Trẻ sơ sinh bị viêm họng – Dấu hiệu và cách chữa tốt nhất
Trẻ sơ sinh bị viêm họng thường liên quan đến nhiễm trùng do virus, đôi khi là vi khuẩn. Tình trạng viêm bên trong cổ họng khiến bé khó nuốt, ngứa họng, khó chịu; cần được khám và điều trị y tế.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm họng
Nhiều nguyên nhân khác nhau có thể khiến bé bị viêm họng, bao gồm:
- Cảm lạnh thông thường gây nghẹt mũi, sổ mũi và viêm họng ở trẻ sơ sinh.
- Viêm amidan
- Bệnh tay chân miệng
- Nhiễm vi khuẩn Strep họng dẫn đến viêm họng liên cầu khuẩn
- Dị ứng với bụi hoặc các chất kích thích khác.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm họng
Khi bị viêm họng, trẻ sơ sinh sẽ có những triệu chứng và dấu hiệu dưới đây:
- Thường xuyên quấy khóc, đặc biệt là khi ăn do khó nuốt
- Nhìn thấy cổ họng đỏ
- Bé dễ cáu gắt
- Sưng các tuyến ở cổ
- Sốt cao
- Hơi thở có mùi khó chịu
- Ho
- Thay đổi giọng, bé khò khè
- Nôn hoặc bị tiêu chảy
Cách trị viêm họng cho trẻ sơ sinh
Việc điều trị viêm họng cho trẻ sơ sinh phụ thuộc vào độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Tốt nhất nên khám và thực hiện các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
1. Dùng thuốc
Thông thường các thuốc kháng sinh sẽ không được chỉ định cho trẻ em dưới 2 tuổi. Những nếu viêm họng do vi khuẩn, nhóm thuốc này cần được dùng để tiêu diệt vi khuẩn và trị nhiễm trùng. Một số loại thuốc khác cũng có thể được sử dụng như:
- Siro ho
- Thuốc hạ sốt và giảm đau
- Thuốc long đờm…
Lưu ý: Luôn tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc trị viêm họng cho trẻ sơ sinh.
XEM THÊM: Các lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh viêm họng cho trẻ
2. Biện pháp chăm sóc tại nhà
Biện pháp chăm sóc tại nhà không chỉ an toàn mà còn hiệu quả đối với trẻ sơ sinh bị viêm họng. Cụ thể:
- Cho trẻ uống nhiều nước, để giảm kích thích cổ họng, giảm ho có đờm.
- Tránh cho bé ăn hoặc uống đồ lạnh.
- Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc để tránh kiệt sức và suy nhược cơ thể.
- Vào thời tiết hanh khô, sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng ngủ có thể giảm các triệu chứng viêm họng, giúp thông mũi.
- Hút mũi cho trẻ sơ sinh có thể làm sạch các nhầy trong đường hô hấp.
- Nếu trẻ trên 12 tháng tuổi, có thể cho trẻ sử dụng một ít mật ong trị viêm họng.
- Tránh nhưng nơi đông đúc để hạn chế việc lây nhiễm bệnh.
- Cho trẻ bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời. Những trẻ lớn hơn có thể ăn dặm với các loại thực phẩm giàu protein, omega-3, vitamin A, C như thịt, cá, rau xanh, trái cây, hạt…
KHÔNG THỂ BỎ QUA: Bé bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì? 7 thực phẩm tốt nhất
Các biện pháp phòng ngừa viêm họng ở trẻ sơ sinh
Không có biện pháp ngăn ngừa hoàn toàn cho chứng viêm họng ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cha mẹ và người chăm sóc có thể tham khảo một số biện pháp giảm nguy cơ như:
- Giữ bé tránh khỏi mầm bệnh hoặc những người có dấu hiệu cảm lạnh, cúm và viêm họng.
- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, núm vú giả và giường của trẻ.
- Rửa tay trước khi cho bé ăn hoặc trước khi chạm vào bé.
Trẻ sơ sinh bị viêm họng cần được chăm sóc và theo dõi bởi bác sĩ nhi khoa. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu đầu tiên của viêm họng, cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và có biện pháp điều trị phù hợp. Trao đổi với bác sĩ nhi khoa nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.
THAM KHẢO THÊM:
- 7 cách chữa viêm họng ở trẻ em hiệu quả không dùng thuốc
- Viêm họng mủ ở trẻ em – Cách nhận biết và điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!