Trẻ bị mảng trắng trong miệng – Nguy hiểm nên gặp bác sĩ ngay
Trẻ bị mảng trắng trong miệng là vấn đề phụ huynh cần chú ý, bởi đây có thể là dấu hiệu bệnh lý. Cần sớm phát hiện và can thiệp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.
Nguyên nhân khiến trẻ bị mảng trắng trong miệng
Trong miệng của trẻ xuất hiện mảng trắng là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ đang có nguy cơ cao bị bệnh nấm miệng. Mảng trắng có thể nổi lên trên nướu, lưỡi, lợi hay bất cứ vùng da nào ở trong khoang miệng.
Nguyên nhân chính của tình trạng này là do nấm candida phát triển quá mức trong miệng trẻ và gây nhiễm trùng. Vấn đề này rất phổ biến ở trẻ em, nhất là đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Trẻ rất dễ bị bệnh nấm miệng do rất nhiều yếu tố cộng hưởng kích hoạt. Điển hình nhất là hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu. Thêm vào đó, vấn đề vệ sinh răng miệng của trẻ không đảm bảo là nguyên nhân chính gây bệnh.
Có nhiều trường hợp, bạn phát hiện trong miệng trẻ xuất hiện mảng trắng khi vừa uống sữa xong. Tuy nhiên mảng trắng lại biến mất sau khi vệ sinh răng miệng cho trẻ. Lúc này, mảng trắng mà bạn nhìn thấy chỉ là do sữa đọng lại. Vấn đề này hoàn toàn không đáng quan ngại.
Tuy nhiên, khi phát hiện mảng trắng xuất hiện tận sâu phía vòm họng thì cần chú ý. Trẻ có thể đang sống chung với một số bệnh lý khác. Có thể kể đến như viêm amidan, viêm họng… Lúc này cần sớm thăm khám để bác sĩ kiểm tra và đưa ra cách khắc phục phù hợp.
Trẻ bị mảng trắng trong miệng có ảnh hưởng gì không?
Trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm nên bất cứ vấn đề sức khỏe nào xảy ra cũng sẽ khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Với trường hợp trong miệng trẻ xuất hiện mảng trắng, bạn cũng cần chú ý.
Bởi đây là triệu chứng cho thấy có thể trẻ đang bị nấm miệng. Tình trạng này thường không gây ra nhiều nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.
Khi bị nấm miệng, trẻ có thể sẽ gặp phải các triệu chứng đi kèm:
- Buồn nôn
- Đau rát họng
- Ăn không ngon, biếng ăn
Vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi nấm phát triển mạnh, di chuyển dần xuống vòm họng và vùng thanh quản. Trẻ dễ bị khàn giọng, khó nuốt. Ngoài ra, bệnh lý này còn khiến trẻ bị sốt, quấy khóc. Chính những điều này là nguyên nhân khiến cho sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng. Trẻ dễ bị sụt cân, chậm lớn do biếng ăn.
Ngoài ra, nấm có thể lan rộng, ăn sâu vào vòm họng, amidan hay thanh quản. Lúc này, trẻ còn có nguy cơ cao bị viêm họng, viêm amidan hay gặp các vấn đề về đường thở… Những bệnh lý này có thể phát sinh các vấn đề nguy hiểm nếu không được kiểm soát kịp thời.
Cách xử lý khi trẻ bị mảng trắng trong miệng
Trẻ bị mảng trắng trong miệng là tình trạng mà bạn cần quan tâm sớm. Can thiệp đúng cách và kịp thời sẽ giúp trẻ tránh nguy cơ gặp phải các vấn đề nghiêm trọng.
1. Chăm sóc tại nhà
Biện pháp chăm sóc tại nhà khi trẻ bị mảng trắng trong miệng chính là chú ý hơn đến việc vệ sinh răng miệng cho trẻ. Vệ sinh đúng cách giúp kiềm chế được sự phát triển của vi nấm. Điều này sẽ hạn chế sự lan rộng của vi nấm đến các bộ phận sâu hơn như vòm họng, thanh quản.
Bạn có thể dùng nước muối loãng để cho trẻ súc miệng. Tuyệt đối không sử dụng các loại dung dịch vệ sinh miệng cho trẻ khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Bên cạnh đó, có thể cho trẻ ăn sữa chua không đường giúp tăng cường các loại lợi khuẩn tốt.
Ngoài ra, để ngăn chặn bệnh nấm miệng ở trẻ, bạn cũng cần chú ý:
- Với trẻ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ, cần cho trẻ uống nước sau khi bú sữa để tránh sữa đọng lại trong miệng trẻ. Thường xuyên vệ sinh núm vú khi trẻ bú sữa bình để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn, vi nấm gây bệnh.
- Với những trẻ lớn hơn cần chăm sóc răng miệng cho trẻ mỗi ngày. Nhắc nhở trẻ đánh răng 2 lần/ngày, thay bàn chải đánh răng cho trẻ thường xuyên. Tránh cho trẻ ăn các loại đồ ngọt, nhiều đường hay thực phẩm kích thích vi nấm phát triển.
2. Thăm khám bác sĩ
Khi trẻ bị mảng trắng trong miệng do nhiễm nấm thì các biện pháp chăm sóc tại nhà sẽ không thể nào loại bỏ hoàn toàn triệu chứng. Lúc này, cần sớm đưa trẻ thăm khám để bác sĩ có biện pháp can thiệp kịp thời.
Bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng một số loại thuốc để ức chế sự phát triển của vi nấm. Phổ biến nhất là:
- Thuốc kháng nấm nystatin
- Miconazole oral gel
Các loại thuốc này thường được sử dụng để rơ miệng trực tiếp cho trẻ. Liều lượng và tần suất sử dụng phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ và sự phát triển của vi nấm.
Trong trường hợp trẻ gặp một số triệu chứng đi kèm như sốt hay đau đớn, bác sĩ có thể kê thêm một số thuốc khác đi kèm. Paracetamol sẽ đáp ứng với những trẻ trên 3 tháng tuổi còn ibuprofen dùng được cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
Thuốc kháng sinh là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng nấm. Chính vì thế mà không có tác dụng trong khắc phục tình trạng có mảng trắng trong miệng trẻ do nấm.
Bất cứ loại thuốc nào sử dụng cho trẻ cũng cần thận trọng. Để trẻ dùng thuốc đúng chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý đổi liều hay kế hoạch dùng thuốc khi bác sĩ chưa cho phép. Khi trẻ gặp phải vấn đề bất thường, hãy chủ động tìm gặp bác sĩ.
Khi thấy trẻ bị mảng trắng trong miệng, bạn nên đưa trẻ đi khám ngay để bác sĩ can thiệp đúng cách. Tránh việc tự ý mua thuốc về rơ miệng cho trẻ. Bởi điều này rất dễ khiến các vấn đề nguy hiểm phát sinh, tổn hại sức khỏe của trẻ.
Có thể bạn quan tâm:
- Cảm giác bị vướng họng khó thở: Nguyên nhân và cách xử lý
Bình luận (1)
bác ơi cho e hỏi
bé e 4 ngày nay bị xuất hiện mảng trắng phần trong vành môi?
bé có hơi gây nhưng vẫn ăn uống bình thường
bé e có thí quen ngậm khăn khi ngủ (khăn sữa của bé)
ko biết liệu đó có phải là nguyên nhân ko ạ?
và phương án điều trị là như thế nào ạ?
mong bác giải đáp
e cám ơn nhiều ạ