Bệnh gút có ăn được thịt gà không – Có thể ăn mà không đau?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Hiện nay, có nhiều tranh luận trái chiều về việc người bệnh gút có nên ăn thịt gà không. Một số ý kiến cho rằng sử dụng thực phẩm này sẽ làm tăng nặng cơn đau khớp. Thực hư về vấn đề này như thế nào?

Bệnh gút có ăn được thịt gà không
Có nên ăn thịt gà hay không là thắc mắc chung của người bệnh gút

Bệnh gút có ăn được thịt gà không?

Thế nhưng thực tế thì người bệnh gút hoàn toàn có thể ăn được thịt gà nhưng phải sử dụng đúng cách thì mới có lợi cho sức khỏe và tránh làm ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh. Mặc dù có lượng đạm dồi dào nhưng các nhân purin trong thịt gà không quá cao và ở mức có thể chấp nhận được.

Khi sử dụng thịt gà với liều lượng và tần suất hợp lý, người bệnh sẽ không phải lo ngại về tình trạng tăng axit uric trong máu.

Bệnh gút có ăn được thịt ức gà không
Thịt gà chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng người mắc bệnh gút chỉ nên ăn với lượng vừa phải

BẠN CẦN BIẾT: Bệnh gút có ăn được thịt lươn, baba, ếch, thỏ… không?

Lợi ích của thịt gà với người bị gút

Thịt gà là một thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống thường ngày. Theo Đông y, thịt gà vị ngọt, tính ôn, không độc đi vào tỳ vị, bổ khí huyết và thận. Có tác dụng chữa băng huyết, xích bạch đới, ung nhọt, lỵ.

Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, thịt gà là loại thịt trắng giàu protein nhưng ít chất béo có thể giúp duy trì sự khỏe mạnh của cơ thể và hỗ trợ giảm cân. Đây là loại thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và có chất lượng cao. Thành phần của thịt gà có chứa các dưỡng chất đa dạng như canxi, phốt pho, sắt, các vitamin A, B1, B2, B6, C, E.

Không chỉ vậy, thịt gà còn chứa một lượng lớn hợp chất đối kháng với homocysteine. Có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát mức độ homocysteine nên rất tốt cho tim mạch.

Một số lợi ích thịt gà mang lại cho người bị gút:

  • Bổ sung một lượng lớn Selenium giúp ngăn chặn kết tủa acid uric
  • Cung cấp các dưỡng chất thiết yếu giúp xương khớp khỏe mạnh
  • Tăng cường năng lượng cho cơ thể, giảm mệt mỏi.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh
  • Bổ sung protein tái tạo nhanh tổn thương ở các mô khớp.
  • Cải thiện sức mạnh cho cơ bắp, qua đó làm giảm gánh nặng cho khớp.

Cách ăn thịt gà tốt cho người bệnh gút

Người bệnh gút không nên chỉ tìm hiểu lời giải đáp cho thắc mắc bị gút ăn thịt gà được không mà còn phải nắm được cách ăn thịt gà sao cho tốt nhất với tình trạng bệnh. Tuy thịt gà tốt cho người bệnh nhưng không nên vì thế mà sử dụng thịt gà một cách mất kiểm soát. Mặc dù chứa ít nhân purin nhưng nếu ăn quá nhiều vẫn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh. 

Người bệnh gút có nên ăn thịt đùi gà không
Thịt gà sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người bị gút khi được chế biến và sử dụng đúng cách

Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, người bệnh gút chỉ được ăn ở mức tối đa từ 110mg – 175mg purin một ngày. Vì vậy, nên phân phối bữa ăn sao cho hợp lý, tránh việc làm tăng lượng purin trong cơ thể dẫn đến sự gia tăng của các axit uric.

Tùy vào từng bộ phận sử dụng và cách chế biến mà hàm lượng purin sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • Cứ 100g thịt gà da sẽ có 175mg purin 
  • 100g thịt gà kho, rang có 115mg purin
  • 100g thịt gà luộc có chứa 159mg purin
  • 100g chân gà có chứa 110mg purin
  • 100g ức gà có chứa 175mg purin

Những lưu ý khi sử dụng thịt gà cho người bệnh gút

Để thịt gà mà không đau, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:.

  • Chỉ nên ăn tối đa một ngày từ 70 – 100g thịt gà và dùng 2 – 3 lần/tuần là an toàn nhất.
  • Để gia tăng đào thải acid uric trong cơ thể, nên uống nhiều nước khi ăn thịt.
  • Không uống nước luộc và tránh ăn nội tạng gà.
  • Nên chế biến theo kiểu kho, luộc, hấp, rang. Không nên chiên, rán hoặc nướng làm tăng nồng độ chất béo và các chất có hại cho cơ thể
  • Nên ăn cùng rau xanh trong bữa ăn. Nếu ngày hôm đó đã ăn thịt gà thì tuyệt đối không sử dụng bất kỳ thực phẩm có chứa purin nữa. 

Bài viết trên đây chính là câu trả lời cho thắc mắc “Bệnh gút có ăn được thịt gà không?”. Người bệnh có thể sử dụng được thực phẩm này nhưng chỉ nên ăn với liều lượng khuyến cáo và tránh dùng các bộ phận như da, nội tạng. Đồng thời, để cải thiện tình trạng sức khỏe và nhanh chóng khỏi bệnh, hãy chăm vận động, thay đổi thói quen ăn uống và sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chia sẻ:
Cây nở ngày đất chữa bệnh gút hiệu quả không ngờ Cây nở ngày đất chữa bệnh gút hiệu quả không ngờ

Dùng cây nở ngày đất chữa bệnh gút là bài thuốc đang được biết đến rộng rãi trong dân gian.…

cách làm tan cục tophi Cách làm tan cục Tophi (mẹo tự nhiên và thuốc)

Ngoài thuốc, những cách làm tan cục Tophi từ tự nhiên cũng góp phần không nhỏ trong việc điều trị.…

Bệnh gút và suy thận – Biến chứng nguy hiểm chết người

Bệnh gút và suy thận có mối liên hệ mật thiết với nhau. Người mắc bệnh gút có nguy cơ…

TOP 7 bệnh viện khám chữa bệnh gút uy tín, chất lượng (2024)

Các bệnh viện chữa bệnh gút uy tín sẽ đảm bảo chất lượng và hiệu quả cho quá trình thăm…

nhiễm trùng hạt tophi Nhiễm trùng hạt Tophi – Cách xử lý và điều trị

Nhiễm trùng hạt Tophi là một biến chứng dễ gặp của bệnh Gout mạn tính. Nếu không can thiệp kịp…

Chia sẻ
Bỏ qua