Ung thư dạ dày di căn (gan, phổi, xương, hạch…)

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Ung thư dạ dày di căn là tình trạng nguy hiểm nhất trong tất các giai đoạn của bệnh. Lúc này, các khối u ác tính tại dạ dày bắt đầu lan rộng đến các hạch bạch huyết và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. Vậy ung thư dạ dày thường di căn đến đâu? Có nguy hiểm không và chữa trị như thế nào? Bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ các thông tin về bệnh để có cách phòng ngừa hiệu quả. 

Ung thư dạ dày di căn là gì?

Ung thư dạ dày là tình trạng các mô tế bào trong dạ dày đột ngột tăng sinh, phát triển quá mức, khó kiểm soát và hình thành các khối u ung thư ác tính. Bệnh thường diễn tiến khá âm thầm trong giai đoạn đầu, nhưng khi đến giai đoạn cuối các triệu chứng của bệnh sẽ nghiêm trọng hơn và có dấu hiệu di căn. 

Ung thư dạ dày di căn là gì?
Ung thư dạ dày di căn là giai đoạn các tế bào ung thư xuất hiện ở các cơ quan ngoài dạ dày như não, gan, phổi, xương…

Ung thư dạ dày di căn thường xảy ra vào giai đoạn cuối của bệnh. Đây là lúc các khối u bắt đầu lan sang các mô xung quanh, các hạch bạch huyết và cả những cơ quan lân cận lẫn cơ quan ở xa dạ dày. Với những người mắc bệnh ở giai đoạn này, việc chữa trị thường không thể chữa khỏi bệnh, chủ yếu là giảm bớt đau đớn và kéo dài sự sống. 

Ung thư dạ dày di căn tới những bộ phận nào?

Theo các nghiên cứu khoa học về bệnh ung thư dạ dày di căn, các tế bào ung thư có thể di căn đến một số vị trí như:

1. Ung thư dạ dày di căn sang hạch bạch huyết

Vị trí đầu tiên và cũng là nơi phổ biến nhất khi các tế bào ung thư dạ dày bắt đầu di căn là các hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết đóng vai trò rất quan trọng trong hệ miễn dịch. Số lượng hạch bạch huyết chứa tế bào ung thư thường phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Theo đó, từ 1 đến 2 hạch có tế bào ung thư là trường hợp ít, trong khi từ 7 đến 15 hạch có tế bào ung thư là trường hợp lây lan nhiều.

Các triệu chứng của di căn thường xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể như ngực, cổ, và háng. Nhóm hạch bạch huyết chính gồm hạch tụy và lách, hạch vị trái, hạch cạnh tâm vị, hạch trên và dưới môn vị. Mặc dù các triệu chứng không phức tạp, tuy nhiên, chúng là dấu hiệu của sự lan rộng của tế bào ung thư từ dạ dày.

Thường thì sự di căn của các tế bào ung thư đến các hạch bạch huyết không gây ra quá nhiều triệu chứng hay biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh. Cụ thể như:

Ung thư dạ dày di căn sang hạch bạch huyết
Các hạch bạch huyết là vị trí đầu tiên bị lây lan bởi các tế bào ung thư dạ dày.
  • Có cảm giác ngứa cổ, khó chịu mỗi khi nuốt đồ ăn và ho dai dẳng. Kèm theo đó là rối loạn ăn uống, chán ăn, buồn nôn, đau cổ…
  • Xuất hiện một số nốt hạch có kích thước lớn ở bên dưới xương hàm, mang tai hoặc trong cổ họng.
  • Khi sờ vào hạch rất cứng, có khả năng di chuyển xung quanh, khi ấn vào không đau, không cố định và dễ vỡ ra gây viêm loét. 
  • Gây mất nước không rõ nguyên nhân và kèm theo tình trạng sốt cao trên 39 độ C. 

Triệu chứng của ung thư dạ dày lan sang hạch bạch huyết không quá phức tạp, nhưng đây là con đường cho tế bào ung thư lan rộng đến các vị trí xa hơn. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ bệnh và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp bao gồm: phẫu thuật, hóa trị và xạ trị ung thư dạ dày

Theo đánh giá của các chuyên gia, bệnh ung thư dạ dày di căn sang các hạch bạch huyết mặc dù không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nhưng hệ thống hạch bạch huyết chính là con đường phổ biến nhất tạo điều kiện giúp các tế bào ung thư di căn xa hơn. 

Xem thêm:Tầm soát ung thư dạ dày là gì? Các thông tin cần biết

2. Ung thư dạ dày di căn đến gan

Ung thư dạ dày lan đến gan là một trong những trường hợp phổ biến do vị trí gần nhau của hai cơ quan này. Khối u ung thư từ dạ dày có thể lan rộng và xâm lấn vào gan, khiến gan cũng bị lây nhiễm các tế bào ung thư. Sự di căn qua hạch bạch huyết cũng có thể dẫn đến ung thư gan.

Thống kê cho thấy khoảng 48% bệnh nhân ung thư di căn đến gan, thường là khi ung thư dạ dày giai đoạn cuối, hình thành từ những khối u thứ phát được gọi là ung thư gan thứ phát.

Ung thư dạ dày di căn đến gan
Ung thư dạ dày di căn gan gây ra nhiều triệu chứng khó chịu về đường tiêu hóa và bài tiết.

Một số triệu chứng điển hình trong giai đoạn này như: 

  • Buồn nôn, nôn ra máu.
  • Chán ăn, ăn không ngon, nhai nuốt khó khăn.
  • Chướng bụng, đau bụng.
  • Vàng mắt, vàng da.
  • Sốt cao, vã mồ hôi.
  • Tiểu rắt, nước tiểu có màu lạ.
  • Đau mỏi vai gáy, đau vùng bụng phải trên rốn.
  • Bề mặt gan cứng, lổn nhổn.
  • Sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân.
  • ….

Ngay khi xuất hiện các triệu chứng này, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám tại bệnh viện để được chỉ định biện pháp điều trị kịp thời. Một số biện pháp điều trị cụ thể khi tế bào ung thư di căn sang gan như:

  • Phẫu thuật loại bỏ khối u: Đây là phương pháp này được áp dụng phổ biến nhất để điều trị bệnh ung thư dạ dày di căn gan. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ dạ dày hoặc một phần cơ quan gan bị các tế bào ung thư di căn đến. 
  • Hóa trị: Sử dụng các loại thuốc hóa chất thông qua đường tiêm hoặc uống trực tiếp vào cơ thể để thu nhỏ và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Thuốc được chỉ định sử dụng cho những người bệnh có thể trạng sức khỏe yếu hoặc kéo dài thời gian sống của những người mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn nặng. 
  • Xạ trị: Phương pháp này được chỉ định áp dụng kết hợp với biện pháp hóa trị. Sử dụng các loại tia bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt khối u ung thư. 
  • Thuyên tắc mạch gan: Đây là phương pháp riêng biệt được áp dụng cho những người bị ung thư dạ dày di căn đến gan. Biện pháp này nhằm ức chế việc cung cấp máu nuôi tế bào ung thư để chúng từ từ teo nhỏ, sau đó tiến hành xạ trị, hóa trị để tiêu diệt chúng. 

3. Ung thư dạ dày di căn đến phúc mạc

Phúc mạc, màng thanh mạc quan trọng nhất trong cơ thể, có nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan bên trong ổ bụng và đáy chậu. Tuy nhiên, dễ bị tổn thương, đặc biệt là sau những va đập mạnh. Sự di căn của tế bào ung thư dạ dày đến phúc mạc là hiện tượng phổ biến, do sự gần gũi vị trí giữa hai cơ quan này.

Thống kê cho thấy khoảng 32% trường hợp ung thư dạ dày di căn đến phúc mạc. Nguyên nhân thường gặp là các tai biến hậu phẫu. Điều này giải thích tại sao nhiều bệnh nhân sau phẫu thuật ban đầu thấy khỏi bệnh nhưng lại tái phát sau một thời gian.

Việc chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày đã di căn đến phúc mạc hay chưa, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện một số các xét nghiệm cụ thể như:

  • Xét nghiệm dịch trong ổ bụng: Trường hợp này phúc mạc sẽ tiết dịch màu vàng hoặc màu đỏ do có dính máu. Sau khi xét nghiệm sẽ thấy có khoảng 25% virus ung thư dạ dày trong dịch ổ bụng hoặc dịch tiết ra từ ổ bụng có chỉ số LDH cao cũng có thể chẩn đoán là bệnh ung thư dạ dày đã di căn đến phúc mạc. 
  • Làm sinh hóa máu: Cách chẩn đoán này giúp kiểm tra nồng độ LDH và Calci trong máu để đưa ra kết quả chính xác nhất. 
  • Soi ổ bụng: Khi soi ổ bụng sẽ giúp quan sát rõ hình ảnh trực quan của phúc mạc tổn thương, có sự xuất hiện của các tế bào ung thư hay chưa, hỗ trợ xác định vị trí phúc mạc bị xâm lấn, tiến hành sinh thiết phúc mạc… Đặc biệt, với trường hợp phát hiện phúc mạc bị xuất huyết, có các hạt màu trắng đục, dày cứng và sần sùi thì có thể kết luận rằng ung thư dạ dày đã di căn đến phúc mạc. 
  • CT Scan (chụp cắt lớp vi tính): Những hình ảnh chụp CT là cơ sở để bác sĩ đánh giá tình tạng của cổ rướng, virus có xâm nhập vào bên trong phúc mạc hay chưa,…
Ung thư dạ dày di căn đến phúc mạc
Ung thư dạ dày di căn đến phúc mạc là trường hợp di căn khá phổ biến do phúc mạc nằm rất gần với dạ dày.

Ung thư dạ dày di căn đến phúc mạc thường thấy ở giai đoạn cuối của bệnh, khi đó, điều trị tập trung vào giảm đau, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ bằng xạ trị, hóa trị và thuốc giảm đau.

Để kiểm soát bệnh, quan trọng là thăm khám định kỳ khi xuất hiện triệu chứng không bình thường và tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị. Tinh thần lạc quan, tích cực cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho cuộc sống trở nên dài hơn.

Gợi ý:Bệnh ung thư dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện bệnh tốt?

4. Ung thư dạ dày di căn tụy

Trong cấu tạo cơ thể con người, tụy là cơ quan nằm ở vị trí gần với dạ dày nhất. Vì vậy, tỷ lệ ung thư dạ dày di căn sang tụy thường rất cao. Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra ung thư di căn đến tụy có thể xảy ra theo 2 trường hợp sau:

  • Do sự xâm lấn tự nhiên của các tế bào ung thư vì tụy nằm rất gần với dạ dày. 
  • Do tổn thương tai biến sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u dạ dày. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật chẳng may các tế bào ung thư rơi vào tụy và có thể phát triển thành khối u thứ phát tại đây. Từ đó, xảy ra tình trạng di căn sang cả lớp phục mạc. 

5. Ung thư dạ dày di căn sang phổi

Ung thư dạ dày di căn đến phổi xảy ra ở khoảng 15% trường hợp. Mặc dù phổi và dạ dày nằm ở hai vị trí xa nhau, nhưng vị trí đáy của lá phổi gần với dạ dày, dẫn đến khả năng di căn dễ dàng, thường xảy ra từ giai đoạn 3 của bệnh.

Triệu chứng thường gặp khi ung thư di căn phổi bao gồm: suy nhược cơ thể, mệt mỏi, đau ngực, khó thở, ho, nôn máu và các vấn đề tiêu hóa. Điều trị chủ yếu dựa vào hóa trị và xạ trị, ít thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, mặc dù có điều trị tích cực, hiệu quả chỉ kéo dài thêm 1-2 năm sống cho người bệnh.

6. Ung thư dạ dày di căn sang xương

Khi các tế bào ung thư từ dạ dày di căn sang xương, thường ảnh hưởng đến các vị trí như xương sườn, xương cẳng tay, xương chậu và xương sọ. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày di căn xương là khoảng 12%, theo thống kê.

Triệu chứng thường gặp bao gồm đau nhức xương khớp, hạn chế vận động gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: chán ăn, đầy hơi, đau bụng, táo bón, chướng bụng, sụt cân, giảm tiểu cầu, hay quên, giảm canxi máu, sưng phù khớp, suy nhược cơ thể và thiếu máu.

Ung thư dạ dày di căn sang xương
Ung thư dạ dày di căn xương cực kỳ nguy hiểm, gây đau nhức khớp và gây khó khăn trong quá trình vận động.

Việc điều trị bệnh trong giai đoạn di căn xương chủ yếu là sử dụng các loại thuốc chống viêm, kháng sinh… để giảm đau, kết hợp với đó là xạ trị, hóa trị hoặc các liệu pháp quang động học để đem lại kết quả điều trị cao đó là giảm đau, kéo dài sự sống cho người bệnh. Cụ thể như sau:

  • Điều trị thiếu máu: Với những người bị thiếu máu do tủy xương bị tổn thương, nhiễm trùng do suy giảm sức đề kháng, xuất huyết do suy giảm tiểu cầu… sẽ được điều trị tích cực bằng biện pháp truyền khối hồng cầu bằng liều tiêm eythropoietin 2000 – 4000 UI/ ngày trong thời gian 3 ngày/ tuần để kích thích tăng lưu lượng máu. 
  • Điều trị tăng calci máu: Các tế bào ung thư di căn sang xương khiến xương yếu, dễ gãy, thậm chí tiêu xương nguy hiểm. Vì vậy, bác sĩ sẽ tiến hành truyền một số loại thuốc như NaCl 0,9% , calcitonin, corticoid hoặc nhóm thuốc biphosphonat qua đường tĩnh mạch để hỗ trợ làm giảm và cân bằng lượng calci trong máu.
  • Giảm các cơn đau ung thư: Quá trình điều trị ung thư di căn đến xương thường gây ra nhiều sự đau đớn. Vì vậy, người bệnh sẽ được kê đơn một số loại thuốc chống viêm không steroid để giảm đau như morphin, codein… Lưu ý tuyệt đối không sử dụng thuốc steroid. 
  • Hỗ trợ ngăn ngừa quá trình tiêu xương: Việc làm chậm và ngăn ngừa quá trình tiêu xương thông qua các loại thuốc hóa chất, xạ trị, thuốc kháng Cathespin K (thuốc chống hủy xương) hoặc các phương pháp quang động học. 

7. Ung thư dạ dày di căn não

Não đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển hoạt động của cơ thể và khi ung thư dạ dày di căn đến não, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Triệu chứng có thể bao gồm suy giảm thị lực, đau đầu, chóng mặt, mất trí nhớ, mệt mỏi, và cả các triệu chứng khác như ăn không tiêu, cơ động kinh, và mất kiểm soát về lời nói và hành vi.

Để điều trị, bác sĩ thường kê đơn thuốc để kiểm soát triệu chứng và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Tuy nhiên, việc chữa khỏi hoàn toàn ở giai đoạn này thường không khả thi và có thể tăng nguy cơ tử vong. Do đó, ngoài việc tuân thủ liệu pháp điều trị, cần duy trì tinh thần lạc quan, giảm stress và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.

8. Ung thư dạ dày di căn sang buồng trứng

Đây là loại ung thư di căn thường gặp ở phụ nữ, xuất hiện tại cơ quan buồng trứng, nơi sản xuất trứng và hormone estrogen và progesterone. Triệu chứng của bệnh bao gồm: rối loạn kinh nguyệt, đau bụng, đau xương chậu, đau dạ dày, đại tiện ra máu, đau bụng dưới, chán ăn, khó tiêu và mệt mỏi.

Điều trị thường bao gồm phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, xạ trị và hóa trị để tiêu diệt tế bào ung thư. Ngoài ra, ung thư cũng có thể di căn đến các cơ quan khác như tuyến tiền liệt ở nam giới, túi mật và đại tràng, nhưng với tỷ lệ thấp hơn.

Tham khảo thêm:Ung thư dạ dày sống được bao lâu theo từng giai đoạn? Giải đáp thắc mắc

Ung thư dạ dày di căn sống được bao lâu?

Hầu hết những người mắc bệnh ung thư dạ dày di căn đều có tiên lượng sống rất thấp. Cụ thể thời gian sống cùa người bệnh ung thư dạ dày sẽ phụ thuộc chủ yếu vào vị trí di căn, mức độ di căn của khối u ung thư thứ phát:

Ung thư dạ dày di căn sống được bao lâu?
Ung thư dạ dày di căn có tiên lượng sống rất thấp. Thời gian sống sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
  • Mắc bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời trong giai đọan này có thể đem lại kết quả điều trị thành công khá cao. Bởi lúc này các tế bào ung thư chỉ vừa di căn sang các hạch bạch huyết ở mức độ chưa quá nặng.
  • Nếu ung thư dạ dày đã di căn đến cơ quan ngoài như não, xương, gan, phổi, các biện pháp điều trị chỉ giảm đau và kéo dài sự sống, không thể chữa trị hoàn toàn. Tỷ lệ sống sót hơn 5 năm chỉ khoảng 5% và thời gian sống trung bình chỉ là 3 tháng. Đối với di căn đến xương và gan, có thể sống thêm khoảng 2 tháng.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp sau khi phát hiện bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn di căn có thể sống hơn 5 năm thông qua việc điều trị, chăm sóc phù hợp (ăn uống, tập thể dục và sử dụng các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ) và duy trì một lối sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực, vui vẻ và lạc quan.

Ung thư dạ dày di căn được xem là một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vì vậy, để phòng ngừa và hạn chế tối đa nguy cơ này, người bệnh nên chủ động thăm khám sớm khi các triệu chứng ở giai đoạn đầu, tăng hiệu quả điều trị bệnh, tránh biến chứng và không gây tốn kém chi phí quá lớn. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
ung thư dạ dày giai đoạn cuối Ung thư dạ dày giai đoạn cuối: Dấu hiệu, cách điều trị

Ung thư dạ dày là loại ung thư ác tính phổ biến trong hơn 200 loại ung thư hiện nay.…

Ung thư dạ dày sống được bao lâu Ung thư dạ dày sống được bao lâu theo từng giai đoạn?

Việc dự đoán ung thư dạ dày sống được bao lâu là một thách thức đối với các chuyên gia…

Phẫu thuật ung thư dạ dày khi nào? Điều cần biết

Phẫu thuật ung thư dạ dày là phương pháp điều trị chính trong giai đoạn đầu. Mục đích của phẫu…

ung thư dạ dày giai đoạn 3 Ung thư dạ dày giai đoạn 3 và thông tin cần biết

Ung thư dạ dày giai đoạn 3 là một giai đoạn tiến triển nặng của bệnh ung thư dạ dày.…

Nội soi dạ dày có phát hiện bệnh ung thư không? Nội soi dạ dày có phát hiện bệnh ung thư không?

Nội soi có khả năng phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh dạ dày, nhưng kết quả chính xác…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua