Lá húng quế trị ho HIỆU QUẢ cho cả trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ

Dùng lá húng quế trị ho là mẹo dân gian lành tính và đem lại hiệu quả tương đối tốt. Tuy nhiên, cách chữa này chỉ phù hợp dùng cho những trường hợp nhẹ, áp dụng đúng cách, đúng liều lượng cho từng đối tượng.

Vì sao lá húng quế có thể trị ho?

Theo Y học cổ truyền, lá húng quế có vị cay, mùi thơm dịu. Thường được sử dụng để chữa bệnh ho, viêm họng, nghẹt mũi, nhức đầu, đầy bụng, khó tiêu, long đờm, lợi sữa…

Lá quế trị bệnh ho
Sử dụng lá húng quế trị ho là một trong những phương pháp được áp dụng khá phổ biến

Lá húng quế có chất chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên, có thể giúp làm giảm triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho khan, ho gà, ho có đờm, viêm phế quản, cảm cúm… Tuy nhiên, nó không phải là một biện pháp chữa trị hoàn toàn và không thể thay thế việc thăm khám chuyên khoa của bác sĩ nếu bị ho dai dẳng.

6 Cách dùng lá húng quế trị ho đơn giản

Tùy thuộc vào từng đối tượng, từng triệu chứng bệnh mà có cách sử dụng khác nhau: 

1. Dùng lá húng quế trị ho cho trẻ sơ sinh

Sử dụng lá húng quế, khế chua và một ít đường phèn là một trong những cách chữa ho cho bé
Sử dụng lá húng quế, khế chua và một ít đường phèn là một trong những cách chữa ho cho bé

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 2 quả khế chua, 1 bó húng quế chỉ lấy phần hoa và lá non, 50g đường phèn (có thể thay thế bằng mật ong).
  • Khế chua vắt lấy nước, húng quế giã nát, cho thêm mộc bát nước lọc để vắt lấy nước cốt.
  • Thêm đường phèn chuẩn bị, đem hấp cách thủy ít nhất trong 1 giờ.
  • Dùng thìa nhỏ chấm nước lên miệng để con tự mút, thực hiện 3 lần/ngày giúp cải thiện đáng kể chứng ho của bé.

2. Cách dùng húng quế trị ho đờm ở trẻ nhỏ

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 15 lá húng quế, 4 – 5 quả quất xanh và một ít đường phèn.
  • Rửa sạch húng quế và quất rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, thêm một lượng vừa đủ đường phèn.
  • Hấp cách thủy ở lửa riu riu khoảng 20 phút thì nếm thử, thêm đường nếu chưa vừa miệng.
  • Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ngày để thấy kết quả.

3. Cách dùng húng quế trị ho dị ứng ở trẻ

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 nắm húng quế, 3 thì cà phê mật ong, một thìa gừng.
  • Húng quế rửa sạch, xay nhuyễn; cho mật ong, gừng đã đập nhỏ và 1 thì cà phê nước vào khuấy đều.
  • Cho trẻ uống 3 lần/ngày sẽ giúp giảm nhanh tình trạng ho dị ứng.

4. Cách dùng húng quế trị ho nhiệt, viêm họng, khản tiếng ở trẻ nhỏ

Để trị viêm họng, khàn tiếng kèm theo ho, bạn thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 20g lá húng quế tươi, 20g đường phèn.
  • Húng quế giã dập, hãm với 10ml nước sôi  thêm đường phèn để ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống.
  • Sử dụng 2 lần/ngày để thấy hiệu quả.

5. Cách chữa ho có đờm, ho khan ở người lớn bằng húng quế

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 4 lá húng quế, 4 quả hồ tiêu, 1 củ hành, 2 nhánh đinh hương.
  • Hành thái nhỏ, cho vào 200ml nước cùng các nguyên liệu còn lại.
  • Đun sôi đến khi cô lại còn ½ lượng nước ban đầu thì gạn ra, uống nhấp từng ngụm nhỏ.
  • Thực hiện 3 lần/ngày sẽ thấy các triệu chứng ho, nghẹt mũi giảm dần.

6. Cách chữa ho, viêm họng, bồn chồn, đau đầu chóng mặt

Cách thực hiện

  • Lấy lá và hoa húng quế phơi khô, hãm nước để uống thay chè.
  • Sử dụng 2 – 3 chén/ngày để thấy hiệu quả.

Những lưu ý khi sử dụng lá húng quế để chữa ho

Sử dụng húng quế trị ho cần lưu ý những điều sau đây để tránh gây hại cho sức khỏe: 

Khi sử dụng lá húng quế trị ho cần lưu ý nhiều vấn đề
Khi sử dụng lá húng quế trị ho cần lưu ý nhiều vấn đề
  • Không sử dụng cho bệnh nhân máu khó đông vì húng quế có chứa các thành phần có thể gây loãng máu.
  • Không sử dụng cho bệnh nhân hạ đường huyết, phụ nữ mang thai vì nó dễ kích hoạt các phản ứng gây co thắt tử cung ở phụ nữ mang thai.
  • Chỉ được sử dụng với liều lượng vừa phải, nếu ăn quá nhiều húng quế có thể dẫn đến ngộ độc eugenol.
  • Nếu áp dụng từ 5 – 7 ngày mà không thấy cải thiện thì nên gặp bác sĩ để có cách điều trị phù hợp nhất là trẻ em.
  • Có thể kết hợp cho trẻ sử dụng một số viên ngậm có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên, tinh dầu bạc hà để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

 

THAM KHẢO THÊM

Chia sẻ:
Thuốc tiêu đờm cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh loại nào tốt? Thuốc tiêu đờm cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh loại nào tốt?

Nhiều phụ huynh có sự nhầm lẫn giữa thuốc tiêu đờm cho trẻ và thuốc long đờm. Việc nhầm lẫn…

Ho có đờm đặc, lâu ngày làm sao điều trị?

Ho có đờm đặc lâu ngày không khỏi là tình trạng sức khỏe khá nguy hiểm. Bệnh nhân có thể…

9 loại cây trị ho hiệu quả và dễ kiếm quanh nhà

Trong dân gian ghi nhận nhiều loại cây trị ho hiệu quả như cây tía tô, cây dành dành, cây…

Trị ngứa cổ ho có đờm kéo dài bằng những mẹo đơn giản, hiệu quả

Ngứa cổ và ho có đờm là những triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm trùng đường hô hấp, tình…

Ho ra máu – Lao, Ung thư hay bị bệnh gì?

Ho ra máu là triệu chứng cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như giãn phế quản,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua