Các bệnh về răng miệng thường gặp và cách xử lý

Các bệnh về răng miệng thường gặp có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và mọi đối tượng. Phổ biến nhất là tình trạng viêm nướu, sâu răng, bệnh nha chu…  Bệnh thường xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng chưa tốt, ăn nhiều đồ ngọt, hút thuốc lá.  Triệu chứng ban đầu của những bệnh về răng miệng thường gặp tương đối giống nhau. Điều này khiến người bệnh không thể phân biệt và chủ quan trong việc điều trị. 

Các bệnh về răng miệng thường gặp

Sâu răng, viêm lợi, bệnh nha chu, hôi miệng…Những căn bệnh răng miệng thường gặp này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến người bệnh tự ti, e dè trong giao tiếp. Cụ thể trong độ tuổi trưởng thành, bạn có thể gặp phải một trong những bệnh về răng miệng phổ biến sau:

Sâu răng

Các bệnh về răng miệng thường gặp
Sâu răng là một trong các bệnh về răng miệng thường gặp nhất trong mọi độ tuổi

Bệnh sâu răng có thể gặp phải ở mọi độ tuổi. Đây là vấn đề sức khỏe phổ biến hàng đầu trên thế giới và phổ biến nhất ở đối tượng trẻ em. Triệu chứng xuất phát từ việc người bệnh không vệ sinh răng miệng tốt, thường xuyên ăn vặt và sử dụng các loại đồ uống có đường…. Nếu không điều trị tốt, sâu răng có thể gây ra đau răng nghiêm trọng, nhiễm trùng, mất răng và nhiều biến chứng tim mạch và não bộ.

Bệnh sâu răng thường xảy ra trong các răng hàm. Do răng hàm thường có nhiều rãnh, hố và vết nứt nên việc vệ sinh thường không được triệt để. Bằng mắt thường có thể nhận thấy bề mặt răng hàm sạch mảng bám nhưng bạn không thể nhìn thấy liên kết đường, axit và mảng bám còn tồn tại sau bữa ăn. Từ đó tạo điều kiện để vi khuẩn có thể phát triển mạnh, sản xuất acid tiêu hủy các men.

Sâu răng gây đau răng, người bệnh có thể bị đau nhói khi ăn uống nóng lạnh, đau khi cắn. Những dấu hiệu nhận biết sâu răng cụ thể gồm có:

  • Tình trạng sưng nướu dưới chân răng
  • Ê buốt răng khi uống nước lạnh hoặc ăn ngọt.
  • Hôi miệng, nhìn thấy lỗ ở răng…

Những biến chứng của bệnh sâu răng gồm có: nguy cơ áp xe răng, mất răng, hỏng răng. Để điều trị sâu răng, có hai phương pháp đơn giản là trám lỗ sâu răng hoặc nhổ răng nếu tình trạng răng sâu không thể cứu chữa. Vì thế nếu có những biểu hiện trên, người bệnh cần tới bác sĩ nha khoa để được khám và điều trị phù hợp.

Viêm nướu (lợi) răng

Các bệnh về răng miệng thường gặp
Bệnh viêm nướu không gây ra những cơn đau nghiêm trọng nhưng có thể tiến triển thành bệnh viêm nha chu

Bệnh viêm nướu răng cũng là một bệnh về răng miệng thường gặp chỉ sau sâu răng. Bệnh viêm nướu là một hình thức rất phổ biến và là biểu hiện nhẹ của bệnh nha chu. Nguyên nhân gây viêm nướu là do mảng bám gây kích ứng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển làm tổn thương nướu răng. Bệnh viêm nướu răng cũng có thể lây lan đến các mô cơ và xương, gây ra những ảnh hưởng đến cấu trúc lợi nghiêm trọng và cuối cùng mất răng. 

