Uống glucosamine có hại thận không? Ai không nên dùng?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Uống glucosamine có hại thận không? Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như loại glucosamine, liều lượng, thời gian cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể của người dùng.

Uống glucosamine có hại thận không?

Về vấn đề uống glucosamine có hại thận không? Các chuyên gia cho biết, câu trả lời là không chắc chắn. Glucosamine là một chất tự nhiên được tìm thấy trong sụn khớp. Nó có tác dụng kích thích sản xuất sụn mới, giúp giảm đau và cải thiện chức năng khớp ở những người bị viêm khớp.

Bên cạnh việc chuyển hóa qua gan, một lượng nhỏ glucosamine cũng bài tiết qua thận khi bổ sung bằng viên uống. Và một số nghiên cứu đã cho thấy rằng việc lạm dụng, sử dụng glucosamine lâu dài gây ảnh hưởng đến chức năng thận, đặc biệt là ở những người có tiền sử mắc các bệnh về thận hoặc suy thận.

Uống glucosamine có hại thận không?
Tìm hiểu uống glucosamine có hại thận không? Những ai không nên dùng?

Cụ thể glucosamine được hấp thụ vào máu và được thải trừ qua thận. Do đó, những người mắc bệnh thận có thể có nguy cơ tích tụ glucosamine trong cơ thể, dẫn đến các tác dụng phụ như:

  • Tăng creatinine huyết thanh
  • Giảm chức năng thận
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Ngoài ra các thống kê cũng cho thấy rằng viêm thận kẽ cấp tính xảy ra ở người dùng glucosamine hơn 2 năm. Một số bệnh nhân có dấu hiệu suy thận không đặc hiệu, nhiễm độc tính cao trong gan và thận sau một thời gian dài dùng glucosamine thông qua các chế phẩm.

Mặt khác, glucosamine có thể tương tác với một số thuốc điều trị bệnh thận, làm giảm hiệu quả của thuốc.

Tuy nhiên, một vài nghiên cứu khác lại cho thấy glucosamine không gây hại cho thận. Một nghiên cứu được thực hiện trên 1.500 người sử dụng glucosamine trong vòng 2 năm cho thấy không có sự khác biệt đáng kể nào về chức năng thận giữa nhóm sử dụng glucosamine và nhóm đối chứng.

Như vậy, hiện nay vẫn chưa có đủ bằng chứng để khẳng định việc sử dụng glucosamine có hại thận hay không. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, những người có tiền sử bệnh thận hoặc suy thận nên thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng glucosamine.

Tham khảo thêm: Hút thuốc có ảnh hưởng đến thận, làm thận yếu không?

Cách dùng glucosamine an toàn cho thận

Để an toàn cho thận, chuyên gia khuyến cáo dùng glucosamine với liều 1.500mg /ngày trong vòng 1-2 tháng đầu và nên duy trì liều lượng. Sau đó giảm dần liều dùng trong vòng 3 hoặc 6 tháng tiếp theo. Nên uống glucosamine với nhiều nước lọc hoặc nước ấm, uống trong bữa ăn hoặc sau khi ăn xong.

Chỉ nên dùng glucosamine với liều 1.500mg /ngày
Chỉ nên dùng glucosamine với liều 1.500mg /ngày, không dùng đồng thời nhiều loại và nhiều liều dùng khác nhau

 Bên cạnh liều dùng an toàn, bạn cũng cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng glucosamine, đặc biệt là những người có bệnh lý về thận.
  • Không dùng glucosamine với nhiều loại cùng một lúc và với liều lượng khác nhau. Điều này có thể dẫn đến tình trạng quá liều (chẳng hạn như huyết áp không ổn định hoặc tăng đường huyết), gây hại cho thận.
  • Ngừng dùng glucosamine và thông báo ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
  • Glucosamine có tác dụng chậm, cần dùng liên tục từ 2 – 3 tháng. Sau mỗi liệu trình sử dụng, bạn cần đánh giá tổng quát để có cái nhìn tổng quan về hiệu quả sử dụng glucosamine, đồng thời xem xét liệu có nên tiếp tục dùng hay không.

