Axit uric là gì, chỉ số axit uric bao nhiêu là cao và cách xử lý

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Nồng độ Axit Uric có thể biểu hiện cho một số vấn đề sức khỏe nhất định. Người bệnh cần tìm hiểu Axit Uric là gì, chỉ số Axit Uric bao nhiêu là cao để có cách xử lý điều trị phù hợp. 

Acid Uric là gì
Tìm hiểu một số thông tin về Axit Uric và cách xử lý khi chỉ số Axit Uric trong máu cao sẽ giúp bạn ngăn ngừa được nhiều vấn đề về sức khỏe

Acid Uric là gì?

Axit uric (hay acid uric) là một chất dị vòng có công thức là C5H4N4O3. Chúng được tạo ra bên trong cơ thể qua quá trình thoái giáng nhân Purin có ở một số thực phẩm.

Hầu hết các Axit Uric được đào thải ra khỏi cơ thể của bạn khi bạn đi tiểu hoặc đại tiện. Axit Uric là thành phần hoàn toàn vô hại nếu được giữ ở mức cân bằng. Nồng độ Axit Uric cao có thể gây ra một số bệnh lý và vấn đề về sức khỏe, thường gặp nhất là bệnh gout.

Tìm hiểu về chỉ số Axit Uric

Hiểu rõ về chỉ số axit uric không chỉ là bước đầu tiên quan trọng trong việc hiểu biết về cơ thể của bạn mà còn là chìa khóa để ngăn chặn và quản lý các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Dưới đây là một số thắc mắc liên quan thường gặp:

1. Chỉ số Axit Uric bình thường là bao nhiêu?

Khi  nhân purin trong thực phẩm được cơ thể hấp thụ sẽ chuyển hóa và chuyển thành Axit Uric. Axit Uric lắng đọng một lượng nhất định trong cơ thể và sẽ được đào thải phần lớn thông qua thận.

Để xác định chỉ số Axit Uric bạn cần thực hiện xét nghiệm chuyên dụng. Đơn vị đo Axit Uric được tính bằng miligam (mg) và đơn vị đo máu là decilit (dL). Vì vậy đơn vị để xác định chỉ số Axit Uric là mg / dL.

Chỉ số Axit Uric bình thường là:

  • Đối với nữ: 6 mg / dL
  • Đối với nam: 7 mg / dL

TÌM HIỂU CHI TIẾT: Chỉ số acid uric bình thường – bất thường và cách xử lý

2. Chỉ số Acid Uric bao nhiêu là cao?

Nồng độ Acid Uric trong máu được cho là cao khi:

  • Đối với nữ: Trên 6 mg / dL
  • Đối với nam: Trên 7 mg / dL
Acid Uric trong máu cao
Acid Uric trong máu cao có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe bao gồm bệnh Gout

Nồng độ Acid Uric cao có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng bao gồm bệnh gút , bệnh thận và ung thư. Tuy nhiên đôi khi bạn ăn thực phẩm có nhiều Purin cũng làm tăng nồng độ Acid Uric trong máu.

Thông thường, để xác định nguyên nhân khiến Acid Uric cao bác sĩ sẽ yêu cầu các xét nghiệm khác. Ngoài ra, một số loại thuốc cũng làm tăng nồng độ Acid Uric, do đó bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra các loại thuốc người bệnh đang sử dụng.

3. Chỉ số Acid Uric bao nhiêu là bị Gout?

Nồng độ Acid Uric trong máu cao tăng cao kéo dài là nguyên nhân chính gây bệnh Gout. Dưới đây là thang đo nồng độ Acid Uric và nguy cơ mắc bệnh Gout như sau:

  • 6.5 – 7.2 mg / dL: Chỉ số Acid Uric vượt ngưỡng bình thường. Lúc này các tinh thể Urat có thể bị lắng đọng tại các khớp.
  • 7.2 – 8.2 mg / dL: Chỉ số Acid Uric tăng cao, người bệnh có thể gặp tình trạng đau râm ran tại các khớp.
  • 8.2 – 10 mg / dL: Xuất hiện các triệu chứng Gout cấp bao gồm sưng viêm, đỏ, đau,…
  • 10 – 10 mg / dL: Nồng độ Acid Uric rất cao. Lúc này tình trạng Gout đã chuyển sang mãn tính.
  • Lớn hơn 12 mg / dL: Nồng độ Acid Uric trong máu rất cao. Các hạt Tophi (tinh thể màu trắng xuất hiện ở các khớp xương) đã được hình thành với kích thước khác nhau trên các khớp. Lúc này người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng.

XEM THÊM: Bệnh gút có mấy giai đoạn? Dấu hiệu nhận biết sớm và sự nguy hiểm

Nguyên nhân khiến axit uric trong máu tăng cao

Tình trạng tăng nồng độ axit uric trong máu có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:

  • Chế độ ăn giàu purin (thịt đỏ, hải sản, các sản phẩm từ men).
  • Lạm dụng bia rượu thường xuyên
  • Thừa cân hoặc béo phì.
  • Sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu.
  • Tình trạng suy giảm chức năng thận khiến cơ quan này không đào thải hết được lượng axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể
  • Di truyền.
  • Hội chứng chuyển hóa.

Cách xử lý khi Acid Uric trong máu cao

Để làm giảm chỉ số Axit Uric trong máu người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp tự nhiên như sau:

1. Hạn chế thực phẩm giàu Purine

Hạn chế nguồn Axit Uric trong chế độ ăn uống của bạn bằng cách giảm lượng thực phẩm giàu Purine. Các loại thực phẩm giàu Purine như:

  • Thịt heo, gà tây, thịt cừu, bê
  • Nội tạng động vật
  • Cá và động vật có vỏ
  • Súp lơ
  • Đậu xanh
  • Nấm

2. Hạn chế đường

Đường cũng là một tác nhân có thể dẫn đến nồng độ Acid Uric trong máu cao. Do đó, hãy kiểm tra lượng đường bổ sung trong chế độ dinh dưỡng để cân bằng nồng độ Acid Uric.

Các loại thức ăn đóng gói, chế biến sẵn, thức ăn nhanh, siro thường chứa nhiều đường hoặc đường hóa học. Do đó, hạn chế sử dụng các loại thức ăn này.

Đồ uống có đường bao gồm soda, nước ép trái cây cô đặc có thể chứa đến 55% là đường. Do đó, hãy thường xuyên uống nước lọc hoặc nước ép rau củ để hạn chế đường.

chỉ số Acid Uric bình thường là bao nhiêu
Hạn chế thức ăn có đường có thể cân bằng nồng độ Axit Uric và giảm nguy cơ tiểu đường

3. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước giúp thận thải Axit Uric nhanh hơn. Do đó thường xuyên uống nước 1,5 – 2 lít mỗi ngày có thể góp phần làm giảm lượng Axit Uric.

4. Hạn chế rượu

Rượu làm cơ thể mất nước và góp phần làm tăng nồng độ Acid Uric. Khi tiêu thụ rượu cơ thể sẽ ưu tiên lọc các thành phần của rượu ra khỏi cơ thể. Do đó, vô tình làm tăng chỉ số Acid Uric và các chất thải khác trong máu.

Ngoài ra, một số loại rượu, bia, đồ uống có cồn cũng có thể chứa Purin. Điều này góp phần làm tăng Axit Uric.

5. Giảm cân

Tăng cần có thể làm chỉ số Acid Uric trong máu cao hơn bình thường. Tế bào mỡ tạo ra một lượng Acid Uric cao hơn rất nhiều so với tế bào cơ bắp. Bên cạnh đó, tăng cân cũng khiến cơ thể khó lọc tế bào Acid Uric.

Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì hãy tham khảo y kiến của chuyên gia dinh dưỡng để giảm cân an toàn. Việc thực hiện chế độ ăn kiêng, giảm cân nhanh cũng có thể ảnh hưởng đến chỉ số Acid Uric.

6. Cân bằng nồng độ Insulin

Người bị tiểu đường có thể có quá nhiều Insulin trong máu. Hormone này cần thiết để di chuyển đường trong máu vào các tế bào khác trong cơ thể. Tuy nhiên, quá nhiều Insulin có thể làm tăng nồng độ Axit Uric trong cơ thể và tăng cân.

Kiểm tra lượng đường trong máu cũng là điều quan trọng, ngay cả khi bạn không bị tiểu đường.

7. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn

Tiêu thụ nhiều chất xơ sẽ giúp cơ thể hạn chế Axit Uric. Chất xơ cũng giúp cơ thể cân bằng lượng đường và Insulin trong máu. Ngoài ra, ăn chất xơ làm tăng cảm giác no, giúp giảm nguy cơ ăn quá nhiều gây thừa cân, béo phì.

chỉ số Acid Uric bao nhiêu là bị gout
Thêm chất xơ vào bữa ăn hàng ngày để làm giảm lượng Axit Uric trong máu

Các loại thức ăn giàu chất xơ bao gồm:

  • Trái cây tươi, đông lạnh hoặc khô
  • Rau củ
  • Yến mạch nguyên hạt
  • Quả hạch
  • Lúa mạch

TÌM HIỂU THÊM: Axit uric cao nên ăn gì, kiêng gì tốt?

8. Giảm căng thẳng

Căng thẳng, áp lực công việc hoặc thức khuya có thể làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Viêm có thể làm chỉ số Axit Uric tăng cao. Để giảm căng thẳng, bạn có thể thực hiện động tác thiền, yoga, bài tập hít thở.

Để có giấc ngủ khỏe mạnh, bạn có thể lưu ý các vấn đề như:

  • Tránh sử dụng thiết bị kỹ thuật số trong 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ.
  • Ngủ và thức dậy vào một thời điểm nhất định trong ngày.
  • Tránh dùng Caffeine sau 14 giờ.

Đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ nếu bạn thường xuyên mất ngủ hoặc khó ngủ. Rối loạn giấc ngủ có thể báo hiệu cho một số bệnh lý nghiêm trọng khác.

9. Kiểm tra thuốc và thực phẩm chức năng

Một số loại thuốc và thực phẩm bổ sung có thể làm gia tăng chỉ số Axit Uric trong máu. Phổ biến nhất là các loại sau:

  • Aspirin
  • Vitamin B-3
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc ức chế miễn dịch
  • Thuốc hóa trị

Nếu bạn cần sử dụng thuốc để điều trị bệnh, hãy thông báo cho bác sĩ. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên hoặc đề nghị đổi loại thuốc khác phù hợp hơn.

Như vậy, việc hiểu rõ axit uric là gì sẽ giúp bạn nhận biết và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan, chẳng hạn như bệnh gout và sỏi thận. Đồng thời, bạn cũng sẽ biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống để duy trì nồng độ chất này ở mức cân đối nhằm bảo vệ sức khỏe lâu dài.

BẠN CẦN BIẾT

 

Chia sẻ:
Cách chữa bệnh gút bằng lá lốt – Hướng dẫn A-Z

Cách chữa bệnh gút bằng lá lốt là mẹo điều trị có nguồn gốc từ dân gian. Phương pháp này…

chế độ ăn cho người tăng axit uric Chế độ ăn cho người bị tăng axit uric giúp phòng gút hiệu quả

Để ngăn chặn nguy cơ bệnh gout tấn công thì việc điều chỉnh chế độ ăn cho người bị tăng…

các xét ngheiejm chẩn đoán bệnh gút Các xét nghiệm – Chẩn đoán bệnh gút & lưu ý cần biết

Xét nghiệm bệnh gút hiện nay chủ yếu dựa trên chỉ số Acid uric và chỉ số dịch khớp. Bệnh…

thuốc allopurinol Thuốc Allopurinol điều trị gout: Giá bán, cách dùng & lưu ý

Thuốc Allopurinol thường được bác sĩ kê toa trong điều trị bệnh gout và các bệnh có liên quan đến…

Bị bệnh gút có ăn được sữa chua không, loại nào tốt?

Người mắc bệnh gút có thể ăn 1 - 2 hũ sữa chua mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua