buốt, máng chống nghiến răng… cũng được chỉ định áp dụng để giảm thiểu nguy cơ làm mòn men răng. Ngoài ra, những người bị mòn men răng quá mức cũng có thể được trám thẩm mỹ để bù đắp lại phần men răng đã mất. Đồng thời, kết hợp sử dụng các sản phẩm bổ sung Flour tốt để tăng cường bảo vệ men răng. 
  • Trường hợp răng ê buốt kéo dài do tổn thương nặng: Trong trường hợp này, cách tốt nhất là nhổ bỏ răng càng sớm càng tốt. Vì lúc này răng sâu nặng chỉ còn là một ổ viêm nhiễm, không còn chức năng và không thể phục hồi được. Bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng và tư vấn kỹ thuật trồng răng giả phù hợp với nhu cầu, điều kiện kinh tế của bệnh nhân. 

2. Cách giảm ê buốt tại nhà 

Dưới đây là một số mẹo giảm ê buốt răng khi nhai đơn giản, dễ thực hiện tại nhà: 

  • Chườm lạnh: Đây là cách đơn giản nhất giúp cải thiện cơn ê buốt răng tạm thời. Nhiệt độ lạnh của đá có khả năng tạo ra cảm giác tê, ức chế truyền dẫn tín hiệu thần kinh gây ê buốt, đau nhức. Cho đá vào túi hoặc khăn rồi áp vào má tại vị trí răng bị ê buốt. Chườm liên tục cho đến khi triệu chứng khó chịu thuyên giảm hoàn toàn. 
  • Súc miệng nước muối ấm: Muối có đặc tính sát khuẩn và làm sạch cao. Không những vậy, muối còn giúp bổ sung các khoáng chất giúp cải thiện tình trạng răng bị ê buốt khi nhai, xoa dịu cơn đau nhức và tăng cường sức khỏe răng nướu nói chung. Bạn hòa tan 1/2 thìa cafe muối vào ly nước ấm 100ml. Khuấy lên rồi dùng dung dịch này súc miệng nhiều lần trong ngày. 
  • Dùng tỏi: Trong tỏi chứa hàm lượng cao chất Allicin, Florua với khả năng sát trùng, chống viêm hiệu quả. Đặc biệt sử dụng tỏi chà xát lên bề mặt răng còn giúp tăng cường lớp men, chống lại những tác động kích thích từ bên ngoài. Bạn dùng tỏi thái lát và chà xát nhẹ nhàng lên răng khoảng 5 phút, thực hiện đều đặn 3 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Răng bị ê buốt khi nhai
Tỏi chứa florua và allicin có tác dụng chống lại các tác nhân kích thích và gây ê buốt răng
  • Trà xanh: Lá trà xanh chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, trong đó chất axit tannic, florua, catechin… là những chất có khả năng cải thiện triệu chứng ê buốt răng khi nhai hiệu quả. Không những vậy, tinh chất trà xanh còn hỗ trợ tăng cường hình thành lớp men protein bảo vệ răng chắc khỏe, ít nhạy cảm khi bị tác động kích thích. So với tỏi thì nhiều người thường chọn sử dụng trà xanh vì mùi thơm dịu nhẹ, không có mùi hăng khó chịu. 
  • Đinh hương: Tinh dầu đinh hương có chứa hoạt chất eugenol với khả năng kháng khuẩn, gây tê, giảm ê buốt, đau nhức cực kỳ hiệu quả. Do đó, bạn có thể sử dụng tinh dầu đinh hương để cải thiện tình trạng răng bị ê buốt khi nhai. Bạn có thể nhai trực tiếp nụ đinh hương hoặc trộn bột đinh hương với dầu ô liu bôi lên vị trí răng ê buốt. Thực hiện nhiều lần trong ngày trong thời gian dài để đạt hiệu quả rõ rệt. 
  • Quả óc chó: Nhiều nghiên cứu chứng minh nhân quả óc chó chứa hàm lượng cao canxi, axit linoleic và phốt pho có khả năng giảm thiểu các kích thích đến dây thần kinh trong tủy răng. Theo đó, để cải thiện tình trạng răng bị ê buốt khi nhai, đầu tiên bạn súc miệng bằng nước muối, sau đó nhai khoảng 20 quả óc chó trong vòng 3 – 5 phút, nhai kỹ và nuốt từ từ. Thực hiện 2 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Lưu ý: Những mẹo vừa kể trên chỉ có khả năng hỗ trợ làm giảm triệu chứng ê buốt răng tạm thời, không có khả năng điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Do đó, người bệnh không quá lạm dụng hoặc dùng thay thế cho các biện pháp điều trị chuyên sâu được nha sĩ chỉ định. 

Biện pháp phòng ngừa tình trạng răng bị ê buốt khi nhai

Răng bị ê buốt khi nhai hay bất kỳ vấn đề răng miệng nào khác đều có thể được hạn chế và phòng ngừa tối đa nhờ các biện pháp chăm sóc đúng cách. Cụ thể như sau:

Răng bị ê buốt khi nhai
Chải răng đúng cách, nhẹ nhàng và dùng kem đánh răng cho răng nhạy cảm để hạn chế gây ra ê buốt răng khi nhai
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, chải răng 2 lần/ ngày, chải răng đúng kỹ thuật, nhẹ nhàng đủ để loại bỏ mảng bám. Tránh chải mạnh quá mức làm mòn men răng, lộ ngà răng và phát sinh ê buốt. 
  • Chọn bàn chải lông mềm, chải răng theo chiều dọc và ưu tiên sử dụng các loại kem đánh răng chống ê buốt chuyên dùng cho răng nhạy cảm.
  • Kiểm soát chế độ ăn uống hàng ngày, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều đường, axit, dầu mỡ… Thay vào đó là các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất từ rau xanh, củ quả, trái cây tươi, các loại hạt… hỗ trợ khả năng loại bỏ mảng bám và tăng cường sức khỏe răng miệng. 
  • Nếu sử dụng các loại thực phẩm có lượng đường, tính axit cao… thì sau 30 phút nên đánh răng ngay để hạn chế nguy cơ làm mòn men răng. 
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch các mảng bám trên bề mặt răng cũng như làm sạch hoàn toàn khoang miệng. 
  • Sử dụng máng chống nghiến hoặc dụng cụ bảo vệ hàm khi chơi thể thao nếu cần thiết. 
  • Khám răng và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần để theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng. Đồng thời sớm phát hiện các vấn đề bất thường và tiếp nhận điều trị tích cực để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. 

Eăng bị ê buốt khi nhai là tình trạng không quá phức tạp trong việc điều trị. Tuy nhiên, chỉ khi thăm khám tại nha khoa bạn mới có thể biết được nguyên nhân và giải pháp xử lý tốt nhất. Do đó, đừng nên chủ quan và chịu đựng cảm giác khó chịu này, nó không chỉ khiến bạn ăn uống mất ngon mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng khác.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Ê Buốt Răng Uống Thuốc Gì? Top 3 Thuốc Trị Bệnh Tốt Nhất
Dùng thuốc chống ê buốt răng luôn là giải pháp luôn được ưu tiên hàng đầu nhằm cải thiện nhanh chóng cơn ê buốt khó chịu. Vậy ê buốt răng…
Ê buốt răng và chảy máu chân răng Ê Buốt Răng và Chảy Máu Chân Răng: Dấu Hiệu Bệnh Gì?

Ê buốt răng và chảy máu chân răng là các triệu chứng nha khoa thường gặp. Tình trạng này thường…

Răng mẻ bị ê buốt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Răng Mẻ Bị Ê Buốt Do Đâu Gây Ra? Biện Pháp Phòng Ngừa

Răng mẻ bị ê buốt khó chịu, đặc biệt là khi thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc khi bị…

Nước súc miệng chống ê buốt răng 7 Nước Súc Miệng Chống Ê Buốt Răng Được Ưa Chuộng

Nước súc miệng chống ê buốt răng có chứa các thành phần hỗ trợ quá trình tái khoáng men răng,…

Răng ê buốt kéo dài Răng Ê Buốt Kéo Dài – Nguyên Nhân Gây Ra Do Đâu?

Răng ê buốt kéo dài là hiện tượng răng nhạy cảm quá mức và gây khó chịu trong ăn uống,…

Ê buốt răng hàm trên Bị Ê Buốt Răng Hàm Trên: Dấu Hiệu Bệnh và Cách Điều Trị

Bị ê buốt răng hàm trên có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như lạm dụng tẩy…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua