Bị Đau Quai Hàm Gần Tai Dấu Hiệu Bệnh Gì? Điều Trị Sao?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Đau quai hàm gần tai là hiện tượng khá phổ biến hầu như ai cũng từng mắc phải vài lần. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta thường chủ quan và không biết rằng đây được xem là một trong những triệu chứng của các bệnh lý răng hàm mặt như viêm khớp thái dương hàm, loạn năng thái dương hàm, sái quai hàm… Do đó, người bị đau quai hàm gần tai nên đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân, có hướng điều trị kịp thời. 

Đau quai hàm gần tai
Đau quai hàm gần tai có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về cơ khớp, bệnh răng miệng…

Đau quai hàm gần tai là sao?

Hàm là một cấu trúc quan trọng trong cơ thể, nó được cấu tạo bao gồm các khớp thái dương bên phải và bên trái, hệ thống cơ hàm và răng. 3 bộ phận này liên kết với nhau tạo nên sự vận động trơn tru giúp bộ răng của 2 hàm khớp vào nhau, thực hiện chức năng ăn nhai và giao tiếp nói chuyện.

Tuy nhiên, khi gặp phải các tổn thương nhất định sẽ làm suy giảm các chức năng này và kèm theo đó là cảm giác đau quai hàm gần tai. Ban đầu, cơn đau chỉ xuất hiện đột ngột và có thể tự biến mất trong thời gian ngắn. Nhưng càng về sau, khớp hàm ngày càng yếu dần đi, tần suất đau nhức tăng lên và kéo dài trong nhiều ngày liền, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động ăn uống và trò chuyện, giao tiếp hàng ngày. 

Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể gặp phải tình trạng đau quai hàm gần tai này, dù là trẻ nhỏ lẫn người lớn, nam giới hay nữ giới. Trong đó, một nghiên cứu cho thấy nữ giới đang trong độ tuổi dậy thì hoặc bước vào thời kỳ mãn kinh là nhóm đối tượng có nguy cơ bị đau quai hàm gần tai nhiều hơn. 

Bị đau quai hàm gần tai là dấu hiệu của bệnh gì?

Cơn đau quai hàm gần tai không xuất phát một cách tự nhiên, trên thực tế nó chính là dấu hiệu sớm của một số bệnh lý sau đây:

1. Viêm khớp thái dương hàm

Trên thực tế, có đến hơn 50% trường hợp bị đau quai hàm gần tai là do bệnh viêm khớp thái dương hàm. Khớp thái dương hàm bao gồm diện khớp của xương thái dương, diện khớp xương hàm dưới và các bộ phận khác như dây chằng, bao khớp, đĩa khớp và mô sau đĩa.

Đau quai hàm gần tai
Đau quai hàm gần tai là dấu hiệu đặc trưng nhất của chứng viêm khớp thái dương hàm

Những cơn đau nhức khi bị viêm khớp thái dương hàm thường xuất hiện có tính chu kỳ, đau kèm co thắt cơ và rối loạn, mất cân bằng vận động. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng liên quan khác như:

  • Cơn đau có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 bên mặt, mức độ đau càng nghiêm trọng khi bệnh tiến triển nặng; 
  • Đau bên trong và xung quanh gần tai; 
  • Khó cử động hàm, đóng mở miệng; 
  • Nhai thức ăn hay mở miệng nói chuyện phát sinh tiếng kêu lục cục;
  • Chóng mặt, đau đầu, nhức mỏi cổ, đau nhức thái dương; 
  • Cơ nhai bị phì đại khiến sưng phình mặt, mất cân đối; 
  • … 

Theo các nghiên cứu, viêm khớp thái dương hàm thường xảy ra ở những bệnh nhân xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, nhiễm khuẩn khớp… Ngoài ra, các chấn thương, tai nạn, stress, sang chấn tâm lý, nhai kẹo cao su nhiều, nghiến răng lúc ngủ, lão hóa khi về già… cũng là những yếu tố gây ra bệnh lý này. 

2. Loạn năng thái dương hàm

Loạn năng thái dương hàm không quá phổ biến, nếu không muốn nói là hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu đã mắc phải sẽ khiến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân hoàn toàn đảo lộn. Các triệu chứng của loạn năng thái dương hàm thường ít khi biểu hiện rõ ràng ra ngoài. Chỉ đến khi bệnh diễn tiến nặng, phát sinh biến chứng xơ cứng, hỏng khớp mới tiến hành điều trị thì đã muộn. 

Tuy nhiên, vẫn có một số ít triệu chứng được biểu hiện ra ngoài như: 

  • Không há to miệng được, hay mỏi cơ nhai và khó chịu mỗi khi cử động;
  • Đau nhức ngay cả khi không nhai, cử động; 
  • Ban đầu chỉ đau ở cơ nhai, đau hàm gần tai nhưng sau lan rộng toàn vùng đầu; 
  • Há to miệng phát ra tiếng lục cục; 
  • Kèm theo đó là ù tai, hoa mắt, chóng mặt, răng lung lay…; 

Loạn năng thái dương hàm thường là hậu quả của các vấn đề về răng như răng khôn mọc lệch, mất răng, răng mọc xô lệch, tai nạn làm chấn thương quai hàm, tật nghiến răng, stress, rối loạn tâm lý kéo dài…

3. Sái quai hàm

Thường xuyên bị đau quai hàm gần tai, nhất là khi há miệng rộng hoặc cười quá to không kiểm soát cũng có thể là do bị sái quai hàm. Khi mắc bệnh này, bệnh nhân thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau đầu, đau tai, đau mặt, cổ, đau vai gáy, ù tai, suy giảm thính giác, gặp khó khăn khi cử động cổ (nhất là vào buổi sáng sau khi ngủ dậy), phát ra tiếng kêu lục cục khi ăn uống, há miệng… 

Đau quai hàm gần tai
Sái quai hàm khi ăn uống hoặc mở rộng miệng gây ra những cơn đau quai hàm gần tai khó chịu

Khi bị sái quai hàm cần được xử lý nhanh chóng bằng cách nắn chỉnh lại quai hàm bởi bác sĩ chuyên nghiệp, đeo thiết bị cố định mặt hoặc phẫu thuật (nếu cần thiết). Lưu ý tuyệt đối không được tự ý nắn chỉnh hoặc nhờ người không có kinh nghiệm bẻ lại quai hàm vì rất nguy hiểm, dễ bị lệch hàm nặng, méo miệng gây khó khăn cho việc điều trị phục hồi. 

4. Viêm tủy xương quai hàm

Đây là tình trạng tủy xương quai hàm bị nhiễm trùng khá phổ biến, thường xảy ra do 2 nhóm nguyên nhân chính là: 

  • Do răng: Chẳng hạn như sâu răng, viêm nướu răng, viêm quanh chóp răng hoặc là biến chứng từ thủ thuật nhổ răng, cấy ghép hàm, nhiễm khuẩn túi thân răng mọc ngầm… dẫn đến viêm tủy xương quai hàm.
  • Không do răng: Thường là do một số loại nhiễm khuẩn toàn thân do các bệnh lý như sởi, cúm, giang mai, thương hàn, lậu… Cơ chế gây viêm tủy xương quai hàm là do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp thông qua máu, các vết thương hở vùng hàm mặt, khối u lành, ác tính trong xương hàm…

Người bị viêm tủy xương quai hàm thường có các triệu chứng đặc trưng như: 

  • Sưng tấy, nóng đỏ và đau quai hàm gần tai hoặc lan ra toàn bộ hàm; 
  • Kèm theo sốt cao trên 38 độ C, rét run từng cơn, mạch nhanh, rối loạn nhịp tim; 
  • Rối loạn chức năng ăn nhai, nuốt; 
  • Răng tại vị trí viêm xương hàm bị lung lay hoặc phá hủy, hư hại hoặc rụng dần nhưng niêm mạc nướu không liền; 

5. Viêm màng hoạt dịch

Đây là tình trạng lớp lót của khớp quai hàm hoặc dây chằng nối của khớp hàm bị viêm nhiễm. Các triệu chứng của viêm màng hoạt dịch thường chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, có thể kể đến một vài triệu chứng đặc trưng như:

  • Đau nhức khó chịu tại vị trí bị viêm, cụ thể ở đây là viêm khớp hàm gây đau quai hàm gần tai, khi dùng tay ấn vào cơn đau càng dữ dội hơn; 
  • Khô khớp hàm tạo ra âm thanh lục cục khi cử động hàm; 
  • Sưng đỏ hoặc bầm tím tại khớp hàm bị viêm;

Cũng như nhiều bệnh lý xương khớp khác, viêm bao hoạt dịch thường được khởi phát từ các nguyên nhân như: tuổi tác, lao động quá sức, duy trì một tư thế trong thời gian dài, mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, gout, viêm khớp dạng thấp, chấn thương nặng… 

6. Các vấn đề về viêm xoang

Một số vấn đề về viêm xoang, trong đó phổ biến nhất là viêm xoang hàm là bệnh lý gây ra tình trạng đau quai hàm gần tai. Bệnh lý này có liên quan chủ yếu đến môi trường sống và thời tiết xung quanh thay đổi đột ngột. Viêm xoang hàm được chia làm 2 nhóm là cấp tính và mãn tính với các triệu chứng đặc trưng như:

  • Cấp tính: Xuất hiện đau hai bên thái dương, đau đầu, đau mặt, lan rộng sang hai bên hốc mắt và tai. Đau nhức nhiều nhất vào buổi sáng, trưa và giảm dần vào buổi chiều tối hoặc khi người bệnh cúi đầu, gập người xuống thấp, vận động mạnh hoặc tác động mạnh vào hố răng, vùng mắt… Kèm theo đó là chảy nước mũi, lẫn dịch mủ, mùi hôi khó chịu. 
  • Mãn tính: Các triệu chứng viêm xoang hàm cấp tính kéo dài hơn 6 tuần không chữa khỏi sẽ chuyển sang mãn tính. Đặc trưng với các triệu chứng như đau nhức mặt, đau quai hàm gần tai, nghẹt mũi, chảy nước mũi, dịch tiết có màu xanh… Đây là giai đoạn rất dễ biến chứng sang viêm xương tủy, viêm màng não, áp xe não hoặc viêm tấy hốc mắt… 

6. Các vấn đề về răng miệng

Một số vấn đề về sức khỏe răng miệng sau đây được xem là nguyên nhân gây ra những cơn đau quai hàm gần tai khó chịu: 

Đau quai hàm gần tai
Nghiến răng thường xuyên là thói quen xấu khiến khớp quai hàm bị đau nhức
  • Thói quen nghiến răng; 
  • Sâu răng, viêm chân răng, răng mọc lệch, sưng nướu răng…; 
  • Lệch khớp cắn; 
  • Răng khôn mọc lệch;

Ngoài những nguyên nhân bệnh lý, tình trạng đau quai hàm gần tai còn có thể xảy ra do bạn thường xuyên thực hiện những thói quen xấu trong đời sống sinh hoạt. Chẳng hạn như nghiến răng khi ngủ, ngủ há miệng rộng, há miệng to khi ăn uống, la hét, đau dây thần kinh sinh ba (tam thoa) ở thái dương… đều là những tác nhân làm tổn thương khớp quai hàm và phát sinh cảm giác đau nhức. 

Triệu chứng nhận biết tình trạng đau quai hàm gần tai

Đau quai hàm gần tai thường được biểu hiện rất rõ ràng và dễ nhận biết thông qua một số triệu chứng sau:

  • Đau hàm, cứng hàm gây khó khăn trong việc há hoặc khép miệng; 
  • Đau nhức khắp vùng mặt, đặc biệt ở các vị trí như má, tai, đầu…; 
  • Cơn đau nhức xuất phát từ bên trong hoặc xung quanh tai; 
  • Kèm theo đó là đau đầu từng cơn, xuất hiện ở phía sau hoặc xung quanh mắt, cơn đau nhanh chóng lan rộng và gây suy giảm thính giác; 

Phương pháp xử lý điều trị đau quai hàm gần tai hiệu quả

Có thể thấy, đau quai hàm gần tai là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác nhau nên việc điều trị bằng phương pháp gì, có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào chẩn đoán từng nguyên nhân cụ thể.

Trong đó, nếu đau quai hàm gần tai là do các yếu tố khách quan có thể được điều trị bằng thuốc kết hợp các biện pháp giảm đau tại nhà. Nhưng nếu là dấu hiệu của các bệnh lý và đã tiến triển đến giai đoạn nặng, việc dùng thuốc không còn hiệu quả, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị khác bằng các thủ thuật y tế phù hợp, trong đó có cả bao gồm phẫu thuật để điều trị dứt điểm bệnh lý. 

Dưới đây là chi tiết một số biện pháp xử lý cơn đau quai hàm gần tai hiệu quả:

1. Giảm đau tức thì bằng các mẹo tại nhà

Để chấm dứt nhanh chóng tức thì cơn đau quai hàm gần tai, bệnh nhân có thể áp dụng các mẹo giảm đau sau đây: 

Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Đây là giải pháp giúp giảm cơn đau đau quai hàm tạm thời nhưng rất hiệu quả nhanh chóng. Không chỉ đau quai hàm gần tai, mẹo này đem lại hiệu quả rõ rệt với hầu hết các trường hợp đau nhức, sưng viêm tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. 

Đau quai hàm gần tai
Chườm nóng hoặc chườm lạnh là mẹo hiệu nghiệm giúp giảm đau quai hàm nhanh chóng
  • Chườm nóng: Nhiệt độ nóng vừa phải giúp giảm nhanh cơn đau nhức mãn tính nhờ khả năng làm giãn mạch máu, kích thích làm tăng lưu lượng máu di chuyển đến vùng khớp hàm bị tổn thương. Nhờ đó giúp cải thiện cơn đau nhức nhanh chóng. Bạn có thể dùng túi chườm nóng chuyên dụng hoặc dùng khăn nóng áp vào vị trí hàm đau nhức trong vòng 20 phút. Lưu ý tránh chườm lên vết thương hở, sung huyết, có mủ. 
  • Chườm lạnh: Trường hợp bị đau quai hàm gần tai kèm theo sưng viêm nên ưu tiên thực hiện chườm lạnh. Cơ chế này là ức chế tốc độ dòng máu chậm lại và giảm tuần hoàn tại chỗ, từ đó giảm phản ứng viêm và đau nhức, giảm phù nề. Bạn cho viên đá nhỏ vào trong túi hoặc khăn, bọc lại rồi áp lên vùng hàm bị đau khoảng 10 phút. 

Bấm huyệt, xoa bóp cơ hàm

Bấm huyệt, xoa bóp là những phương pháp được các chuyên gia đánh giá cao trong việc làm giảm nhanh chóng cơn đau nhức quai hàm gần tai. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện thao tác nhấn nhẹ vào các vị trí hàm bị đau bằng ngón trỏ và ngón giữa. Sau đó xoa bóp nhẹ nhàng theo chuyển động tròn 5 – 10 vòng rồi ngưng lại để thử cử động miệng. Lặp lại thao tác này nhiều lần cho đến khi cảm giác được cơn đau đã thuyên giảm. Đồng thời, việc massage nhẹ nhàng các cơ bên cổ vài dạo cũng đem lại hiệu quả hỗ trợ giảm đau nhức cơ hàm phần nào. 

Dùng thuốc giảm đau không kê đơn

Đối mặt với các cơn đau quai hàm gần tai bộc phát đột ngột, bạn có thể sử dụng ngay các loại thuốc giảm đau không kê đơn để đạt hiệu quả giảm đau tức thì. Tuy nhiên, tuyệt đối không được lạm dụng loại thuốc này quá mức vì thuốc Tây vốn tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ rủi ro cho sức khỏe. 

Một vài loại thuốc giảm đau không kê đơn cho người bị đau quai hàm gần tai phổ biến như:

  • Thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol hoặc Acetaminophen (Panadol, Tylenol); 
  • Nhóm thuốc chống viêm giảm đau không chứa steroid (NSAID) như  Ibuprofen (Advil, Motrin), Aspirin, Naproxen (Aleve)… 

Sử dụng máng nhai bảo vệ miệng

Điều trị giảm đau quai hàm gần tai bằng máng nhai là biện pháp bảo tồn được nhiều nha khoa chỉ định áp dụng. Mục đích của việc sử dụng máng nhai là ngăn chặn các thói quen xấu như nghiến răng, nghiến hàm khi ngủ, bảo vệ toàn bộ hàm răng khỏi các tác nhân kích ứng gây viêm nhiễm, từ đó giảm đau nhức cơ đau quai hàm đáng kể. Để tăng hiệu quả điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng thêm phương pháp chiếu tia hồng ngoại. 

Đau quai hàm gần tai
Đeo máng nhai giúp cải thiện cơn đau quai hàm gần tai hiệu quả và bảo vệ hàm khỏi tật nghiến răng

Tận dụng các loại thảo dược dân gian

Bên cạnh cách giảm đau quai hàm gần tai theo y học hiện đại, bạn cũng có thể cân nhắc áp dụng loại thảo dược có tác dụng giảm đau theo dân gian sau đây: 

  • Lá lốt: Lá lốt có đặc tính kháng khuẩn tốt, giảm viêm nhờ chứa thành phần các hoạt chất như beta caryphylen, benzyl axetat, ancaloit. Bạn dùng lá lốt sắc kỹ lấy nước, uống 2 lần/ ngày trong thời gian dài để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Lá ngải cứu: Ngải cứu được biết đến với khả năng giảm sưng viêm, đau nhức cực kỳ hiệu quả, nhất là đối với các bệnh xương khớp. Bạn giã nát lá ngải cứu, vắt lấy nước cốt rồi trộn cùng một ít mật ong để dễ uống hơn. Dùng 2 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Rượu gừng: Gừng chứa các hoạt chất đặc trưng có khả năng kích thích quá trình tuần hoàn máu, giảm sưng viêm và đau nhức quai hàm hiệu quả. Tiến hành các bước sơ chế gừng sạch sẽ rồi cho vào bình thủy tinh ngâm với rượu trắng nguyên chất. Ngâm khoảng 3 – 5 ngày là có thể sử dụng được. Bạn dùng rượu gừng thoa trực tiếp lên vùng khớp quai hàm đau nhức 2 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Lưu ý: Áp dụng các mẹo dân gian chỉ đem lại tác dụng giảm đau tạm thời và hỗ trợ điều trị bệnh là chính. Không có khả năng trị bệnh tận gốc nên không được áp dụng thay thế hoàn toàn cho các biện pháp y tế được bác sĩ chỉ định. 

Tăng cường bổ sung canxi và magie

Việc thường xuyên ăn các loại thực phẩm giàu canxi, magie được xem là giải pháp hữu hiệu trong việc cải thiện cơn đau quai hàm gần tai, nhất là ở những người bị viêm khớp thái dương hàm. Vì canxi và magie là 2 loại khoáng chất có khả năng thúc đẩy sự thư giãn của cơ bắp, xoa dịu căng thẳng thần kinh tạo áp lực lên cơ hàm, từ đó giảm đau một cách hiệu quả.

Bạn có thể bổ sung 2 chất này thông qua nhiều dạng khác nhau như ăn uống các loại thực phẩm giàu magie, canxi hoặc dạng bột thuốc với liều cơ bản là 500mg canxi + 250mg magie, trộn vào ly nước cam uống mỗi buổi sáng. 

2. Điều trị bằng thuốc Tây

Để kiểm soát cơn đau nhức, mức độ sưng viêm cùng các triệu chứng bệnh lý liên quan đến tình trạng đau quai hàm gần tai sẽ được chỉ định dùng thuốc. Với các trường hợp cấp tính sẽ phải dùng thuốc từ 7 – 10 ngày để kiểm soát. Sau đó, tùy theo mức độ thuyên giảm mới được thực hiện các biện pháp xâm lấn (nếu cần thiết). 

Đau quai hàm gần tai
Đau quai hàm gần tai có thể được cải thiện bằng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, kháng sinh…

Một số loại thuốc sử dụng phổ biến như:

  • Thuốc giảm đau: Thường dùng nhất là Paracetamol giúp giảm đau nhanh chóng nhưng không có tác dụng kháng viêm. 
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Có tác dụng chống viêm và hỗ trợ giảm đau khớp hàm hiệu quả. Điển hình như Diclofenac, Aspirin, Meloxicam…
  • Thuốc kháng sinh: như Oxacillin, Penicillin G… được chỉ định sử dụng trong những trường hợp bị đau quai hàm gần tai do nhiễm khuẩn. 
  • Thuốc corticosteroid: được chỉ định dùng khi các loại thuốc trên không hiệu quả. Thuốc có tác dụng kháng viêm cao nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, ảnh hưởng sức khỏe nên cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng. 

3. Can thiệp điều trị y tế

Những trường hợp bị đau quai hàm gần tai xuất phát từ bệnh lý hoặc các tổn thương nghiêm trọng không thể tự phục hồi sẽ được chỉ định những phương pháp điều trị y tế cụ thể:

Đau quai hàm gần tai
Can thiệp điều trị y tế bằng các phương pháp nha khoa theo chỉ định trong những trường hợp đau quai hàm gần tai nghiêm trọng
  • Điều trị nha khoa: Tùy từng trường hợp cụ thể mà người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp cụ thể như nhổ răng khôn, niềng răng, thủ thuật chỉnh khớp cắn…  nhằm cải thiện đau nhức, điều chỉnh các vị trí răng để đảm bảo sự cân bằng khớp cắn, giảm áp lực lên khớp hàm. Ngoài ra, nếu mắc các bệnh lý răng miệng bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện chữa tủy răng, hàn trám răng sâu, nạo túi nha chu… để phục hình răng hoặc nhổ răng trong trường hợp tổn thương nghiêm trọng khó bảo tồn. 
  • Phẫu thuật hàm: Những trường hợp bị đau quai hàm gần tai dữ dội và kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã áp dụng các biện pháp khác sẽ được chỉ định phẫu thuật để xử lý tổn thương, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Phẫu thuật khớp quai hàm là kỹ thuật y khoa phức tạp, đòi hỏi quá trình thực hiện đúng quy chuẩn, người thực hiện có chuyên môn cao để tránh phát sinh rủi ro. 

Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa đau quai hàm gần tai 

Để hỗ trợ cải thiện tình trạng đau quai hàm gần tai cũng như phòng ngừa tái phát trở lại, bạn cần hạn chế và tăng cường thực hiện các vấn đề sau đây: 

Hạn chế/ tránh thực hiện

  • Hạn chế nằm nghiêng hẳn sang một bên hoặc đặt tay dưới hàm khi ngủ. Vì tư thế này chính là nguyên nhân tạo áp lực lên cơ hàm, phát sinh đau nhức 1 bên, có thể là đau quai hàm gần tai trái hoặc đau quai hàm gần tai phải. 
  • Tránh ăn các loại thực phẩm thô cứng, dai, dính, tránh nhai kẹo cao su hoặc dùng răng cắn các vật cứng như bút bi, cắn đá, móng tay… 
  • Tránh ăn nhai thức ăn chỉ 1 bên hàm vì rất dễ gây lệch hàm và đau nhức.

Nên thực hiện

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D, canxi vào thực đơn ăn uống hàng ngày. 
  • Ưu tiên chọn lựa các loại thực phẩm chế biến dạng lỏng, mềm, dễ nuốt, nấu chín kỹ hoặc cắt nhỏ trước khi ăn. 
  • Khi ngáp bạn hãy dùng tay đỡ phía dưới hàm. 
  • Học cách thư giãn quai hàm, massage xoa bóp hàng ngày hạn chế tái phát đau nhức. 
Đau quai hàm gần tai
Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D, canxi vào thực đơn hàng ngày hỗ trợ tăng cường sức mạnh cơ hàm

Đau quai hàm gần tai mặc dù phổ biến nhưng không phải trường hợp nào cũng tự khỏi được. Nhất là với những trường hợp mắc các bệnh lý cần được thăm khám sớm và điều trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng, bảo tồn cấu trúc khớp quai hàm và chức năng của nó. Do đó, nếu nghi ngờ bản thân có dấu hiệu bệnh, hãy nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa răng hàm mặt để có hướng điều trị phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Bệnh viêm khớp thái dương hàm – Biểu hiện và cách điều trị
Bệnh viêm khớp thái dương hàm là tình trạng tổn thương xảy ra ở vùng thái dương hàm. Tuy không…
Đau quai hàm gần tai Bị Đau Quai Hàm Gần Tai Dấu Hiệu Bệnh Gì? Điều Trị Sao?

Đau quai hàm gần tai là hiện tượng khá phổ biến hầu như ai cũng từng mắc phải vài lần.…

Chế độ ăn cho người viêm khớp thái dương hàm Viêm khớp thái dương hàm nên ăn gì và kiêng gì để tốt hơn?

Viêm khớp thái dương hàm nên ăn gì và kiêng gì? là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm.…

Địa chỉ khám và chữa viêm khớp thái dương hàm 9 Địa chỉ uy tín khám và chữa trị viêm khớp thái dương hàm

Địa chỉ khám và chữa viêm khớp thái dương hàm luôn được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi lựa chọn…

Phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm Phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm đạt chuẩn bộ Y tế

Tuân thủ phác đồ điều trị viêm khớp thái dương hàm giúp kiểm soát nhanh các triệu chứng lâm sàng,…

Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi không Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi không? Cần bao lâu?

Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi không? là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi bệnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua