Triệu chứng bệnh gút mạn tính và cách điều trị, phòng biến chứng
Người mắc bệnh gút mạn tính thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát, điều trị. Các biến chứng có thể phát sinh bất cứ lúc nào khiến sức khỏe bệnh nhân bị đe dọa nghiêm trọng.
Bệnh gút mạn tính là gì?
Bệnh gút mạn tính là một dạng viêm khớp có tính chất kéo dài và hay tái phát. các triệu chứng bệnh có thể bị kích hoạt một cách đột ngột và xuất hiện bất cứ lúc nào do tình trạng dư thừa axit uric trong máu cùng với sự hiện diện của các tinh thể muối urat sắc nhọn.
So với bệnh gút cấp tính, các dấu hiệu bệnh trong giai đoạn mãn có mức độ nặng nề hơn rất nhiều và người bệnh cũng có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn. Thêm vào đó, việc điều trị bệnh gút mạn tính cũng sẽ phức tạp hơn. Người bệnh cần có biện pháp kiểm soát tốt để chung sống “hòa bình” với căn bệnh này suốt đời.
Bạn cần biết: Bệnh gút có bị lây không, qua đường nào?
Nguyên nhân gây gút mạn tính
Nguyên nhân chính khiến bệnh gút mạn tính khởi phát chính là do sự tái đi tái lại của những đợt gút cấp tính không được kiểm soát. Ngoài ra, một số yếu tố sau sẽ có thể là yếu tố tác nhân:
- Chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh, dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa purin khi đang bị gút.
- Rối loạn chuyển hóa gucid – protid – lipid
- Yếu tố gen di truyền
- Chức năng thận suy giảm nghiêm trọng
- Lạm dụng rượu bia, chất kích thích
- Mắc các bệnh về đường tiết niệu, viêm khớp, đái tháo đường…
Triệu chứng bệnh gút mãn tính
Khi gút chuyển sang giai đoạn mãn tính, người bệnh sẽ nhận thấy các dấu hiệu sau:
- Cơn đau dữ dội và dai dẳng kéo dài xuất hiện với tần suất dày đặc.
- Hạt tophi bắt đầu hình thành ở xung quanh khớp với nhiều kích thước lớn bé khác nhau tùy thuộc vào lượng muối urat kết tủa.
- Khớp bị tổn thương có dấu hiệu sưng đỏ và nóng lên.
- Khớp có thể bị biến dạng khi hạt tophi phát triển, chèn ép lên hệ thống dây thần kinh và ăn mòn sụn xương.
- Khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế rõ rệt. Khi di chuyển hay vận động mạnh, những cơn đau có thể sẽ nghiêm trọng hơn.
Xem thêm: Triệu chứng bệnh gút ở người trẻ tuổi và cách điều trị hiệu quả
Bệnh gút mạn tính có nguy hiểm không?
Bệnh gút nếu sớm phát hiện và điều trị thì sẽ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, khi bệnh gút chuyển sang giai đoạn mạn tính thì việc kiểm soát sẽ trở nên rất khó khăn.
Lúc này, các biến chứng nguy hiểm sẽ rất dễ phát sinh, đôi khi tính mạng người bệnh còn đứng trước nguy cơ bị đe dọa. Sau đây là các biến chứng thường gặp nhất:
1. Hỏng khớp, bại liệt
Ở giai đoạn mãn tính, các hạt tophi sẽ xuất hiện ở các khớp bị tổn thương do tinh thể muối urat tích tụ nhiều. Nếu không sớm can thiệp, hạt tophi sẽ phát triển rất nhanh. Lúc này, tế bào da và các mô sụn ở xung quanh khớp sẽ bị ăn mòn dần.
Người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đau nhức mãn tính, dai dẳng kéo dài. Khớp rất dễ bị biến dạng, thậm chí còn bị phá hủy hoàn toàn. Chức năng vận động bị đe dọa nghiêm trọng, người bệnh có thể đứng trước nguy cơ bại liệt vĩnh viễn.
2. Tổn thương thận
Khi bị gút mãn tính, lượng axit uric thường tồn tại ở mức cao trong máu khiến thận không thể đào thải hết. Chúng có thể khiến các tinh thể muối urat hình thành và lắng đọng ngay tại thận và khiến thận bị tổn thương.
Các vấn đề về thận dễ gặp nhất khi bị gút mạn tính bao gồm:
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc điều trị gút còn dễ gây tác dụng phụ. Điều này có thể gây suy giảm chức năng của thận và phát sinh các vấn đề như ngộ độc thận, suy thận…
Tìm hiểu thêm: Mối liên hệ giữa bệnh gút và suy thận – Nguy hiểm chết người
3. Đột quỵ
Đây cũng là vấn đề mà người bệnh cần hết sức chú ý khi bị gút mạn tính. Biến chứng này sẽ phát sinh khi các tinh thể muối urat lắng đọng trực tiếp trong lòng mạch máu.
Lúc này, quá trình lưu thông máu sẽ bị cản trở, hệ mạch, van tim hay cơ tim thường bị tổn thương. Chính điều này đã làm nguy cơ đột quỵ, tai biến tăng lên. Nếu các biến chứng này không sớm được kiểm soát, tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa.
4. Các biến chứng khác của bệnh gút mạn tính
Ngoài các biến chứng được đề cập trên đây, bệnh gút mãn tính còn có thể gây ra các biến chứng khác, bao gồm:
- Rối loạn cảm giác
- Tầm nhìn kém, khô mắt
- Đục thủy tinh thể
- Viêm loét dạ dày
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng
Chẩn đoán bệnh gút mạn tính
Khi bệnh gút đã chuyển sang giai đoạn mạn tính thì việc điều trị sẽ phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn. Quá trình chữa trị luôn phải được kiểm soát bởi bác sĩ chuyên khoa để tránh các vấn đề nguy hiểm phát sinh.
Trước khi đưa ra phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành bước thăm khám và chẩn đoán gút mãn tính. Các xét nghiệm sau thường sẽ được sử dụng:
- Siêu âm
- Xét nghiệm máu
- Chụp X-quang
- Xét nghiệm dịch khớp
- Chụp cắt lớp
Kết quả của các xét nghiệm sẽ giúp nhận diện tình trạng bệnh một cách chính xác nhất.
Xem chi tiết: Các xét nghiệm bệnh gút & lưu ý cần biết trước khi đi khám
Cách điều trị bệnh gút mạn tính
Một số phương pháp đang được lựa chọn để chữa bệnh gút mạn tính bao gồm:
1. Sử dụng thuốc điều trị gút mạn
Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất với bệnh gút mạn tính. Tùy thuộc vào diễn tiến của bệnh và biểu hiện triệu chứng mà bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc phù hợp nhất.
- Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid:
Nhóm thuốc này có giá trị kiểm soát tốt tình trạng đau nhức. Đồng thời có thể ức chế các phản ứng viêm phát triển khiến khớp bị tổn thương nặng nề.
Thuốc được chỉ định có thể là dạng giảm đau thông thường hay một số loại kháng viêm như Diclofenac, Aspirin, Ibuprofen… Nếu các loại thuốc này không đáp ứng thì bác sĩ có thể sẽ yêu cầu Corticosteroid đường uống hay đường tiêm.
Trong một số trường hợp thuốc colchicine cũng có thể được dùng khi triệu chứng trở nên trầm trọng.
- Thuốc hạ acid uric:
Nhóm thuốc này có tác dụng điều tiết lượng axit uric để làm chậm quá trình kết tủa, hình thành tinh thể muối urat. Từ đó sẽ giúp bệnh gút mạn tính được kiểm soát tốt hơn.
Thuốc giảm axit uric được chia làm 3 nhóm chính:
- Thuốc giảm tổng hợp axit uric: Allopurinol, Febuxostat, Topiroxostat…
- Thuốc tăng thải axit uric: Probenencid, Benzbromarone, Lesinurad…
- Thuốc hủy urat: Pegloticase, Rasburicase…
Tất cả các thuốc được sử dụng trong điều trị gút mạn tính đều tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tác dụng phụ. Chính vì thế mà người bệnh cần hết sức cẩn trọng, dùng đúng cách với chỉ định từ bác sĩ. Khi triệu chứng chưa đáp ứng hay có vấn đề bất thường phát sinh, hãy chủ động báo cho bác sĩ để được can thiệp kịp thời.
Đừng bỏ qua: Các loại thuốc mới điều trị bệnh gout – Cập nhật 2024
2. Phẫu thuật
Liệu pháp phẫu thuật thường không được khuyến khích trong điều trị bệnh gút mạn tính. Tuy nhiên, trong những trường hợp khẩn thiết, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định.
Phẫu thuật thường được áp dụng khi các hạt tophi phát triển quá mức. Lúc này các khớp, hệ thống thần kinh và các cơ quan trong cơ thể đứng trước nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh đứng trước nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Mục đích của việc phẫu thuật là loại bỏ hạt tophi để phục hồi chức năng vận động. Mặc dù vậy, khi kích thước hạt quá lớn hay hạt dính liền với khớp thì cũng không thể cắt bỏ. Ngoài ra, quá trình phẫu thuật cũng sẽ tiềm ẩn những rủi ro nhất định.
Xem thêm: Bệnh gút khi nào cần mổ để loại bỏ hạt tophi?
6 Cách ngăn ngừa bệnh gút mạn tính, phòng biến chứng
Bệnh gút mạn tính nếu kiểm soát không tốt sẽ rất dễ phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế mà nguyên tắc để phòng ngừa biến chứng đó là cần kiểm soát tốt diễn tiến của bệnh.
Cần chú ý đến những khuyến nghị sau đây:
- Nghiêm túc trong việc điều trị, thường xuyên tái khám để nắm bắt tốt hơn tình trạng bệnh.
- Điều chỉnh chế độ ăn khoa học, tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều purin.
- Không sử dụng chất kích thích, uống rượu bia, nước ngọt hay đồ uống có gas.
- Bổ sung đủ lượng nước cơ thể cần, mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít để tăng cường trao đổi chất cũng như thanh lọc cơ thể. Điều này sẽ hỗ trợ tốt hơn cho quá trình đào thải axit uric.
- Tránh vận động mạnh hay làm việc quá sức, nhất là khi các khớp đang bị sưng đau, tổn thương. Chú ý cân bằng tốt giữa công việc và nghỉ ngơi ngay cả khi cơn đau không kích hoạt.
- Xây dựng chế độ rèn luyện phù hợp để cải thiện khả năng vận động của khớp, hạn chế biến chứng phát sinh gây bại liệt, hỏng khớp.
Khi bị bệnh gút mạn tính, bạn tuyệt đối không được xem thường. Cần nghiêm túc trong điều trị và chăm sóc để tình trạng bệnh được kiểm soát và ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm phát sinh.
BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM
- Bệnh gút nên kiêng cữ những gì để giảm đau, kìm hãm bệnh?
- Bị bệnh gút sống được bao lâu & những điều cần biết
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!