Người bị bệnh gút uống được sữa không? (ensure, sữa đậu nành…)
Người bị bệnh gút vẫn được uống sữa. Đây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao lại giàu canxi tốt cho xương khớp. Tuy nhiên, không phải loại sữa nào cũng phù hợp với người bệnh.
Người bị bệnh gút có uống sữa được không?
Nhiều người cho rằng sữa là một trong những thực phẩm giàu đạm nên cần hạn chế khi bị gút để tránh làm cho tình trạng bệnh gút ngày một nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm bởi một số loại sữa không những tốt cho sức khỏe mà còn mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân gút.
Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định, người bị gút có được uống sữa. Điều quan trọng là người bệnh cần lựa chọn được loại sữa phù hợp với tình trạng sức khỏe và sử dụng với liều lượng hợp lý.
Thế nhưng thực tế thì gần đây nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sữa và các chế phẩm từ sữa không phải là nguyên nhân gây ra bệnh gút. Cứ 100g sữa chỉ chứa từ 0 – 50 mg purin, trong khi đó hàm lượng purin mà cơ thể có thể thu nạp mỗi ngày là từ 135 – 150mg/100g. Như vậy, sữa là một thực phẩm an toàn mà người bệnh gút có thể sử dụng.
Một số bằng chứng khác cho thấy, sữa và các chế phẩm từ sữa có thể hỗ trợ làm giảm lượng axit uric sau 3 giờ sử dụng. Việc uống sữa với liều lượng, giờ giấc thích hợp có thể giúp giảm đến 43% nguy cơ mắc bệnh gút và còn hỗ trợ kiểm soát nồng độ acid uric trong máu, từ đó cải thiện các triệu chứng bệnh.
Tham khảo thêm: Bệnh gút có ăn được thịt vịt không? Cảnh báo từ chuyên gia
Lợi ích của sữa với người bị gút
Sữa là một thực phẩm giàu đạm, lipid, glucid, vitamin và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, photpho, kali. Các protein trong sữa có thành phần axit amin cân đối, độ đồng hóa cao như casein, lacto albumin, lacto globulin rất cần thiết cho cơ thể đặc biệt là sự phát triển của xương khớp.
Không chỉ vậy, sữa còn chứa các lipid có giá trị sinh học cao với nhiều axit béo chưa no cần thiết, nhiều phosphatid và rất dễ đồng hóa. Hơn nữa, sữa còn cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cho cơ thể, hỗ trợ phát huy thể chất, trí óc, làm chậm lão hóa…
Uống sữa đúng cách mang đến nhiều tác dụng tích cực đối với người mắc bệnh gút. Bao gồm:
- Tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bị nhiễm trùng khớp, nhiễm trùng hạt tophi.
- Đẩy nhanh tốc độ tái tạo các mô bị tổn thương do ảnh hưởng của bệnh.
- Làm tăng mật độ xương, giúp xương khớp chắc khỏe hơn.
- Bổ sung nguồn năng lượng dồi dào, giúp người bệnh bớt mệt mỏi.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường type 2 – Các biến chứng thường gặp khi bị gút.
Xem thêm: Biến chứng nguy hiểm của bệnh gút – Hậu quả nặng nề
Người bệnh gút nên uống sữa gì?
Lựa chọn được loại sữa phù hợp không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà còn mang lại tác dụng tích cực cho quá trình điều trị. Các loại sữa dành cho người bệnh gút bao gồm:
1. Sữa tươi không đường hoặc ít đường
Sữa tươi và các chế phẩm của sữa tươi giúp làm giảm lượng acid uric trong máu và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả.
Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 1- 2 cốc sữa tươi. Tốt nhất là dùng loại không đường hoặc ít đường. Uống quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược khiến tình trạng bệnh trở nên phức tạp và nghiêm trọng hơn.
2. Sữa Ensure
Người bị bệnh gút có uống được sữa Ensure không là câu hỏi mà các chuyên gia dinh dưỡng thường hay nhận được. Theo nhận định từ các chuyên gia, bác sĩ, người bệnh có thể uống được sữa Ensure nhưng phải uống với liều lượng thích hợp. Chỉ nên sử dụng 1 – 2 ly mỗi ngày tùy theo tình trạng bệnh để tránh ảnh hưởng.
3. Sữa tách béo, sữa chua tốt cho người bị gút
Nên chọn các loại sữa động vật như sữa bò và chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai để bổ sung lượng đạm cần thiết cho cơ thể mà không sợ gia tăng lượng acid uric trong máu. Ngoài ra, nên sử dụng sữa tách, không đường hoặc ít đường để bảo vệ cơ thể.
Sữa chua có công dụng rất tốt cho người bệnh gút vì được tạo thành từ quá trình lên men tự nhiên nên có chứa nhiều lợi khuẩn có lợi cho cơ thể. Các vi khuẩn này có khả năng hỗ trợ cơ thể chuyển hóa đường đa thành đường đơn, chuyển hóa một phần đạm trong sữa thành axit amin, pepton.
Đặc biệt, sữa chua còn có tác dụng loại bỏ một phần acid uric trong máu. Qua đó giúp cải thiện và ngăn ngừa các triệu chứng bệnh tái phát.
4. Sữa non Alpha Lipid
Là một sản phẩm của tập đoàn sản xuất sữa của New Zealand có các tác dụng:
- Hỗ trợ chống nhiễm khuẩn và gia tăng tốc độ hồi phục ở các vùng tổn thương do bệnh gút gây ra.
- Bổ sung các dưỡng chất cần thiết, nâng cao khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng.
- Tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ ngăn ngừa các tác nhân gây hại bên ngoài đối với cơ thể.
5. Sữa Primavita
Là sản phẩm được sản xuất tại Hà Lan và được phép lưu hành tại Việt Nam có tác dụng:
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, ít chất béo nên người bệnh hoàn toàn không lo ngại tăng cân nếu sử dụng trong thời gian dài.
- Giàu vitamin D3, sắt, canxi, men vi sinh Bifidus có khả năng nâng cao sức khỏe hệ xương khớp, tăng khả năng chống chọi với bệnh.
6. Sữa Ensure Gold Acti M2
Là sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp tại Hoa Kỳ, được đặc chế riêng cho người mắc các bệnh lý về xương khớp trong đó có gút. Có công dụng:
- Bổ sung Choline, probiotic, Acti-SPS, phosphatidylserine hỗ trợ tốt cho sức khỏe.
- Giàu acid béo omega 3 có khả năng giảm viêm tại khớp bị gút và rất tốt cho hệ tim mạch.
Giải đáp: Cách chữa bệnh gút bằng lá trầu và nước dừa đơn giản mà hay
3 Loại sữa không thích hợp cho người bệnh gút
Như vậy, với thắc mắc người bệnh gút có được uống sữa không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, người bệnh nên tránh sử dụng một số loại sữa sau đây:
1. Sữa có nhiều đường
Mặc dù sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải loại sữa nào người bệnh gút cũng có thể dùng được. Với người bệnh gút, để tránh tình trạng sưng viêm chuyển biến nặng, nên tránh sử dụng các loại sữa có nhiều đường.
Các loại sữa nhiều đường nhất là sữa đặc có thể làm rối loạn chuyển hóa, đào thải các chất qua thận khiến khả năng đào thải các acid uric (nguyên nhân chính gây bệnh gút) bị suy giảm. Không chỉ vậy, các loại sữa này còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như suy thận, đái tháo đường.
2. Sữa đậu nành
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh gút nên hạn chế sử dụng các loại rau phát triển nhanh như măng, các loại đậu, giá đỗ… Và đậu nành cũng là một trong những thực phẩm cần hạn chế.
Sữa đậu nành có chứa nhiều chất purin, có khả năng chuyển hóa, làm gia tăng hàm lượng acid uric trong máu khiến các tinh thể muối urat lắng đọng nghiêm trọng ở khớp xương. Nếu sử dụng sữa đậu nành thường xuyên sẽ khiến tình trạng bệnh ngày một chuyển biến xấu hơn.
3. Sữa giàu chất béo
Các loại sữa giàu chất béo sẽ khiến người bệnh có nguy cơ tăng cân nhất là những người đã có trọng lượng cơ thể quá mức. Tăng cân sẽ gây áp lực lên xương khớp tình đó khiến bệnh ngày càng tồi tệ, các cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn.
Đừng bỏ qua: Bị bệnh gút kiêng ăn gì và nên bổ sung gì để nhanh hết đau
10 Lưu ý khi người bị gút uống sữa
Mặc dù người bệnh gút có thể uống sữa nhưng chỉ nên sử dụng với liều lượng nhất định kèm theo những lưu ý sau đây:
- Tham vấn ý kiến bác sĩ để lựa chọn được loại sữa phù hợp trước khi có ý định bổ sung thức uống này vào khẩu phần ăn.
- Không uống sữa chung với thuốc điều trị. Thói quen này sẽ tạo ra phản ứng hóa học không tốt cho sức khỏe.
- Tránh uống sữa chung với các loại nước ép trái cây, đặc biệt là những quả có tính axit.
- Không dùng sữa thay thế hoàn toàn cho nước lọc.
- Tránh ăn hải sản ngay trước và sau khi uống sữa.
- Thời điểm uống sữa thích hợp nhất cho người bị gút là sau khi ăn sáng, bữa xế chiều hoặc buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng.
- Không uống sữa khi có biểu hiện hư hỏng, chẳng hạn như chua, nổi váng, thay đổi màu sắc và mùi vị…
- Nếu đã uống sữa thì nên kiêng các thức ăn chứa nhiều nhân purin như thịt đỏ, thịt gia cầm, nội tạng động vật. Có thể sử dụng thịt gà (chỉ ăn ức gà hoặc chân), trứng, thịt cá đồng nhưng chỉ dùng trong khoảng từ 30 – 50g và có thể dùng thêm một ít sữa.
- Tuyệt đối không uống sữa hoặc sử dụng thêm thực phẩm có chứa nhân purin khi hàm lượng purin trong ngày đã vượt quá 130mg.
- Nên kết hợp ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước để tăng cường đào thải các axit uric có trong máu.
Như vậy, với thắc mắc người bị gút có uống được sữa không thì câu trả lời là có nhưng chỉ nên sử dụng các loại sữa riêng biệt được chỉ định. Người bệnh nên tránh sử dụng các loại sữa nhiều đường, giàu chất béo. Ngoài ra, nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi, vận động, rèn luyện cơ thể để hỗ trợ tốt cho việc điều trị.
BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM
- Bệnh gút có được ăn trứng không, ăn bao nhiêu là đủ?
- Làm bữa sáng cho người bệnh gout – Ngon 7 ngày/tuần
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!