Purin là chất gì? Các công dụng và thực phẩm nhiều Purin
Purin là hợp chất hữu cơ dị vòng được tìm thấy trong tất cả các sinh vật sống (động vật, con người, thực vật). Thành phần này có tác dụng kích thích chất dẫn truyền thần kinh, chống oxy hóa cho cơ thể và tham gia vào quá trình chuyển hóa.
Purin là gì?
Purin là hợp chất hữu cơ dị vòng, bao gồm một vòng Imidazole và một vòng Pyrimidine.Chất này có mặt trong các loại đồ uống và thực phẩm thường ngày. Tuy nhiên thành phần này cũng được tìm thấy trong tất cả các sinh vật sống (động vật, con người, thực vật), cụ thể là ở trong RNA và DNA của tế bào.
Purin có khả năng tan trong nước, có tính axit và bazo yếu. Cấu tạo của purin bao gồm các nguyên tử carbon và nitơ. Sau khi purin được thu nạp vào cơ thể sẽ bị thoái giáng và biến đổi thành axit uric.
Các loại purin
Purin được chia thành 2 loại chính:
- Purin ngoại sinh: Hàm lượng Purin được cung cấp bằng chế độ ăn uống. Tuy nhiên hàm lượng purin ngoại sinh ở mỗi người thường có sự chênh lệch do thói quen dinh dưỡng khác nhau.
- Purin nội sinh: Hàm lượng Purin được tạo ra từ quá trình chuyển hóa acid nucleotid ở bên trong cơ thể.
Chức năng và tác dụng của Purin
Purin có vai trò quan trọng đối với RNA và DNA của tế bào. Chất này cũng là thành phần quan trọng trong một số phân tử sinh học khác như Adenosine triphosphate (ATP), Coenzyme A, Nicotinamide adenine dinucleotide (NAD), Guanosine-5-triphosphate (GTP), Cyclic adenosine monophosphate (Cyclic AMP).
Trong cơ thể, Purin còn có vai trò tác động trực tiếp lên các chất dẫn truyền thần kinh, thụ thể purinergic và kích hoạt thụ thể adenosine. Ngoài ra, axit uric (kết quả của quá trình chuyển hóa Purin) còn có vai trò chống oxy hóa và tiêu trừ các gốc tự do.
Xem thêm: Chỉ số acid uric bình thường – bất thường và cách xử lý
Các loại thực phẩm chứa nhiều Purin
Purin có mặt trong phần lớn các loại thức uống và thực phẩm – ngay cả rau xanh và trái cây. Tuy nhiên hàm lượng Purin ở mỗi thực phẩm thường có sự chênh lệch nhất định.
Các loại thực phẩm chứa nhiều Purin, bao gồm:
- Thịt đỏ và nội tạng là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng purin cao nhất.
- Thực phẩm chứa chất béo bão hòa như thức ăn nhanh, mỡ động vật,…
- Hải sản như mực, tôm, cua, ghẹ,… là hàm lượng purin cao so với các loại cá.
- Đồ uống chứa cồn không chứa nhiều purine. Tuy nhiên việc thu nạp nhóm thức uống này có thể sản sinh ra nhiều axit lactic và ức chế quá trình loại bỏ axit uric ra khỏi cơ thể.
- Một số loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật có chứa hàm lượng purin cao như măng tây, súp lơ, nấm, đậu nành, đậu đỏ,…
Bổ sung quá nhiều Purin có sao không?
Purin ngoại sinh sau khi được thu nạp sẽ được chuyển hóa qua gan và tạo thành axit uric. Axit uric được giải phóng vào máu, được lọc bởi thận và đào thải qua đường tiểu.
Tuy nhiên khi ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin, hàm lượng axit uric sẽ có xu hướng tăng lên và tích tụ bên trong máu. Tình trạng này được gọi là tăng axit uric máu.
Tăng axit uric máu được xác định khi nồng độ cao hơn 6mg/ dl (nữ) và 7mg/ dl (nam). Lượng axit uric lắng đọng còn có thể dẫn đến bệnh gout và sỏi thận.
- Sỏi thận: Bệnh sỏi thận xảy ra khi tinh thể hàm lượng axit uric trong nước tiểu cao, dẫn đến tình trạng kết tinh thành sỏi.
- Bệnh gout: Bệnh gout là tình trạng viêm khớp mãn tính, có liên quan đến hàm lượng axit uric trong máu cao. Hàm lượng axit uric tăng cao có thể sản sinh ra muối urat và gây lắng đọng tại khớp (thường là khớp ngón chân).
Với những người có hàm lượng axit uric cao, cần thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.
Cách kiểm soát lượng purin tiêu thụ hàng ngày
Như đã đề cập ở trên, mặc dù purin có nhiều chức năng quan trọng đối với cơ thể nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều chất này, bạn sẽ bị tăng axit uric máu dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe, điển hình nhất là bệnh gút. Để kiểm soát lượng chất purin dung nạp vào cơ thể mỗi ngày, cần lưu ý các vấn đề sau:
- Hạn chế hoặc tránh ăn các thực phẩm có hàm lượng purin cao, nhất là khi bạn đang bị tăng axit uric.
- Ưu tiên sử dụng các thực phẩm có hàm lượng purin thấp như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo.
- Uống đủ nước mỗi ngày giúp loại bỏ axit uric dư thừa do chuyển hóa purin ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu.
- Tập thể dục đều đặn để thúc đẩy chức năng chuyển hóa các chất dung nạp vào cơ thể qua chế độ ăn uống, bao gồm cả purin.
- Hạn chế rượu và đồ uống có đường. Chúng có thể gây rối loạn chuyển hóa purin và làm tăng axit uric.
- Ghi chép lại các thực phẩm ăn hàng ngày và lượng purin tiêu thụ có thể giúp bạn nhận biết, điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe cụ thể nào cần hạn chế lượng purin dung nạp vào cơ thể.
Purin là thành phần có mặt trong các loại thực phẩm, đồ uống và RNA, DNA của con người. Thành phần này có vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển hóa của cơ thể. Tuy nhiên bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh tích trữ hàm lượng axit uric trong máu và tăng nguy cơ mắc bệnh gout, sỏi thận.
Tham khảo thêm:
- Axit uric cao nên ăn gì, kiêng gì tốt?
- Bệnh gút đau ở đâu, giai đoạn đầu làm sao nhận biết?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!