Trẻ bị ho về đêm (khi ngủ) – Nguyên nhân & cách chữa HIỆU QUẢ NHẤT
Trẻ bị ho nhiều về đêm là tình trạng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Bởi triệu chứng này ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ. Không dừng lại ở đó, ho về đêm còn có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang sống chung với nhiều bệnh lý đáng quan ngại. Cha mẹ cần chú ý để phát hiện sớm và can thiệp đúng cách.
Trẻ bị ho về đêm – Nguyên nhân do đâu?
Trẻ bị ho về đêm có thể là do một số nguyên nhân sau đây:
1. Nhiệt độ thấp
Vào ban đêm, nhiệt độ không khí thường xuống thấp, cùng với đó nếu không khí khô thì sẽ rất dễ khiến cổ họng của trẻ bị kích ứng. Đây là nguyên nhân thường gặp khiến trẻ có thể bị ho vào ban đêm, ngay cả khi ngủ.
2. Dị ứng
Ho do dị ứng là tình trạng xuất hiện khi trẻ hít phải không khí có chứa chất dị nguyên. Phấn hoa, lông thú, hay mạt bụi chính là các tác nhân gây dị ứng thường gặp nhất.
3. Bệnh hen suyễn
Tình trạng trẻ bị ho về đêm trong nhiều trường hợp còn liên quan trực tiếp đến bệnh hen suyễn. Bạn sẽ thấy rằng trẻ dễ bị ho từng cơn rất khó chịu khi thời tiết thay đổi hay khi trẻ tiếp xúc với dị nguyên.
=> XEM NGAY: Bé bị ho và nôn khi ngủ – Nguyên nhân và cách khắc phục HIỆU QUẢ NHẤT
4. Viêm xoang
Viêm xoang kèm theo tình trạng phù nề sẽ gây tăng tiết dịch nhầy khiến trẻ bị nghẹt tắc mũi. Đặc biệt, vào ban đêm khi trẻ ngủ thì dịch nhầy có thể chảy xuống cổ họng. Tình trạng này khiến cho niêm mạc họng bị kích ứng và làm cho trẻ bị ho từng cơn dữ dội.
5. Viêm họng
Viêm họng cũng là một trong những bệnh lý thường gặp về đường hô hấp có thể khiến trẻ bị ho về đêm khi ngủ. Tình trạng này thường là do cổ họng của trẻ bị kích ứng bởi các tác nhân gây hại. Có thể kèm theo một số triệu chứng như ngứa rát cổ họng, thân nhiệt cao, đau đầu, sưng hạch bạch huyết …
6. Trào ngược dạ dày thực quản
Đa phần khi trẻ bị ho về đêm phụ huynh sẽ nghĩ ngay đến các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, trào ngược dạ dày thực quản cũng là một nguyên nhân có liên quan.
Khi acid dịch vị trào ngược lên thực quản thì nó cũng sẽ tự động gây kích thích đến hệ thần kinh đường khí quản. Điều này khiến cho khí quản bị căng cứng và làm cho trẻ bị ho ngay cả khi ngủ.
=> ĐỌC THÊM: Trào ngược dạ dày thực quản gây ho, viêm họng phải làm sao?
7. Các vấn đề khác
Tình trạng ho về đêm ở trẻ cũng có thể dễ khởi phát hơn khi có những yếu tố nguy cơ khác như:
- Trọng lực khi ngủ;
- Không khí khô;
- Ăn tối no hay quá muộn;
- Phòng ngủ mất vệ sinh;
- Nhịp sinh học của cơ thể;
- Dị vật đường thở…;
7 Cách chữa nhanh chứng ho về đêm ở trẻ nhỏ
Để điều trị ho ở trẻ em một cách hiệu quả và an toàn, bạn có thể thử các biện pháp sau:
- Làm sạch mũi với nước muối sinh lý: Dùng khoảng 5 – 10 giọt nước muối sinh lý 0,9% nhỏ vào mũi trẻ để làm thông và sạch đường mũi, giúp trẻ giảm ho và ngủ yên giấc hơn.
- Đảm bảo trẻ có môi trường ngủ tốt:
- Đảm bảo phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ, không khói thuốc hoặc bất kỳ chất gây kích thích nào.
- Sử dụng đèn ngủ yếu hoặc đèn đêm để tránh làm phiền giấc ngủ của trẻ.
- Duy trì độ ẩm trong phòng: Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc bình nước để duy trì độ ẩm trong phòng, giúp giảm đờm và giúp trẻ thoải mái hơn khi ngủ.
- Tạo điều kiện dễ ngủ:
- Tạo môi trường yên tĩnh và thoải mái trước khi trẻ đi ngủ.
- Đọc truyện, hát hò hoặc thực hiện các hoạt động thư giãn trước giờ ngủ.
- Áp dụng một số phương pháp tự nhiên: Nếu trẻ bị ho về đêm do cảm lạnh hoặc đờm, bạn có thể sử dụng hơi nước ấm hoặc một chút mật ong (đối với trẻ trên 1 tuổi) để giảm triệu chứng.
- Cho trẻ uống nước: Cho trẻ uống nước ấm thường xuyên, nhưng hạn chế nước uống trước giờ ngủ để tránh tiểu đêm.
- Thảo luận với bác sĩ: Nếu tình trạng ho của trẻ kéo dài hoặc nặng hơn, hoặc nếu có triệu chứng khác như sốt, khó thở, ho có mủ, bạn nên thảo luận với bác sĩ để được tư vấn và điều trị chính xác.
Trường hợp triệu chứng ho về đêm ở trẻ là do bệnh lý thì tùy thuộc vào từng bệnh sẽ có thuốc điều trị đặc hiệu. Nên nhớ rằng, mọi loại thuốc dùng cho trẻ cần tuân thủ chỉ định từ bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc nếu gặp phải những vấn đề bất thường hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
Tham khảo thêm
- Bé bị ho sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi và cần lưu ý những gì? CHUYÊN GIA TƯ VẤN
- Trẻ ho có đờm không sốt là bị gì và cần làm gì? CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!