Có hai loại viêm nướu chủ yếu là: viêm nướu răng và viêm nha chu. Nếu ở dạng viêm nướu thông thường sẽ chỉ có những biểu hiện nhẹ, nếu như tiến triển nặng sẽ trở thành giai đoạn viêm nha chu. Bệnh viêm nướu không nguy hiểm và có thể điều trị triệt để ở ngay giai đoạn đầu của bệnh bằng các loại thuốc bôi giảm viêm. Song song đó người bệnh cũng được hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để loại bỏ tất cả dấu vết của mảng bám, tránh để chúng tạo thành cao răng.

Những biểu hiện của viêm nướu không rõ rệt, triệu chứng không đau vì vậy người bệnh có thể bị viêm mà không biết. Các dấu hiệu của viêm nướu có thể có là:

  • Nướu răng sưng và mềm
  • Lợi teo rút, chảy máu chân răng một cách dễ dàng khi dùng bàn chải đánh răng hoặc chỉ nha khoa.
  • Màu sắc nướu răng thay đổi từ màu hồng khỏe mạnh đến nâu sẫm đỏ
  • Có cảm giác đau khi nhai.
  • Tình trạng loét miệng diễn ra thường xuyên, hơi thở có mùi hôi.

Bệnh viêm nha chu

Các bệnh về răng miệng thường gặp
Bệnh viêm nha chu gây chảy máu chân răng và có thế dẫn đến mất răng do tụt nướu

Viêm nha chu là một biến chứng nguy hiểm hơn của bệnh viêm nướu răng. Thường xảy ra sau khi người bệnh bị nhiễm trùng nướu. Đối với hầu hết các trường hợp, người mắc bệnh viêm nha chu cũng xuất phát từ mảng bám – một mảng bám dính vào răng tạo điều kiện phát sinh vi khuẩn. Những triệu chứng của bệnh viêm nha chu cơ bản gồm có:

  • Tình trạng nướu bị sưng to và có màu đỏ tươi, đỏ sẫm
  • Nướu răng dễ chảy máu, cấu trúc nướu mềm và lỏng lẻo không bao chặt răng.
  • Tuột nướu, làm cho chân răng trông dài hơn bình thường.
  • Có khoảng trống mới phát triển giữa răng và nướu, có mủ ở giữa răng và nướu
  • Hôi miệng, chân răng lung lay, cảm giác đau và ê khi nhai thức ăn.
  • Người bệnh nên chọn phía bên không đau để nhai thức ăn

Viêm nha chu là nguyên nhân chính gây ra tuột lợi, tạo thành các túi rỗng giữa răng và nướu. Những túi rỗng này cũng tích tụ lâu ngày thành cao răng, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển có thể dẫn đến nhiễm trùng và áp-xe. 

Viêm nha chu có thể tiến triển gây ảnh hưởng đến răng và là nguyên nhân hàng đầu gây rụng răng ở người lớn. Những biến chứng khác của bệnh như biến chứng hô hấp, viêm khớp dạng thấp, ảnh hưởng đến động mạch và gây đột quỵ nếu không điều trị sớm. Phương pháp điều trị ở mức độ nha chu nhẹ đơn giản bằng cách cạo vôi răng, hoặc nạo nang răng, kết hợp làm sạch vùng viêm loét và điều trị phục hồi. 

Bệnh sứt mẻ răng

Các bệnh về răng miệng thường gặp
Mẻ răng cho thấy cấu trúc răng yếu và cơ thể thiếu canxi

Sứt mẻ răng, mòn rạn men răng là những tổn thương cấu trúc răng khá phổ biến. Nguyên nhân chính gây sứt mẻ răng là do axit. Khi axit tác động lâu ngày vào thành phần khoáng của răng, chúng sẽ làm mềm men răng khiến men răng dễ bị mòn vẹt và rạn nứt. Ngoài ra đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng và khiến răng mẫn cảm thái quá với thức ăn nóng, lạnh. 

Vì thế để hạn chế, bạn nên giảm bớt thực phẩm có chứa nhiều axit bao gồm các loại nước uống có ga, nước tăng lực, trà đặc… Nếu xảy ra tình trạng sứt mẻ răng, kèm theo ngứa lợi thì đây là triệu chứng của viêm lợi, người bệnh nên đến gặp bác sĩ nha khoa để khám và tư vấn. Tùy từng mức độ sứt mẻ răng nghiêm trọng hay không mà có phương pháp khắc phục kịp thời, nhằm hạn chế những tổn thương vĩnh viễn.

Hôi miệng

Các bệnh về răng miệng thường gặp
Hôi miệng là triệu chứng của nhiều bệnh lý răng miệng

Tình trạng hôi miệng có thể bắt nguồn từ các bệnh lý về răng miệng như sâu răng hoặc viêm nướu răng. Ngoài ra một số nguyên nhân khác gây ra hôi miệng còn có: do thức ăn giắt vào răng không được lấy ra hoặc do người bệnh mới ăn thực phẩm nặng mùi. Phổ biến nhất là do thói quen vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Ngoài ra hôi miệng cũng là biểu hiện của các bệnh lý như viêm mũi, họng, bệnh dạ dày, hút thuốc lá…

Điều trị hôi miệng không cần sử dụng thuốc, thay vào đó bệnh nhân cần phải chú trong hợp trong khâu chăm sóc răng miệng hàng ngày. Ngoài ra việc điều trị cũng phụ thuộc vào nguyên nhân gây hôi miệng. Nếu như nguyên nhân bắt nguồn từ bệnh lý thì bạn sẽ được điều trị bệnh từ nguyên căn để chấm dứt tình trạng hôi miệng.

Kết hợp sinh răng miệng hàng ngày và dùng chỉ nha khoa đúng cách để loại bỏ thức ăn và mảng bám giữa các răng. Ngoài ra bạn cần uống nhiều nước lọc, hạn chế những loại thực phẩm và đồ uống có mùi gây hôi và khám răng định kỳ ít nhất hai lần một năm…

Nấm miệng

Bệnh nấm miệng xảy ra do nấm Candida ký sinh trong miệng. Nấm Candida thường trực tồn tại quanh niêm mạc miệng, bình thường nấm không gây ảnh hưởng đáng kể. Tuy nhiên trong điều kiện thuận lợi chúng là nguyên nhân chính gây ra màu trắng ở lưỡi hoặc má trong, gây tổn thương răng miệng.

Nếu bạn thử cạo phần mảng trắng này, miệng có thể bị đau và chảy máu một chút. Nấm miệng tấn công lưỡi là chủ yếu, nếu như không điều trị sớm chúng sẽ lan rộng sang vòm miệng, ảnh hưởng đến nướu răng, gây viêm amidan và làm đau cổ họng. Những dấu hiệu cho thấy bạn bị nấm miệng gồm có:

  • Lưỡi, nướu răng hoặc vòm miệng xuất hiện những mảng trắng hình tròn
  • Nếu cạo bỏ mảng trắng bên trên có thể nhận thấy nhiều nốt đỏ phía mặt dưới.
  • Mất vị giác, vùng bị nấm miệng có cảm giác đau rát khi chạm vào
  • Ở mức độ nghiêm trọng, triệu chứng có thể lan rộng xuống cổ họng, thực quản, khí quản

Đối tượng dễ bị nấm miệng nhất là trẻ nhỏ (sơ sinh), người thường đeo răng giả. Ngoài ra những người thường xuyên sử dụng corticosteroid gây suy giảm hệ thống miễn dịch tự nhiên, người nhiễm HIV/AIDS cũng có khả năng mắc bệnh. Ở những đối tượng này, các triệu chứng của bệnh nấm miệng có thể nặng hơn và khó kiểm soát. Bệnh được ngăn chặn tốt ở những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Điều trị nấm miệng phụ thuộc vào độ tuổi, nguyên nhân gây nhiễm nấm và sức khỏe tổng thể của người bệnh. Có dạng thuốc bôi và thuốc uống chữa bệnh, thuốc được kê đơn phù hợp từng đối tượng. Song song đó bệnh nhân cần phải thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối hàng ngày. Nên thận trọng với các loại nước súc miệng hoặc thuốc xịt làm thay đổi cân bằng vi khuẩn có lợi trong miệng.

Áp xe răng

những bệnh lý răng miệng thường gặp
Bệnh áp xe nướu răng có thể biến chứng thành bệnh tim mạch và nhiễm trùng

Bệnh áp xe răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp với những triệu chứng nguy hiểm. Áp xe gọi chung cho những khối mủ tạo ra ở quanh mô mềm, cụ thể là chóp răng. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm trùng từ vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, chúng gây hoại tử các tế bào tủy và làm hỏng cấu trúc răng lợi. Những dấu hiệu của bệnh áp xe răng gồm có:

  • Vùng nướu bị sưng đau, tổn thương nhanh tại một vị trí hoặc lan rộng.
  • Mức độ đau đột ngột, răng và nướu răng nhạy cảm, ra dịch khi sờ hay cắn trúng.
  • Lợi sưng và có mủ trắng, chân răng bị lung lay, không vững và có dấu hiệu trồi lên.
  • Nếu người bệnh bị nhiễm trùng toàn thân có thể đổ mồ hôi nhiều, sốt cao, khó chịu

Áp xe răng xuất phát từ một bột phận mô tủy đã hoại tử do miếng trám lâu ngày bị hở. Triệu chứng tiến triển song song với tình trạng viêm quanh chóp răng. Bệnh cũng là biến chứng của việc răng lợi không được điều trị hoặc do kết quả điều trị nội nha không đạt. Biến chứng của áp xe răng ảnh hưởng đến xương và mô mềm, thậm chí có thể gây nhiễm trùng máu.

Nếu như không điều trị đúng và kịp thời, bệnh áp xe răng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng. Tình trạng nhiễm trùng trong mô mềm lan rộng khắp vùng mặt, xoang miệng và cổ gây viêm tế bào. Lúc này người bệnh có thể bị phù nề, tắc nghẽn đường hô hấp. Nguy hiểm hơn là nguy cơ nhiễm trùng máu lan rộng đến các cơ quan khác. Triệu chứng áp xe răng đặc biệt nguy hiểm với người có miễn dịch yếu hoặc bị nhiễm trùng toàn thân như tiểu đường, tim mạch… 

Bệnh TMJ

Bệnh TMJ hay còn gọi là hội chứng rối loạn thái dương hàm (temporomandibular joint syndrome). Tình trạng này xảy ra khi khớp giữa hàm trên và hàm dưới không hoạt động đúng chức năng của nó. Đối với khớp thái dương hàm, đây là một trong những vị trí khớp phức tạp nhất của cơ thể. Bộ phận đảm nhận chức năng vận động giúp cho hệ thống hàm dưới chuyển động ra vào, tiến lùi nhịp nhàng. 

Bất kỳ bất thường nào xảy ra trong cấu trúc, vận động thái dương hàm sẽ gây rối loạn hoạt động của hàm.  Những biểu hiện ban đầu của TMJ là tình trạng khớp kêu lốp cốp, lục cục, thường bị kẹt trong khi vận động hàm. Hiện nay chưa có ghi nhận cụ thể về những nguyên nhân gây ra TMJ, yếu tố nguy cơ lớn nhất là do sai khớp cắn làm hàm không chuyển động đúng chu kỳ, tình trạng này diễn ra lâu ngày dễ dẫn đến xơ hóa một vùng nào đó trong phạm vị khớp.

Những ảnh hưởng của TMJ không chỉ cản trở hoạt động nhai, người bệnh còn có thể bị đau đầu, đau khi ngáp, suy yếu cơ hàm kèm theo… Những phương pháp được ứng dụng để điều trị TMJ gồm: Điều chỉnh khớp cắn, kết hợp nghỉ ngơi hoặc sử dụng các loại thuốc giãn cơ, aspirin hoặc những chất giảm đau không cần kê toa, thuốc kháng viêm hoặc phẫu thuật.

Biến chứng của bệnh răng miệng thường gặp

Cấu trúc răng lợi có mối liên kết chặt chẽ với hệ thống dây thần kinh và động mạch chủ. Vì thế khi răng miệng gặp phải các viêm nhiễm bất thường có thể phát sinh biến chứng liên quan đến những cơ quan có liên quan. Cụ thể bệnh nhân có thể gặp phải các nguy cơ sau:

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường thường xảy ra hoặc là nhạy cảm hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh về nướu, đặc biệt là viêm nha chu. Phần lớn những người bị tiểu đường thường có nguy cơ bị viêm nha chu cao. Nếu bệnh nhân có tiền sử bệnh tiểu đường thì những ảnh hưởng của viêm nha chu thậm chí còn phức tạp hơn nữa.

Tình trạng viêm nha chu sẽ làm hạn chế sự chuyển đổi Insulin của cơ thể. Mà insulin là hormon chính giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách dự trữ đường ở gan, chúng được giải phóng khi lượng đường trong máu thấp hoặc khi cơ thể cần nhiều đường. Do đó ở những bệnh nhân mắc bệnh hoặc không mắc bệnh tiểu đường cần có chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp để tránh gây ra ảnh hưởng đến sản sinh Insulin của cơ thể. Nhờ đó giúp ổn định lượng đường trong máu tốt hơn.

Bệnh tim

Các bệnh về răng miệng thường gặp
Bệnh răng miệng có nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến tim mạch

Bệnh tim mạch là biến chứng nguy hiểm nếu bệnh nhân không điều trị các bệnh về răng miệng sớm. Về lý thuyết, tình trạng răng lợi tổn thương có thể gây ra viêm trong mạch máu. Khi vi khuẩn xâm nhập vào mạch máu sẽ làm giảm sự di chuyển của các tế bào máu, ngăn cản hoạt động tuần hoàn giữa tim và phần còn lại của cơ thể. Điều này khiến bệnh nhân dễ bị tăng huyết áp.

Sâu răng và bệnh áp xe răng là những bệnh lý nguy hiểm gây ra biến chứng đến mạch máu, nhiễm trùng máu. Ngoài ra các mảng bám chất béo cũng có khả năng phá vỡ thành mạch máu và cản trở hoạt động tim hoặc não. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra những cơn đau tim hoặc đột quỵ phổ biến ở người lớn tuổi.

Viêm khớp dạng thấp

Mặc dù không phổ biến nhưng bệnh về răng miệng có thể gây ra biến chứng viêm khớp dạng thấp. Tỷ lệ bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp có biểu hiện đau răng, sâu răng, viêm lợi khá phổ biến. Một số nghiên cứu cho rằng cơn đau do bệnh viêm khớp dạng thấp được cải thiện khi bệnh nhân được chữa dứt điểm các bệnh về răng miệng.

Bệnh về phổi

Những tổn thương tại răng miệng có thể làm tăng số lượng vi khuẩn trong phổi. Từ đó xảy ra tình trạng viêm phổi và bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính tồi tệ hơn. Tuy nhiên biến chứng này không xảy ra phổ biến và thường được được ngăn chặn kịp thời trước khi vi khuẩn ảnh hưởng đến phổi.

Béo phì

Bệnh nhân thừa cân, béo phì thường có hệ thống miễn dịch suy yếu. Tương tự như tiểu đường, các vấn đề về răng miệng là nguy cơ làm tăng lượng mỡ trong máu và ngược lại. Vì thế việc giảm cân và phòng tránh béo phì cũng giúp người bệnh giảm nguy cơ mắc bệnh răng miệng.

Lưu ý để chăm sóc răng miệng đúng cách

Các bệnh về răng miệng thường gặp và cách xử lý
Vệ sinh răng miệng đúng cách là cách phòng bệnh răng miệng tốt nhất

Việc chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp người bệnh chủ động phòng tránh được các bệnh về răng miệng xảy ra. Sau đây là những lời khuyên giúp người bệnh bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất:

Những điều nên làm:

  • Ưu tiên chọn loại bàn chải có lông mềm, thường xuyên thay bàn chải 2 – 3 tháng/ lần.
  • Làm sạch răng dọc theo đường nướu răng, đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, mỗi lần kéo dài từ 2 – 3 phút.
  • Bạn không nên đánh răng quá mạnh, khi đánh răng bao gồm cả mặt trong, mặt ngoài của răng và lưỡi.
  • Dùng nước muối súc miệng hoặc chọn nước súc miệng có thành phần Fluor và không có chất alcohol
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng ít nhất 1 lần trong ngày.
  • Nên khám răng theo khuyến nghị của nha sĩ, khoảng 6 tháng/ lần.

Những điều nên tránh:

  • Bạn không nên uống nước ngọt, trong nước ngọt có thành phần axit, chúng có thể làm mòn men răng nhanh chóng tương tự như nước ngọt có đường bình thường.
  • Không lạm dụng nước súc miệng, thay vào đó bạn nên sử dụng nước muối ấm để súc miệng. Nếu dùng nước súc miệng thường xuyên sẽ làm thay đổi môi trường pH trong miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi ở trong khoang miệng.
  • Đánh răng quá kỹ hoặc chà xát chân răng có thể khiến lớp men răng trở nên mềm và lỏng, điều này cũng có nguy cơ làm tổn thương nướu.
  • Không đánh răng ngay sau khi ăn, do lúc này trong miệng của bạn sẽ có chứa đầy axit. Nếu đánh răng ngay sẽ tạo điều kiện giúp axit hoạt động mạnh mẽ hơn nữa, từ đó khiến răng bị mòn nhanh hơn.
  • Không nên sử dụng bàn chải lông cứng để đánh răng, khi kết hợp bàn chải lông cứng cùng việc đánh răng quá kỹ, bàn chải sẽ gây ra nhiều cảm giác khó chịu trong suốt quá trình chải răng.
  • Không nên dùng tăm xỉa răng, thói quen này sẽ tạo nên các lỗ ở chân răng, không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn dễ làm tổn thương nướu răng.

Ngoài ra bạn cũng không nên đợi đến khi răng bị đau nhức mới đi khám răng, đây là một trong những quan niệm sai lầm mà nhiều người mắc phải. Có rất nhiều bệnh về răng miệng tiến triển âm thầm, nhất là viêm nha chu. Nếu như không tiến hành điều trị sớm sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí và thời gian để điều trị hơn.

Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được các bệnh về răng miệng thường gặp kể trên bằng cách duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách. Ngoài ra thực hiện khám và kiểm tra răng miệng định kỳ cũng giúp người bệnh kịp thời nhận diện tình trạng bất thường ở răng miệng và can thiệp từ sớm.

Chia sẻ:
Naphacogyl - Thuốc viêm lợi màu hồng và cách dùng Naphacogyl – Thuốc viêm lợi màu hồng và cách dùng
Thuốc naphacogyl, hay còn gọi là thuốc đau răng màu hồng được sử dụng phổ biến. Đây là một loại kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị nhiễm…
Viêm niêm mạc miệng Viêm Niêm Mạc Miệng: Biểu Hiện và Biện Pháp Khắc Phục

Viêm niêm mạc miệng là tình trạng các lớp bao phủ quanh miệng, lưỡi bị viêm tạo thành vết loét.…

Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao Bé Bị Viêm Loét Miệng Họng Sốt Cao: Nên Xử Lý Thế Nào?

Bé bị viêm loét miệng họng sốt cao có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Các biểu…

Viêm loét miệng ở trẻ em là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra Viêm Loét Miệng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Hướng Chữa Trị

Viêm loét miệng là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nổi bật với các vết loét…

Các bệnh về răng miệng thường gặp và cách xử lý Các bệnh về răng miệng thường gặp và cách xử lý

Các bệnh về răng miệng thường gặp có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và mọi đối tượng. Phổ…

Trẻ bị loét miệng Dùng Thuốc Trị Viêm Loét Miệng Ở Trẻ Em – Lưu Ý Cần Biết

Các loại thuốc trị viêm loét miệng ở trẻ em giúp cải thiện tình trạng đau rát, sưng nóng, viêm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua