Làm sao biết trẻ bị ho khan và nên uống thuốc gì tốt?
Ho khan là một trong những bệnh về đường hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ. Trẻ bị ho khan kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn gây tổn thương phổi của bé. Có thể phát triển nhiều biến chứng khó lường nếu không điều trị kịp thời.
Biểu hiện trẻ bị ho khan
Khi bị ho khan, trẻ sẽ ho rất nhiều và kéo dài từng cơn. Ho khan không kèm theo đờm hoặc rất ít, sổ mũi và ngứa rát cổ họng. Trẻ bị ho khan gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến trẻ hay quấy khóc và khó chịu.
Tùy theo nguyên nhân gây ho khan mà các triệu chứng và mức độ nguy hiểm có thể khác nhau.
- Nếu nguyên nhân gây ho xuất phát từ viêm phế quản, có thể trẻ bị ho ra đờm màu xanh và mệt mỏi khi thở;
- Nếu có dị vật trong cổ, sắc mặt trẻ sẽ tím tái cùng với những cơn ho khan;
Tình trạng ho khan của trẻ em thường kéo dài từ 2-4 tuần. Ho do virus, thời gian có thể còn lâu hơn. Nếu ho kéo dài hơn 4 tuần gọi là ho mãn tính, dưới 4 tuần là ho cấp tính.
Nguyên nhân khiến trẻ ho khan
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ho khan ở trẻ em. Bao gồm:
- Ô nhiễm không khí;
- Nhiễm virus;
- Mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, hen suyễn…;
- Thời tiết thay đổi thất thường;
- Chảy dịch mũi sau;
=> ĐỌC NGAY: Trẻ ho có đờm không sốt là bị gì và cần làm gì? CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Trẻ bị ho khan nên uống thuốc gì tốt nhất?
Khi trẻ ho, phụ huynh đừng vội dùng kháng sinh. Rất có thể đó chỉ là triệu chứng ho bình thường. Nếu tình trạng do xuất hiện nhiều lần và kéo dài nhiều ngày, ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra nguyên nhân.
Đối với việc dùng thuốc cần hết sức thận trọng và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc trị ho: Đa số trường hợp trẻ bị ho khan đều có thể dùng thuốc ho để kiểm soát tình trạng. Hiện nay, các loại thuốc ho dành cho trẻ em trên thị trường đều có chứa hoạt chất dextromethorphan.
- Thuốc long đờm: Có tác dụng làm loãng dịch đờm, giúp cơ thể dễ dàng tống đờm ra khỏi cơ thể. Một số loại có thể dùng cho trẻ em như guaifenesin, bromhexin, acetylcystein…
- Thuốc ho thảo dược: Đây là nhóm dược phẩm được nhiều bố mẹ chọn lựa sử dụng cho trẻ. Chúng có nhiều dạng điều chế như siro, viên uống, kẹo ngậm… dễ sử dụng
Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa trẻ bị ho khan
- Cho trẻ uống nhiều nước, ưu tiên nước ấm, nhất là trong những ngày trời hanh khô.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc đun ấm nước sôi với một ít sả, chanh và gừng/
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Ưu tiên cho trẻ ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo hoặc súp.
- Vệ sinh chân tay trẻ sạch sẽ và thường xuyên.
- Không cho trẻ mút tay hoặc cầm các vật nhỏ, phòng trường hợp bé nuốt phải những vật này.
- Không để quạt quá gần trẻ, nhất là khi quạt đang được bật với công suất to. Tốt nhất đừng để trẻ tiếp xúc trực tiếp với hướng gió thổi, dù là quạt máy hay máy lạnh.
- Cho trẻ sinh hoạt trong không gian thoáng mát, tránh đổ quá nhiều mồ hôi để mồ hôi thấm trở lại cơ thể gây nhiễm lạnh và ho khan.
- Những ngày trời nóng bức, cần hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều đồ lạnh như nước đá bào hoặc kem.
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bố mẹ nắm rõ cách dùng thuốc và xử lý an toàn khi trẻ bị ho khan. Trong trường hợp nghiêm trọng trọng, trẻ ho dai dẳng kéo dài không thuyên giảm nên thăm khám chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Tham khảo thêm
- Trẻ bị ho về đêm (khi ngủ) – Nguyên nhân, cách chữa HIỆU QUẢ NHẤT
- Trẻ bị viêm họng nhưng không ho – Nguyên nhân, Cách trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!