Răng Bị Ê Buốt Sau Khi Bọc Sứ – Bình Thường Hay Đáng Lo
Răng bị ê buốt sau khi bọc sứ có thể xuất hiện trong vài ngày đầu sau khi thực hiện phương pháp bọc sứ. Tình trạng này thường xảy ra do răng chưa thích ứng với mão sứ. Tuy nhiên, tình trạng ê buốt kéo dài đi kèm với các biểu hiện khác có thể do một số nguyên nhân khác và cần được khắc phục sớm để tránh phát sinh các biến chứng cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Răng bị ê buốt sau khi bọc sứ là do đâu?
Bọc răng sứ là một trong những phương pháp nha khoa thẩm mỹ được áp dụng phổ biến. Kỹ thuật này giúp phục hình răng, bảo vệ răng thật và đảm bảo chức năng nhai, nghiền thức ăn và tính thẩm mỹ. Bọc răng sứ thường áp dụng trong trường hợp răng bị nứt mẻ, sâu răng mức độ nặng, răng nhiễm màu nặng, men răng quá mỏng và gặp khó khăn trong ăn uống, vệ sinh răng miệng.
Răng bị ê buốt sau khi bọc sứ là tình trạng phổ biến ở nhiều người sau khi áp dụng kỹ thuật này. Thông thường, biểu hiện này chỉ xuất hiện từ vài ngày đến 1 tuần và biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp răng bị ê buốt sau khi bọc sứ kéo dài, tiến triển nặng nề và đi kèm nhiều biểu hiện bất thường khác. Trong trường hợp này, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và khắc phục đúng cách, tránh phát sinh biến chứng cũng như rủi ro.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến răng bị ê buốt sau khi bọc sứ:
- Men răng bị mài mòn quá nhiều: Trước khi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành mài men răng để giúp mão sứ ôm khít, không gây ra cảm giác khó chịu trong quá trình ăn uống. Tuy nhiên, việc mài men răng quá nhiều sẽ làm lộ ngà răng và gây ra tình trạng răng ê buốt sau khi bọc sứ. Bên cạnh đó, việc mài răng không đúng kỹ thuật có thể tạo ra kẽ hở sau khi bọc sứ, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại tấn công và gây viêm nhiễm.
- Mô nướu và răng chưa thích nghi với miếng sứ: Răng và mô nướu mất một khoảng thời gian mới có thể thích ứng với mão bằng sứ. Vì vậy, sau khi thực hiện kỹ thuật này, bạn thường bị ê buốt, đau nhẹ hoặc gặp khó khăn trong việc ăn uống trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu xảy ra do nguyên nhân này sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn mà không cần can thiệp y tế.
- Bị lệch mão sứ: Tình trạng mão sứ bị lệch xảy ra do tay nghề bác sĩ kém hoặc máy móc hỗ trợ không đảm bảo. Mão sứ bị lệch không chỉ cộm, khó chịu, không tương thích với răng thật mà còn gây ra tình trạng nhói buốt trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng. Tình trạng này cần được khắc phục sớm để tránh phát sinh nhiều biến chứng ảnh hưởng đến răng thật.
- Răng sứ kém chất lượng: Hiện nay, có nhiều loại răng sứ phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng tài chính của từng trường hợp. Tuy nhiên, nếu lựa chọn răng sứ có chất lượng kém để thực hiện kỹ thuật này có thể gây kích ứng, viêm nhiễm, tổn thương mô nướu và gây ê buốt răng. Nếu không được xử lý sớm có thể làm răng nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
- Rò rỉ keo dán răng: Keo nha khoa bị rò rỉ là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ê buốt răng. Keo dán nha khoa được sử dụng để cố định răng. Tuy nhiên, nếu trường hợp rủi ro có thể khiến keo bị chảy ra phần nướu răng gây kích ứng, dị ứng, mão sứ lỏng lẻo và răng bị ê buốt khi ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
- Viêm tủy răng chưa được kiểm soát: Bọc răng sứ có thể được chỉ định trong trường hợp bị viêm tủy răng để phục hình răng cũng như đảm bảo chức năng sinh lý và thẩm mỹ của răng. Tuy nhiên, tình trạng ê buốt, đau nhức có thể kéo dài sau khi bọc sứ do mô tủy bị viêm, tổn thương chưa được loại bỏ hoàn toàn. Trong trường hợp này, bác sĩ cần phải tháo mão sứ và loại bỏ phần tủy bị viêm còn lại hoàn toàn để khắc phục tình trạng trên.
- Thói quen nghiến răng: Răng bị ê buốt sau khi bọc sứ có thể xảy ra do thói quen nghiến răng. Tình trạng này sẽ làm tăng áp lực lên mô nướu và các răng trên cung hàm, bao gồm răng sứ. Từ đó gây ra tình trạng ê buốt, khó chịu khi ăn đồ lạnh, nóng, chua.
Răng bị ê buốt sau khi bọc sứ phải làm sao?
Răng bị ê buốt sau khi bọc sứ là tình trạng thường gặp ở nhiều người sau khi thực hiện kỹ thuật này. Thông thường, biểu hiện này sẽ biến mất sau vài ngày đến 1 tuần. Tuy nhiên, trường hợp tình trạng ê buốt kéo dài dai dẳng, tiến triển nặng và đi kèm với một số biểu hiện bất thường cần được kiểm soát đúng cách để tránh phát sinh các biến chứng, rủi ro gây ảnh hưởng đến răng thật.
Trường hợp răng ê buốt ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số cách chăm sóc và cải thiện tại nhà như:
Súc miệng với nước muối:
Ngậm và súc miệng với nước muối là một trong những cách làm sạch răng miệng nói chung và giảm tình trạng ê buốt răng sau khi bọc răng sứ nói riêng. Bên cạnh đó, nhờ vào đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, sát trùng, giảm đau, súc miệng với nước muối còn mang lại hiệu quả trong việc phòng ngừa các bệnh nha khoa, ngăn ngừa tình trạng hơi thở có mùi.
- Sử dụng nước muối sinh lý mua ở tiệm thuốc Tây hoặc pha nước muối theo tỷ lệ 1 lít nước và 0.9g muối
- Sau khi chải răng thì dùng nước muối ngậm và súc miệng
- Thực hiện từ 3 – 4 lần/ ngày và áp dụng liên tục trong nhiều ngày
Sử dụng gel làm giảm ê buốt:
Trường hợp men răng bị mài mòn quá nhiều trong quá trình bọc sứ và gây ra tình trạng ê buốt. Bạn có thể sử dụng gel làm giảm ê buốt để cải thiện tình trạng này. Thành phần trong gel bôi có tác dụng làm mát, dịu chân răng và hạn chế tình trạng ê buốt trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn loại gel cũng như liều lượng sử dụng phù hợp.
Chườm mát:
- Chuẩn bị túi chườm lạnh chườm bên ngoài răng bọc sứ
- Để khoảng 10 phút sẽ cảm nhận cơn đau dần thuyên giảm
- Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần ngay khi cơn ê buốt bùng phát
Sử dụng thuốc giảm đau không kê toa:
Trường hợp răng bị ê buốt ở mức độ nặng, đi kèm tình trạng đau nhức, bạn có thể tham khảo nhân viên y tế sử dụng một số loại thuốc giảm đau để khắc phục tình trạng trên. Bạn cần tuân thủ liều dùng và thời gian sử dụng để tránh phát sinh tác dụng không mong muốn. Một số loại thuốc thường được sử dụng, bao gồm:
- Paracetamol
- Ibuprofen
Dầu dừa:
- Sau khi chải răng thì lấy một lượng dầu dừa vừa đủ ngậm và súc miệng
- Khoảng 30 giây thì nhổ bỏ và súc miệng lại nhiều lần với nước ấm
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất
Đinh hương:
- Chuẩn bị vài nụ đinh hương, sau khi rửa sạch thì nhai trực tiếp
- Tinh dầu đinh hương sẽ thẩm thấu vào mô nướu, răng và cải thiện tình trạng ê buốt
- Sau vài phút thì súc miệng lại với nước ấm
- Mỗi ngày thực hiện từ 1 – 2 lần để cải thiện triệu chứng hiệu quả
Bạc hà:
- Chuẩn bị 1 ít lá bạc hà tươi, ngâm rửa sạch với nước muối rồi để ráo
- Đun sôi một ít nước rồi cho lá bạc hà vào đun thêm vài phút nữa rồi tắt bếp
- Đợi nước nguội thì dùng ngậm và súc miệng từ 2 – 3 lần/ ngày.
Răng bị ê buốt sau khi bọc sứ – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Tình trạng ê buốt răng sau khi bọc sứ không chỉ đơn thuần là do răng và nướu chưa thích nghi với mão sứ mà có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác. Nếu không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng, rủi ro ảnh hưởng đến răng thật, làm tăng nguy cơ nguy mất răng vĩnh viễn cũng như sức khỏe răng miệng.
Vì vậy, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa khi:
- Các biện pháp tại nhà không mang lại hiệu quả
- Nhận thấy tình trạng răng ê buốt sau khi bọc sứ xảy ra do mão sứ bị lệch, cộm, bong ra
- Tình trạng răng ê buốt kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày
- Đi kèm với các biểu hiện bất thường như đau nhức, chảy máu chân răng, răng bọc sứ lung lay
Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp khắc phục phù hợp nhằm kiểm soát biểu hiện ê buốt răng cũng như một số biểu hiện đi kèm. Theo đó, bạn cần đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất để tránh phát sinh rủi ro, biến chứng.
Biện pháp chăm sóc giúp giảm ê buốt răng sau khi bọc răng sứ
Bị ê buốt răng sau khi bọc sứ là tình trạng thường gặp và có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc cần can thiệp các biện pháp y tế để khắc phục. Bên cạnh đó, chế độ chăm sóc sau khi bọc sứ đóng vai trò không nhỏ trong cải thiện tình trạng ê buốt cũng như hoạt động nhai, nghiền thức ăn.
Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc giúp cải thiện hiện tượng ê buốt răng sau khi bọc sứ:
- Nên ưu tiên các món ăn mềm, dễ nhai để làm giảm áp lực lên mô nướu và răng bọc sứ. Từ đó cải thiện tình trạng ê buốt răng và cảm giác khó chịu sau khi thực hiện kỹ thuật này. Bên cạnh đó, việc ăn uống hợp lý sẽ giúp răng và mô nướu thích nghi với mão sứ tốt hơn.
- Vệ sinh răng miệng khoa học như chải răng đúng cách, dùng chỉ nha khoa sau bữa ăn và kết hợp súc miệng với muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng để tăng tác dụng làm sạch khoang miệng.
- Trong thời gian đầu khi bọc răng sứ, bạn nên hạn chế các món ăn quá nóng, lạnh, chua vì có thể khiến tình trạng răng ê buốt trở nên nặng nề hơn. Bên cạnh đó, tránh các thực phẩm và thức uống đậm màu.
- Loại bỏ một số thói quen xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như nghiến răng khi ngủ, dùng răng cắn xé vật cứng, nhọn, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia,…
- Thăm khám sức khỏe răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để chủ động trong xử lý các vấn đề bất thường sau khi bọc răng sứ cũng như điều trị các bệnh răng miệng sớm.
Tình trạng răng bị ê buốt sau khi bọc sứ có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không được khắc phục sớm. Để tránh phát sinh các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, bạn cần chọn địa chỉ bọc răng sứ uy tín, đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, kết hợp chế độ chăm sóc phù hợp để tạo điều kiện cho mô nướu và răng thích nghi cũng như kiểm soát tình trạng ê buốt nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!