Các sản phẩm bổ sung glucosamine thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp, đau nhức xương khớp,… Dưới đây là một số sản phẩm chất lượng và được dùng phổ biến trên thị trường và giá bán tham khảo:

  • Kirkland Glucosamine HCL 1500mg with MSM 1500mg (Mỹ): 559.000 VNĐ/ hộp 375 viên.
  • Blackmores Glucosamine & Fish Oil (Úc): 348.000 VNĐ/ hộp.
  • Viên uống Glucosamine Nhật Bản Orihiro 1500mg: 295.000 VNĐ/ hộp 360 viên.
  • Ostrovit Glucosamine + MSM + Chondroitin: 350.000 VNĐ/ hộp 90 viên.
  • Viên uống hỗ trợ xương khớp DoppelHerz Glucosamin 1550 (Đức): 204.000 VNĐ/ hộp.
  • NOW Glucosamine 1000: 350.000 VNĐ/ hộp 60 viên, 550.000 VNĐ/ hộp 180 viên.

Những ai không nên bổ sung Glucosamine?

Mặc dù mang đến nhiều lợi ích nhưng glucosamine có thể gây ra một số tác dụng phụ, phổ biến hơn ở một số đối tượng. Do đó, chuyên gia khuyên không dùng glucosamine cho những trường hợp sau:

Không dùng cho người bệnh suy thận nặng
Không dùng glucosamine cho người bệnh suy thận nặng hoặc đang lọc máu
  • Người dưới 18 tuổi
  • Dị ứng với các thành phần của sản phẩm, dị ứng hải sản
  • Đang mang thai hoặc đang nuôi con bú
  • Người bệnh suy thận nặng hoặc đang trong giai đoạn lọc máu chu kỳ
  • Người có vấn đề về tim mạch, điều trị nhiễm khuẩn tai mũi họng, bị cảm cúm
  • Chảy máu không ổn định
  • Rối loạn đông máu bẩm sinh
  • Đang dùng thuốc tăng lipid máu, thuốc hạ sốt giảm đau để điều trị bệnh
  • Người lớn tuổi bị đái tháo đường hoặc có vấn đề về tuyến giáp, bệnh nhân điều trị kéo dài với thuốc kháng sinh cần thận trọng
  • Người bị hen suyễn nên hạn chế sử dụng.

Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại bổ sung phù hợp với tình trạng của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc hoặc lo lắng nào về vấn đề uống glucosamine có hại thận không, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

Bài viết liên quan:

Chia sẻ:
Các thực phẩm tốt cho thận – Nên bổ sung mỗi ngày

Bổ sung thực phẩm tốt cho thận đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe thận và…

Tổng Hợp Phản Hồi Thực Tế Của Người Dùng Về Bài Thuốc Mãnh Lực Phục Dương Khang

Mãnh lực Phục dương khang là bài thuốc điều trị sinh lý nam nổi tiếng của Trung tâm Thuốc dân…

Hội chứng thận hư kháng thuốc – Điều cần biết

Hội chứng thận hư kháng thuốc thường xảy ra khi bệnh nhân phải điều trị bệnh với các hóa, dược…

Uống gì tốt cho thận? 5 loại nước đỉnh nhất, dễ làm

Tìm hiểu uống gì tốt cho thận là một việc làm cần thiết và quan trọng, góp phần nâng cao…

Đi tiểu nhiều lần là một trong những dấu hiệu đặc trưng của chứng thận yếu Bệnh thận yếu đi tiểu nhiều lần và cách chữa trị

Thận yếu đi tiểu nhiều lần xảy ra do chức năng thận suy giảm, khiến khả năng tái hấp thu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua