Lá trị ho: Đây là 5 loại tốt nhất, có cách làm cho người lớn và bé
Trong dân gian có rất nhiều loại lá trị ho hiệu quả như lá húng chanh, lá tía tô,… Cách chữa này chỉ phù hợp với những trường hợp bị ho nhẹ, giúp đẩy lùi cơn ho nhanh chóng và tự nhiên nhất mà không cần dùng đến thuốc.
Hiện tượng ho khan, ho có đờm, dai dẳng kéo dài ở trẻ em và người lớn ngày càng tăng cao. Đây được xem là hệ lụy của các yếu tố về thời tiết, môi trường, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt… Ngoài cách chữa bằng thuốc, các loại lá trị ho cũng là mẹo hiệu quả giúp cải thiện triệu chứng ho ở trẻ hiệu quả.
Bật mí 5 loại lá chữa ho hiệu quả
Dưới đây là 5 loại lá trị ho được sử dụng phổ biến:
1. Lá tía tô
Lá tía tô có tính ấm, vị cay, khi đi vào hai kinh phế, tỳ có tác dụng giải độc, an thai, trị cảm, đau bụng do cảm lạnh, điều trị các bệnh về đường hô hấp như bệnh ho, cảm cúm, viêm họng, viêm họng hạt…
2. Lá diếp cá
Rau diếp cá có vị chua, cay, tính mát khi đi vào 2 kinh can, phế có tác dụng thanh nhiệt giải độc và được xem là loại kháng sinh tự nhiên giúp điều trị ho rất hiệu quả.
=> MẸO HAY: Cách dùng rau diếp cá trị ho đơn giản HIỆU QUẢ NHANH
3. Lá xương sông
Lá xương sông được xem là một loại thuốc quý có thể chữa được nhiều loại bệnh lý, trong đó có bệnh ho. Trong Đông y, lá xương sông có tác dụng bổ phế, chống co thắt phế quản, trị tiêu đờm, đầy bụng, nôn mửa, tan máu đọng,…
4. Lá hẹ
Trong Đông y, lá hẹ có tính ấm, hơi hăng, có vị hơi chua và không chứa độc tố. Có tác dụng chữa trị cá bệnh hô hấp như ho, cảm lạnh, cảm, cúm, viêm họng…
Trong y học hiện đại đã chỉ ra, trong lá hẹ có chứa nhiều khoáng chất quan trọng như pyridoxin, niacin, sắt, mandan, canxi, thiamin, riboflavin… và vitamin nhóm B, đây là những chất rất tốt cho cơ thể.
5. Lá húng chanh
Húng chanh (tần dày lá) có mùi thơm, hơi chua, vị cay the và tính ấm. Húng chanh thường được sử dụng để điều hòa hô hấp, bổ phế, giảm cảm, giải độc, thanh nhiệt và điều trị các bệnh về đường tiết niệu rất tốt.
Tham khảo thêm: 3 Mẹo dùng lá bạc hà trị ho hiệu quả cho mọi đối tượng
Những lưu ý khi sử dụng các loại lá trị ho
- Chỉ áp dụng cho những trường hợp bị ho nhẹ.
- Tác dụng của các loại dược liệu tự nhiên thường không nhanh như thuốc tây nên cần kiên trì áp dụng.
- Không được áp dụng nếu có cơ địa dị ứng, nhạy cảm với các hoạt chất trong thực vật.
- Chú ý tuân thủ cách sử dụng, tránh lạm dụng quá mức.
- Theo dõi tiến triển bệnh, nếu không thuyên giảm tốt nhất nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách điều trị phù hợp hơn.
Sử dụng các loại lá trị ho đem lại hiệu quả tương đối tốt nếu phù hợp cơ địa và sử dụng đúng cách. Nhưng khuyến cáo không nên lạm dụng hoàn toàn vào phương pháp này mà bỏ qua các bước chăm sóc, trị ho khác an toàn, hiệu quả hơn. Tốt nhất nên kết hợp giữ ấm và làm sạch đường hô hấp, ăn uống đủ chất, vận động nâng cao sức đề kháng…
Có thể bạn quan tâm:
- 5 Mẹo Trị Ho Cấp Tốc và Lời Khuyên Giúp Khỏi Hẳn Bệnh
- 10 Cách trị ho cho bé an toàn, hiệu quả từ các loại thảo dược
Bình luận (1)
Tôi đã 67 tuổi, bị ho khoản 2 năm nay, khi có đờm, khi ko, xin bs tư vấn dùm ạh