Viêm hầu họng là gì? Nguyên nhân và cách trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm hầu họng là một bệnh lý về đường hô hấp thường gặp do nhiều nguyên nhân. Nếu không sớm điều trị, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây biến chứng.

Viêm hầu họng là gì?

Viêm hầu họng là một tình trạng y khoa thường gặp, nơi mà hầu họng (phần cuối của cổ, phía sau miệng) bị viêm nhiễm. Hầu hết các trường hợp liên quan đến nhiễm trùng do virus, chẳng hạn như rhinovirus, adenovirus, virus cúm, và virus corona.

viêm hầu họng
Viêm hầu họng là bệnh lý thường gặp và có thể diễn tiến rất nhanh

Viêm nhiễm hầu họng do nhiễm khuẩn thường ít phổ biến hơn nhưng có thể nghiêm trọng hơn. Vi khuẩn Streptococcus (viêm họng strep) là một trong những nguyên nhân phổ biến. 

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Các triệu chứng của viêm hầu họng có thể biến đổi tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng, nhưng những dấu hiệu và triệu chứng thông thường bao gồm:

  • Đau họng. Cảm giác đau hoặc khó chịu ở họng, thường nặng hơn khi nuốt.
  • Khó nuốt. Cảm giác khó khăn hoặc đau khi nuốt thức ăn và chất lỏng.
  • Sưng amidan và đỏ họng
  • Ho, đặc biệt là nếu viêm hầu họng kích thích các dây thần kinh ở khu vực này.
  • Đôi khi có thể có sốt, đặc biệt nếu viêm hầu họng do nhiễm khuẩn.
  • Cảm giác mệt mỏi hoặc suy nhược tổng quát.
  • Đau đầu
  • Đau tai
  • Các hạch lympho ở cổ có thể sưng lên
  • Giọng nói khàn
  • Mùi hôi miệng.

Bạn có thể hình dung rõ hơn về bệnh thông qua một vài hình ảnh sau:

viêm vòm họng
Tình trạng cổ họng đỏ và sưng lên bất thường
viêm hầu họng có tăng sinh mô hạt
Trong nhiều trường hợp, viêm hầu họng có thể làm tăng sinh mô hạt
viêm hầu họng là gì
Tình trạng viêm nhiễm có thể phát triển trên diện rộng nếu không sớm can thiệp
hình ảnh viêm hầu họng
Trẻ em cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh
hình ảnh viêm vòm họng
Bệnh khiến cho niêm mạc hầu họng sưng to

Nguyên nhân gây bệnh viêm hầu họng

Viêm hầu họng có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả nguyên nhân nhiễm trùng và không nhiễm trùng:

  • Nhiễm virus: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm hầu họng. Các loại virus gây viêm hầu họng thường bao gồm:
    • Rhinovirus (gây cảm lạnh thông thường)
    • Virus cúm
    • Adenovirus
    • Virus Epstein-Barr (gây bệnh mô nô)
    • Herpes simplex virus
    • Virus corona, bao gồm SARS-CoV-2 (gây COVID-19)
  • Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn có thể gây viêm hầu họng, trong đó phổ biến nhất là:
    • Streptococcus pyogenes (gây viêm họng strep)
    • Mycoplasma pneumoniae và Chlamydia pneumoniae (đôi khi liên quan đến viêm họng và viêm phổi)
    • Neisseria gonorrhoeae (gây viêm hầu họng do gonorrhea)
  • Dị ứng: Dị ứng với phấn hoa, bụi, nấm mốc, hoặc lông thú cưng có thể gây kích ứng họng.
  • Khô họng: Thường xảy ra trong môi trường khô hoặc do thở miệng, đặc biệt vào ban đêm.
  • Ô nhiễm không khí: Khói thuốc lá, khói từ xe cộ và các chất ô nhiễm khác có thể kích ứng họng. Sau đó dẫn đến viêm hầu họng.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Trào ngược axit từ dạ dày có thể gây kích ứng, ho và viêm họng.
  • Nguyên nhân khác:
    • Tiếp xúc với các chất hóa học, như dung môi hoặc axit hoặc chấn thương do việc sử dụng giọng quá mức.
    • Tiếp xúc với những chất kích thích như rượu và thức ăn cay.
    • Các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus cũng có thể gây viêm họng.

Hiểu rõ về các nguyên nhân này có thể giúp xác định phương pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng viêm hầu họng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chẩn đoán chính xác.

XEM THÊM: Trào ngược dạ dày thực quản gây ho, viêm họng – Cách điều trị

Bệnh viêm hầu họng có nguy hiểm không?

Viêm hầu họng là căn bệnh không quá nguy hiểm, không đe dọa đến tính mạng. Nhưng nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh dễ dẫn đến viêm họng mãn tính và gây ra những biến chứng sau:

  • Nhiễm khuẩn lan rộng dẫn đến:
    • Viêm xoang
    • Viêm tai giữa cấp tính
    • Viêm phế quản
    • Viêm thanh quản
    • Viêm phổi
    • Nhiễm khuẩn huyết
    • Thấp khớp
    • Viêm thận cấp
  • Ung thư hầu họng (hiếm gặp)
  • Hôi miệng

Ngoài ra những triệu chứng kéo dài sẽ khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

Phương pháp điều trị bệnh viêm hầu họng

Đối với bệnh viêm hầu họng, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có cách can thiệp khác nhau.

1. Viêm hầu họng do virus

Nếu nguyên nhân là virus, viêm hầu họng thường chỉ kéo dài khoảng từ 5 – 7 ngày, có thể tự khỏi mà không cần điều trị y tế. Điều trị bao gồm dùng thuốc giảm triệu chứng như:

  • Acetaminophen (Tylenol, Feverall dành cho trẻ sơ sinh).
  • Ibuprofen (Motrin Infant, Pediatric Advil)
  • Thuốc xịt đau họng có chứa chất khử trùng hay tinh dầu mát như bạc hà hoặc bạch đàn
  • Siro ho
  • Thuốc ngậm chữa viêm hầu họng

Tuyệt đối không sử dụng aspirin cho trẻ em, nhất là những trẻ vừa mới bị thủy đậu khỏi hay đang có các triệu chứng cúm.

thuốc chữa viêm hầu họng
Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau nhẹ để khắc phục triệu chứng

2. Viêm hầu họng do vi khuẩn

Trường hợp bệnh là do vi khuẩn hay ký sinh trùng gây ra sẽ dùng kháng sinh để điều trị. Những loại thường dùng:

  • Penicillin
  • Amoxicillin
  • Erythromycin
  • Cephalexin

Lưu ý:

  • Uống đầy đủ liều lượng mà bác sĩ chỉ định, ngay cả khi triệu chứng đã biến mất.
  • Trường hợp viêm hầu họng do tập khuẩn Streptococcus gây ra thì cần hạn chế sử dụng kháng sinh azithromycin và cephalosporin.
  • Không dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định.

2. Trường hợp do trào ngược dạ dày thực quản gây ra

Một số loại thuốc giúp làm acid dạ dày được cho là có khả năng giúp làm giảm các triệu chứng viêm hầu họng do trào ngược dạ dày thực quản. Các thuốc được chỉ định có thể bao gồm:

  • Thuốc kháng acid: Rolaids, Maalox, Tums hay Mylanta đều có tác dụng làm trung hòa acid dịch vị dạ dày rất tốt.
  • Thuốc chẹn H2: Điển hình như famotidin (Pepcid AC), cimetidin (Tagamet HB) hay ranitidine (Zantac) sẽ giúp ức chế dạ dày sản xuất acid dịch vị.
  • Thuốc ức chế bơm proton: Bao gồm omeprazole (Prilosec, Zegerid OTC) hay lansoprazole (Prevacid 24) đều có tác dụng ngăn chặn sự sản xuất acid.

Ngoài ra, Corticosteroid liều thấp có tác dụng giúp giảm đau nhức vùng hầu họng mà không dẫn đến những tác dụng phụ quá nghiêm trọng.

Giải pháp khắc phục triệu chứng tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ thì người bệnh nên kết hợp áp dụng thêm các giải pháp khắc phục tại nhà. Điều này không chỉ giúp đẩy lùi các triệu chứng khó chịu mà còn hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị bệnh.

  • Xông mũi họng

Xông mũi họng giúp thông thoáng vùng mũi họng, người bệnh dễ thở hơn. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp làm ẩm cổ họng và giảm ho.

  • Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

Nên uống nhiều nước. Nên dùng nước ấm để làm dịu hầu họng, tăng độ ẩm và cuốn trôi được các loại vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý bổ sung cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết. Các chuyên gia khuyên rằng, nên ăn nhiều hoa quả có chứa vitamin A, C, D.

XEM THÊM: Bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì? 18 thực phẩm giảm triệu chứng

  • Uống trà mật ong

Mật ong có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng rất hiệu quả. Không những thế, thức uống này còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhất là các loại vitamin cần thiết, giúp giảm viêm đau họng.

chữa viêm hầu họng tại nhà
Trà chanh mật ong có thể giúp làm dịu niêm mạc hầu họng rất tốt

Để giảm triệu chứng của bệnh, bạn chỉ cần sử dụng một tách trà nóng có pha thêm 1 thìa cà phê mật ong + 1/2 quả chanh. Chanh sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh của mật ong.

4. Sử dụng tỏi

Tỏi có chứa 1 loại kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm hầu họng. Khi cảm thấy cổ họng bị ngứa hay đau rát, hãy ngậm 1 tép tỏi khoảng 5 – 10 phút.

Ngoài ra, có thể giã nát tỏi, sau đó thêm nước + mật ong và đun thành một hỗn hợp sánh mịn. Uống loại nước này mỗi ngày có thể giúp các triệu chứng của viêm hầu họng nhanh chóng thuyên giảm.

Ngăn ngừa viêm hầu họng tái phát

Viêm hầu họng dễ tái phát. Vì vậy nên chú ý đến các biện pháp phòng ngừa gồm:

  • Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia hay thức uống có chứa cồn.
  • Tránh xa những nguồn có khả năng gây ra dị ứng.
  • Chú ý giữ ấm cho cơ thể, nhất là khi nhiệt độ xuống thấp hay thời điểm giao mùa.
  • Tránh uống nước đá, nước lạnh và thay vào đó uống nước ấm sẽ tốt hơn.
  • Vệ sinh răng miệng và hầu họng sạch sẽ mỗi ngày. Nên dùng nước muối sinh lý để súc miệng.
  • Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá hay môi trường bị ô nhiễm.
  • Không nên tiếp xúc, dùng chung thức ăn hay đồ dùng cá nhân với những người bị viêm nhiễm đường hô hấp.

Viêm hầu họng là bệnh lý dễ gặp, thường chuyển biến rất nhanh nên cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tốt nên hãy đến bệnh viện thăm khám khi có triệu chứng.

THAM KHẢO THÊM:

Chia sẻ:
Bé bị viêm họng ho nhiều – Cách trị nhanh ba mẹ nên biết

Bé bị viêm họng ho nhiều thường do thời tiết thay đổi đột ngột. Tình trạng này không quá nghiêm…

An Hầu Đan điều trị viêm họng có tốt không? Mua ở đâu?

An Hầu Đan là sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng và viêm amidan. Sản phẩm có tác…

Viêm họng hạt kéo dài bao lâu? Giải pháp giúp nhanh khỏi

Do tính chất kéo dài và khó điều trị nên nhiều người thắc mắc liệu viêm họng hạt kéo dài…

7 cách chữa viêm họng hạt tại nhà nhanh nhất từ dân gian

Súc miệng với nước muối, dùng trà bạc hà, trà chanh và mật ong,... là các cách chữa viêm họng…

Cách chữa viêm họng hạt bằng gừng hiệu quả, bạn nên áp dụng

Điều trị viêm họng hạt bằng gừng là phương pháp dân gian được rất nhiều người tin tưởng và áp…

Bình luận (1)

  1. Nguyen thi bich huyên
    Nguyen thi bich huyên says: Trả lời

    Da chao bac si con năm nay 40 tuôi bi bênh viêm hâu va vva tôn dư a nhu vây co nguy hiêm ko a

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua