Ho khan là gì? – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Ho khan là tình trạng ho nhưng không xuất hiện đờm. Tình trạng này kéo dài dai dẳng gây đau rát cổ họng và khàn giọng. Có nhiều nguyên nhân gây ra ho khan như khói bụi, virus, khói thuốc lá,… làm nhiễm trùng đường hô hấp và gây bệnh.

Ho khan là tình trạng ho không có đờm, khô rát cổ và kéo dài trong nhiều ngày.
Ho khan là tình trạng ho không có đờm, khô rát cổ và kéo dài trong nhiều ngày.

Ho khan là gì?

Ho là một phản ứng bình thường ở cơ thể nhằm tống dị vật, vi sinh vật, dịch nhầy khó chịu,… ra khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu đột nhiên ho khan kéo dài rất có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý hô hấp. 

Nguyên nhân gây ra ho khan

  • Tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm (nấm mốc, bụi, khói,…);
  • Đường hô hấp bị nhiễm khuẩn: Khói bụi, vi khuẩn làm tổn thương đường hô hấp, dẫn đến nhiễm khuẩn;
  • Đến từ một số bệnh lý như viêm phế quản, viêm họng, viêm xoang, hen suyễn;
  • Biến chứng từ bệnh ho gà;
  • Biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Axit dạ dày đi lên cơ quan hô hấp và kích thích dây thần kinh gây bệnh ho khan;
  • Thời tiết khắc nghiệt, thời tiết giai đoạn chuyển mùa: Vào những thời điểm này vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn. Nếu sức đề kháng của bạn suy giảm, vi khuẩn sẽ tấn công và gây ra bệnh ho khan.

=> ĐỌC THÊM: Ho khan kéo dài lâu ngày không khỏi là bệnh gì? CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP

Các dấu hiệu chẩn đoán ho khan

  • Ho không xuất hiện đờm;
  • Ho kéo dài từ 3 tuần đến 8 tuần;
  • Khô họng;
  • Đau rát cổ họng;
  • Thở khò khè;
  • Có thể xuất hiện đờm màu xanh;
  • Đau rát khó nuốt.
Triệu chứng của ho khan là ho kéo dài từ 3 đến 8 tuần, mệt mỏi, đau rát cổ họng,...
Triệu chứng của ho khan là ho kéo dài từ 3 đến 8 tuần, mệt mỏi, đau rát cổ họng,…

Nếu không điều trị ho khan kịp thời, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng như:

  • Đau họng;
  • Khó thở;
  • Khàn tiếng;
  • Đau ngực, đau cơ;
  • Mệt mỏi, suy nhược cơ thể;
  • Chán ăn;
  • Mất ngủ;
  • Ho ra máu.
 

3 Cách điều trị ho khan hiệu quả

1. Dùng thuốc Tây

Các loại thuốc Tây trị ho khan được sử dụng phổ biến như thuốc kháng sinh, thuốc kháng khuẩn, thuốc kháng viêm,… Điển hình gồm Decolsin, Atussin, Nortussin, Codepect, Acodine,…

Thuốc Tây trị ho khan
Điều trị bệnh ho khan bằng cách dùng những loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, sát khuẩn,…

Bên cạnh một số loại thuốc uống dạng viên, người dùng còn có thể điều trị ho khan bằng các loại viên ngậm giúp thông họng, sát khuẩn.

=> TÌM HIỂU THÊM: Top 5 thuốc trị ho hiệu quả nhất hiện nay

2. Dùng thuốc Đông y

Các bài thuốc y học cổ truyền cũng là một trong những cách điều trị hoa khan hiệu quả. Các bài thuốc Nam, thuốc Đông y này được chế biến từ các loại dược liệu tự nhiên, an toàn và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe như thuốc Tây.

Ho khan cũng có thể được điều trị dứt điểm bằng những bài thuốc Nam.
Ho khan cũng có thể được điều trị dứt điểm bằng những bài thuốc Nam.

Phương pháp này có tác dụng cân bằng âm dương, bồi bổ tỳ và phế, diệt trừ vi khuẩn, giúp đầy lùi chứng ho khan. Nếu muốn áp dụng cách này, tốt nhất bạn nên thăm khám tại các phòng khám, trung tâm hoặc bệnh viện y học cổ truyền chuyên nghiệp để được khám và hướng dẫn cách dùng thuốc.

3. Chăm sóc sức khỏe tại nhà

  • Giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ môi trường hạ thấp;
  • Uống thuốc đúng liều lượng, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ;
  • Tắm nước ấm nóng;
  • Uống nước ấm nóng, uống nước đầy đủ mỗi ngày;
  • Ăn đúng giờ, ăn các loại thức ăn mềm, dễ ăn. Tăng cường ăn rau xanh, rau củ tươi, trái cây tươi, thịt nạc,…
  • Tránh ăn các loại thức ăn cay nóng, chiên xào, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhiều chất béo,… bởi vì chúng có thể làm cho tình trạng nhiễm trùng trở nên nặng thêm;
  • Không dùng thuốc lá, bia rượu,… trong quá trình điều trị bệnh ho khan;
  • Súng miệng bằng nước muối lãng mỗi ngày để sát khuẩn cổ họng;
  • Kê cao đầu khi nằm;
  • Tránh dùng các loại thực phẩm đông lạnh như kem lạnh, nước đá lạnh,…;
  • Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý;
  • Giữ tinh thần lạc quan, tránh lo âu.

=> ĐỌC NGAY: Hướng dẫn cách trị ho cho trẻ không cần dùng thuốc hiệu quả

 

Bệnh ho khan có phòng ngừa được không?

Một số biện pháp phòng ngừa chứng ho khan là:

  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.
  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, môi trường khói bụi.
  • Mang khẩu trang khi phải tiếp xúc, làm việc trong môi trường khói bụi.
  • Dọn dẹp phòng ngủ thường xuyên, loại bỏ bụi bẩn. Có thể dùng máy tạo độ ẩm để giúp không khí dễ chịu hơn.
  • Hạn chế dùng thuốc lá, chất kích thích, thức uống lạnh.
  • Tránh ăn thức ăn cay nóng, chiên xào, khô cứng,… vì dễ gây tổn thương niêm mạc cổ họng.
  • Súc miệng bằng nước muối hàng ngày để giúp sát khuẩn cổ họng.
  • Khi mắc các bệnh về hen suyễn, ho gà, trào ngược dạ dày,… cần điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.
  • Duy trì tinh thần lạc quan, tránh buồn phiền, lo âu.
  • Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

THAM KHẢO THÊM

Chia sẻ:
Bệnh ho khan nên ăn gì và kiêng gì để khỏi nhanh?

Bên cạnh tuân thủ đúng pháp đồ điều trị, người bệnh cần chủ động xây dựng chế độ ăn uống,…

9 Cách Trị Ho Sau Sinh An Toàn, Hiệu Quả (Ho Hậu Sản)

Trong thời kỳ hậu sản, chị rất dễ bị ho do nhiều nguyên nhân như sức đề kháng suy giảm,…

Bệnh ho gà có lây không, qua đường nào? [Hỏi – Đáp]

Bệnh ho gà có lây không là thắc mắc của rất nhiều người. Trên thực tế, đây là căn bệnh…

Bà Bầu Ho Nhiều Về Đêm Có Sao Không? Chữa Thế Nào?

Bà bầu ho nhiều về đêm làm gián đoạn giấc ngủ, gây suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến…

Ho có ăn thịt gà được không? Ho Có Ăn Thịt Gà Được Không? Thông Tin Cần Biết

Ho có ăn thịt gà được không là thắc mắc của không ít người. Vì trong không biết có đúng…

Bình luận (1)

  1. Nguyễn Thị Thơm
    Nguyễn Thị Thơm says: Trả lời

    bác sỹ cho tôi hỏi chồng tôi hay bị ho khan về đêm ho kéo dài

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua