Ho Có Đờm Khó Thở Là Bệnh Gì? Cách Khắc Phục

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Ho có đờm khó thở đột ngột và kéo dài khiến nhiều người lo lắng, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh đang bùng phát mạnh hiện nay. Các chuyên gia nhận định triệu chứng này thường xuất phát từ việc mắc các bệnh lý về đường hô hấp. 

Ho có đờm khó thở là dấu hiệu của bệnh gì?

Ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để đẩy dịch đờm chứa các dị nguyên, mầm bệnh ra khỏi vòm họng, phế quản hoặc phổi. Có rất nhiều nguyên nhân gây ho có đờm khó thở, chủ yếu là do một số bệnh lý đường hô hấp và một vài bệnh dạ dày. 

Ho có đờm khó thở
Ho có đờm khó thở là triệu chứng thường gặp khi mắc các bệnh lý đường hô hấp

Tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số tình trạng và bệnh lý sau: 

1.  Tái cấu trúc đường thở

Bệnh này xảy ra khi đường hô hấp bị viêm nhiễm lâu ngày khiến cấu trúc niêm mạc phế quản, niêm mạc phổi bị hay đổi.

Đặc trưng với 3 dấu hiệu đặc trưng gồm niêm mạc đường thở xơ hóa, đường thở dày lên và mất khả năng thông khí, loại bỏ các tác nhân gây hại ra khỏi đường thở.

2. Do các bệnh tai – mũi – họng

Ho có đờm khó thở
Một số bệnh đường hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi, viêm amidan… đều có thể gây ra tình trạng ho có đờm khó thở
  • Viêm họng mãn tính: Đặc trưng với triệu chứng cơn ho kéo dài dai dẳng, nhiều ngày không dứt, dịch đờm đặc tích tụ ở cổ họng, có mùi hôi và khiến người bệnh tức ngực, có cảm giác vướng họng khó thở
  • Viêm xoang: Hầu hết những người mắc chứng viêm xoang mãn tính đều gặp phải triệu chứng này. Kèm theo đó là đau đầu, đặc biệt đau nhức ở các vùng xoang bị viêm, chảy nhiều nước mũi… 
  • Viêm mũi dị ứng: Bệnh viêm mũi dị ứng xuất phát chủ yếu do cơ địa mẫn cảm quá mức của người bệnh. Bệnh gây ra một số triệu chứng như ho liên tục gây đau tức ngực, khó thở, đau nhức hốc mũi, hắt xì hơi liên tục, mắt đỏ, ngứa, chảy nước mũi… 
  • Viêm amidan hốc mủ: Đây là một trong các dạng bệnh viêm amidan mạn tính với sự xuất hiện của các khối mủ vón cục hay còn được gọi là bã đậu amidan. Theo thời gian, khi ăn uống gây cọ xát khiến các khối mủ này bật ra, chảy dịch, gây mùi hôi và kích thích cổ họng gây buồn nôn, nuốt đau, ho có đờm khó thở, tức ngực… 

=> XEM NGAY: Ho khan kéo dài lâu ngày không khỏi là bệnh gì? CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP 

3. Cảm cúm, cảm lạnh

Cảm cúm, cảm lạnh là bệnh lý do nhiễm virus hoặc tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Những tác nhân này tác động đến niêm mạc họng khiến cơ thể sản sinh dịch chất dịch nhầy nhiều hơn để loại bỏ chúng. Lúc này, cổ họng sẽ ứ đọng nhiều chất đờm nhầy gây ra ho có đờm, khó thở. 

4. Bệnh viêm phổi

Tình trạng ho có đờm khó thở kéo dài một cách bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi. Bệnh lý này xảy ra chủ yếu ở những người hút thuốc lá nhiều, sức đề kháng yếu kém tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… tấn công xâm nhập. 

5. Viêm phế quản cấp

Sự xâm nhập của các tác nhân dị ứng gây hại cho đường thở khiến ống phế quản bị sưng viêm được gọi là viêm phế quản cấp. Các triệu chứng đặc trưng như ho có đờm, tức ngực, khó thở, thờ khò khè, sổ mũi

6. Viêm phế quản dạng hen

Viêm phế quản dạng hen hay còn gọi là hen suyễn. Người mắc phải bệnh này thường phải chung sống với bệnh cả đời vì rất khó để điều trị dứt điểm hoàn toàn.

Ho có đờm khó thở
Hen phế quản (hen suyễn) là nguyên nhân khiến dịch đờm trong cổ họng tăng tiết nhiều hơn gây ho và khó thở

7. Tràn dịch màng phổi

Màng phổi của con người luôn tồn tại một lượng nhỏ chất lỏng có nhiệm vụ bôi trơn màng phổi và duy trì sự hoạt động của phổi. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà lượng chất lỏng này tăng lên quá mức sẽ gây ra bệnh tràn dịch màng phổi. Khi mắc bệnh này, người bệnh sẽ thường xuyên gặp các triệu chứng như ho có đờm, khó thở, tức ngực… 

8. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Những người hút thuốc lá, thuốc lào có thâm niên trên 10 năm thường có nguy cơ cao mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Bệnh này gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ hô hấp và các tế bào mô phổi. Đồng thời, kéo theo 2 bệnh lý khác là khí phế thũngviêm phế quản mãn tính

9. Ung thư phổi

Ung thư phổi là một trong những loại bệnh ung thư có nguy cơ gây tử vong cao nhất trên thế giới. Đây cũng chính là bệnh lý gây ra những cơn ho có đờm dai dẳng, kéo dài không dứt, kèm theo đó là tình trạng đau tức ngực và khàn giọng. 

10. Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Ngoài các bệnh lý hô hấp thì chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng là một trong những căn bệnh có thể gây ra tình trạng ho có đờm khó thở. Nguyên nhân là do các axit dạ dày trào lên từ thực quản kích thích các dây thần kinh phản xạ ho, đi kèm theo là cảm giác đau rát, tức vùng ngực…

=> ĐỌC NGAY: Ho kéo dài – Chữa mãi không khỏi coi chừng mắc bệnh này

Chứng ho có đờm khó thở có nguy hiểm không?

Tình trạng ho có đờm khó thở có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào các yếu tố gồm loại bệnh, mức độ nặng hay nhẹ ngay tại thời điểm phát hiện, cách điều trị xử lý có đúng hay không…

Một số bệnh xảy ra ở người lớn có thể không sao nhưng với trẻ nhỏ lại cực kỳ nguy hiểm, nếu không điều trị sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển về lâu dài của trẻ. 

Biện pháp chẩn đoán tình trạng ho có đờm khó thở

Tùy theo từng trường hợp, có thể áp dụng các kỹ thuật như:

  • Chụp X – quang, siêu âm màng phổi;
  • Xét nghiệm đánh giá mức độ nhiễm trùng;
  • Xét nghiệm dịch đờm để chẩn đoán nguyên nhân gây nấm phổi, lao phổi…;

7 Cách điều trị triệu chứng ho có đờm khó thở 

Cách điều trị tình trạng ho có đờm và khó thở phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể của triệu chứng này. Dưới đây là một số phương pháp cho tình trạng này gồm:

Ho có đờm khó thở
Nghỉ ngơi, tuân thủ đơn thuốc do bác sĩ chỉ định giúp cải thiện hiệu quả tình trạng ho có đờm khó thở
  1. Điều trị nguyên nhân gốc: Để điều trị ho có đờm và khó thở, điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân cụ thể. Nếu đây là do viêm nhiễm đường hô hấp, bệnh phổi, hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác, bạn cần điều trị bệnh gốc. Điều này có thể bao gồm sử dụng kháng sinh, dùng thuốc chống viêm hoặc điều trị bệnh nền.
  2. Thuốc ho: Một số loại thuốc ho có thể giúp làm dịu triệu chứng ho, giảm đờm, giúp bạn ho dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không nên sử dụng thuốc ho mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là nếu triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng.
  3. Xông hơi: Hơi nước nóng từ nước đun sôi hoặc máy tạo hơi có thể giúp làm dịu họng và hỗ trợ trong việc loại bỏ đờm.
  4. Uống nhiều nước: Giữ cơ thể được cung cấp đủ nước có thể giúp làm mỏng đờm, làm dịu họng và giảm triệu chứng khó thở.
  5. Nghỉ ngơi: Nếu bạn đang trải qua triệu chứng nghiêm trọng, nghỉ ngơi có thể giúp giảm căng thẳng trên đường hô hấp và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi.
  6. Ngưng hút thuốc: Nếu bạn hút thuốc, hãy cân nhắc ngừng hút ngay lập tức. Thuốc lá và hút thuốc làm tổn thương đường hô hấp và làm tăng triệu chứng ho và khó thở.
  7. Tuân thủ đơn thuốc: Nếu bạn đã được kê đơn thuốc từ bác sĩ, hãy tuân thủ đơn thuốc và chế độ điều trị một cách đúng hướng.

Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng ho có đờm khó thở thường gặp ở một số bệnh lý đường hô hấp trên và dưới. Nếu khi ngờ mắc bệnh, hãy trao đổi với bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn điều trị phù hợp. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 20:30 - 19/12/2023 - Cập nhật lúc: 20:45 - 19/12/2023
Chia sẻ:
Thuốc long đờm cho trẻ Thuốc long đờm cho bé loại nào tốt và lưu ý khi dùng

Có nhiều loại thuốc long đờm cho bé giúp  làm đờm loãng, giảm độ đặc dính của đờm, từ đó…

Ho khan kéo dài là dấu hiệu của nhiều bệnh lý Ho khan kéo dài lâu ngày không khỏi là bệnh gì? CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP

Ho khan kéo dài gây đau rát cổ họng, gây khó khăn cho việc nói, nuốt thức ăn... Tình trạng…

Viên ngậm Bảo Thanh là sản phẩm trị ho đang rất thịnh hành trên thị trường hiện nay Viên ngậm Bảo Thanh – Công dụng, giá bán và lưu ý khi dùng

Đứng vị trí số 1 trong dòng sản phẩm viên ngậm trị ho, bổ phế trên thị trường nước ta…

Thuốc đông y điều trị bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản, ho

Thời tiết càng trở lạnh thì tỉ lệ mắc các bệnh về tai mũi họng nói chung và viêm họng,…

Ho khan có đờm và cách TRỊ DỨT ĐIỂM tại nhà, không lo tác dụng phụ

Cảm cúm và cảm lạnh là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ho khan, có đờm. Ngoài ra,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua