5 cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ (tự nhiên + thuốc)

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Có nhiều cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ, bao gồm dùng thuốc và các biện pháp tự nhiên. Điều quan trọng là phải thực hiện đúng cách để sớm khắc phục.

5 cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ

Đờm là chất nhầy do niêm mạc đường hô hấp tạo ra, có tác dụng làm ẩm, ngăn vi khuẩn và bụi bẩn xâm nhập khi hít vào. Tuy nhiên các tình trạng nhiễm trùng như viêm họng thường làm tăng tiết dịch nhầy, khiến đờm đậm đặc gây vướng víu khó chịu ở cổ họng.

Để làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ, bạn có thể áp dụng 5 cách sau:

cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ
Hướng dẫn những cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ hiệu quả nhanh

1. Cách dùng lá hẹ làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ

Lá hẹ có tính ấm, vị the, chứa chất xơ, đạm, vitamin A,C, photpho, canxi. Nhờ vậy, thảo dược có tác dụng nâng cao sức đề kháng, làm loãng chất nhầy, tiêu đờm. Lá hẹ cũng có tác dụng giữ ấm cơ thể, hỗ trợ điều trị viêm họng, ho khan, ho có đờm vàng.

Đặc biệt, các nghiên cứu đã phát hiện nhiều hoạt chất có lợi trong lá hẹ, hoạt động tương tự như kháng sinh, chẳng hạn như allcin, odorin hay sulfit… Những hoạt chất này có khả năng chống lại hoạt động của tụ cầu vàng và nhiều chủng vi khuẩn khác.

– Dùng nước lá hẹ nguyên chất:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ nhỏ khoảng 12 – 24g
  • Nhặt bỏ lá úa, rửa sạch với nước muối, cắt nhỏ 
  • Xay nhuyễn lá hẹ với 1 ly nước đun sôi để nguội bằng máy xay sinh tố 
  • Lọc hỗn hợp qua rây lấy nước cốt
  • Chia vài lần cho bé uống trong ngày.
cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ bằng lá hẹ
Lá hẹ có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, trị viêm họng cho bé nhờ chứa nhiều hoạt chất kháng sinh

– Lá hẹ hấp với quýt và đường phèn:

  • Chuẩn bị lá hẹ tươi (5g), quýt bao tử (quả tắc – 3 quả), đường phèn giã nhuyễn (10g)
  • Rửa sạch quả quýt, cắt làm tư. Lá hẹ sau khi rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng, mẹ vớt ra cho thật ráo nước rồi cắt thành từng đoạn ngắn khoảng 2 cm. 
  • Cho cả hai nguyên liệu vào bát, thêm đường phèn, đảo đều. Hấp cách thủy ít nhất 20 phút
  • Đợi nguội bớt, chắt nước cho bé uống mỗi lần 2 thìa cà phê x 3 lần/ngày. Phần cái cho vào miệng ngậm và mút nước, có thể nhai nuốt
  • Thực hiện liên tục 3 ngày.

2. Uống nước ấm

Đây là cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ đơn giản nhưng hiệu quả. Cách này giúp làm dịu kích ứng và giữ ẩm trong cổ họng, làm loãng đờm, giảm ho và đau họng.

Liều lượng:

  • Trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi: Có thể uống từ 120 – 180 ml nước / ngày
  • Trẻ lớn hơn: Kg trọng lượng x 100ml
  • Trẻ từ 10 tuổi trở lên: Lượng nước cần tiêu thụ trong ngày tương đương với người lớn, khoảng 2 – 2,5 lít.

 Cho trẻ uống nhiều nước hơn vào thời tiết hanh khô hoặc khi vận động nhiều. Ngoài ra, việc giữ ẩm cho cơ thể bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm cũng có thể giúp làm loãng đờm và giảm ho cho trẻ.

3. Dùng rau diếp cá

Cách làm tan đờm trong cổ họng cho bé bằng rau diếp cá khá đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả cao. Theo y học cổ truyền, rau diếp cá có tính mát, đi vào các kinh Can, Phế; tác dụng thải độc gan, giảm sốt, tiêu sưng, diệt trừ vi khuẩn gây viêm họng và làm long đờm cực hay.

Hơn nữa loại thảo dược này khá lành tính, an toàn khi dùng cho trẻ sơ sinh bị viêm họng.

cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ
cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ bằng rau diếp cá

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 1 cái lá diếp cá tươi và 200ml nước vo gạo (chỉ lấy nước vo gạo lần 2)
  • Rửa sạch rau diếp cá, cho vào cối giã nhuyễn 
  • Bắc nồi nước vo gạo lên bếp, đun sôi rồi mới cho rau diếp cá vào nấu thêm 3 phút nước
  • Lọc nước, chia làm 3 phần cho con uống 3 lần trong ngày. Mỗi lần sử dụng nên hâm nóng lại.

4. Các món ăn bài thuốc

Các món ăn đơn giản, dễ chế biến nhưng có thể giúp giảm ho, viêm họng và làm tiêu đờm bám dính ở thành họng của bé.

– Món canh rau hẹ:

  • Chuẩn bị 100g rau hẹ, thịt lợn bằm và đậu hũ non mỗi thứ 50g, gừng, hành và các gia vị cần thiết
  • Thịt lợn ướp với một chút hạt nêm và củ hành trong 15 phút. Lá hẹ rửa sạch, cắt nhỏ. Đậu hũ non cắt miếng vừa ăn.
  • Phi hành, xào thịt cho săn lại rồi đổ lượng nước vừa đủ vào nấu sôi
  • Tiếp tục thả đậu hũ non vào, nấu khoảng 5 phút thì cho lá hẹ vào
  • Nêm nếm cho hợp khẩu vị của bé. Đun thêm 3 phút nữa thì tắt bếp
  • Dọn cho bé ăn khi còn nóng trong bữa cơm, mỗi tuần 3 lần cho đến khi cổ họng không còn vướng đàm.

– Món củ cải nấu nước mía

  • Nguyên liệu cần có: 100g củ cải, 2 ly nước mía
  • Củ cải gọt vỏ, thái mỏng, cho vào nồi nấu chung với nước mía
  • Khi nước sôi, vặn lửa nhỏ lại đun cho đến khi nước mía cạn còn 1 nửa.
  • Bỏ bã, gạn nước cho bé uống ngày 2 – 3 lần giúp làm tan đờm, bổ sung năng lượng cho bé hoạt động.

– Món canh mướp hương

  • Chuẩn bị: 200g mướp hương, vài lá rau đay, tôm (hoặc cua xay)
  • Tôm lột vỏ lấy thịt bằm nhuyễn. Mướp gọt vỏ, thái lát. Rau đay rửa sạch, cắt nhỏ
  • Xào thịt tôm cho chín rồi đổ nước vào nấu sôi
  • Thêm mướp và rau đay vào nồi, nấu chín, bỏ vào chút hạt nêm, muối sao cho vừa miệng
  • Dọn ra cho bé ăn khi canh còn ấm
  • Dùng món này 2 -3 lần trong tuần có tác dụng hoạt huyết, thông kinh lạc, long đờm, chữa viêm mũi xoang, viêm họng, giảm nóng sốt cho bé.
cách làm tan đờm trong cổ họng của bé bằng canh mướp hương rau đay
Canh mướp hương rau đay giúp giảm nóng sốt, trị ho, làm tan đờm trong cổ họng của bé

– Món canh giá đỗ nấu thịt bằm

  • Chuẩn bị: 50g thịt bằm và 200g giá đỗ
  • Đem nấu thành canh cho trẻ ăn mỗi ngày một lần giúp trị ho có đờm, ho khò khè, giảm đau họng, khàn tiếng, kích thích tiêu hóa và giúp bé ăn uống ngon miệng hơn.

5. Cách dùng thuốc làm tan đờm trong cổ họng cho bé

Những trường hợp nặng có thể được chỉ định dùng loại thuốc phù hợp để làm tan đờm trong cổ họng cho bé. Các loại thuốc thường dùng:

  • Thuốc giãn phế quản: Các loại như Salbutamol giúp giãn cơ trơn của đường hô hấp, làm giảm ho và giúp đờm dễ dàng di chuyển ra ngoài.
  • Thuốc chống dị ứng: Có thể giúp giảm ho và làm loãng đờm nếu ho do dị ứng.
  • Thuốc Expectorant: Như Guaifenesin giúp làm loãng và giảm độ nhớt của đờm, làm cho việc ho ra đờm trở nên dễ dàng hơn.
  • Thuốc ức chế ho: Có thể được sử dụng trong trường hợp ho khan, nhưng thường không khuyến khích sử dụng cho trẻ em vì chúng có thể làm chậm quá trình loại bỏ đờm.
  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này được kê đơn để trị các tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn, chẳng hạn như viêm họng liên cần khuẩn. Khi nhiễm trùng được kiểm soát, đờm đặc trong cổ họng cũng nhanh chóng biến mất.

Điều quan trọng là cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ. Vì liều lượng và loại thuốc phù hợp có thể khác nhau tùy theo tuổi, tình trạng sức khỏe và các yếu tố cá nhân khác của trẻ.

Trên đây là 5 cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ đơn giản. Những cách này có thể mang đến hiệu quả nhanh và an toàn cho trẻ. Riêng những trường hợp nặng nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

THAM KHẢO THÊM:

Chia sẻ:
Các thuốc trị viêm họng hạt hiệu quả nhất hiện nay và lưu ý

Thuốc trị viêm họng thường bao gồm các loại kháng sinh, kháng viêm và giảm đau. Những loại thuốc này…

Đau rát họng uống thuốc gì mau khỏi và ít tác dụng phụ?

Nắm rõ đau rát họng uống thuốc gì mau khỏi để sớm khắc phục bệnh, hạn chế các tác dụng…

Vòm họng nổi cục có phải dấu hiệu của ung thư vòm họng?

Vòm họng nổi cục là một trong những dấu hiệu điển hình của ung thư vòm họng. Tuy nhiên triệu…

Thuốc Chlorhexidine: Công dụng, cách dùng và lưu ý

Thuốc Chlorhexidine là thuốc sát trùng được điều chế dưới các dạng dung dịch rửa ngoài da, kem, gel, nước…

Bé bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi?

Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh viêm họng. Vậy bé bị viêm họng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua