Bệnh ung thư dạ dày nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?
Người bị bệnh ung thư dạ dày cần hết sức lưu ý và tuân thủ chế độ dinh dưỡng khắt khe để hạn chế sự tiến triển của bệnh cũng như bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vậy bệnh ung thư dạ dày nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất? Vấn đề này bệnh nhân nên lưu tâm và tham khảo ý kiến chuyên gia để xây dựng cho mình thực đơn ăn uống phù hợp.
Vì sao chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến bệnh ung thư dạ dày?
Có thể nói, thực đơn ăn uống hằng ngày của người bệnh ung thư dạ dày đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, theo một khảo sát của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư cho biết hầu hết những người bệnh bị ung thư dạ dày chỉ tập trung chủ yếu vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong quá trình điều trị ung thư dạ dày, song nhiều bệnh nhân lại chủ quan bỏ qua. Khảo sát cho thấy, tình trạng suy dinh dưỡng do ung thư phát triển (giảm cân 5%) có thể rút ngắn 1/3 thời gian sống của bệnh nhân.
Nguyên nhân chính dẫn đến suy dinh dưỡng bao gồm: phản ứng phụ của điều trị, tâm lý lo âu và sự phát triển của khối u. Việc không tuân thủ phác đồ điều trị càng khiến tình trạng suy giảm cân nặng và thể lực trầm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị và thời gian sống của bệnh nhân.
Thống kê cho thấy, 30% bệnh nhân ung thư dạ dày tử vong do suy nhược cơ thể trước khi ung thư tiến triển. Do đó, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là “bệ đỡ” giúp bệnh nhân có đủ sức khỏe để chiến thắng bệnh tật.
Xem thêm: Gợi ý 9 cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc Nam hiệu quả, an toàn
Nguyên tắc ăn uống trong điều trị ung thư dạ dày
Có thể thấy, một chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống khoa học đóng vai trò rất lớn trong điều trị bệnh ung thư dạ dày. Tuy nhiên, để đảm bảo việc ăn uống đem lại hiệu quả tốt cho sức khỏe thì người bệnh cần tránh phạm phải các sai lầm sau:
- Tránh bồi bổ quá mức: Những người mắc bệnh ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng đều có biểu hiện ăn uống kém, chức năng dạ dày suy giảm rõ rệt. Vì vậy, việc bồi bổ nhồi nhét quá mức các loại thực phẩm như nấm linh chi, đông trùng hạ thảo, nhân sâm, hải sản… sẽ vô tình tạo áp lực cho dạ dày và khiến bệnh nặng hơn.
- Tránh ăn kiêng quá mức: Nhiều người có suy nghĩ sai lầm rằng khối u phát triển là do ăn uống bổ dưỡng nên chỉ cần nhịn ăn sẽ khiến khối u ung thư biến mất. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh được điều này. Ngược lại, việc nhịn đói sẽ dẫn đến thiếu chất, suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch giảm sút… lâu ngày khiến cơ thể không đủ sức để chống lại ung thư.
Vì vậy, việc ăn uống trong chữa bệnh ung thư dạ dày cần được thực hiện đúng cách tùy theo từng trường hợp bởi không có một chế độ dinh dưỡng nào hoàn hảo tuyệt đối. Tốt nhất nên ăn uống đủ chất, tránh cầu kỳ vừa gây lãng phí vừa không tốt cho sức khỏe.
Tham khảo thêm: 13 Cách Chữa Đau Dạ Dày Tại Nhà Hiệu Quả, Giảm Đau Nhanh Chóng
Ung thư dạ dày nên ăn gì là tốt nhất?
Chế độ dinh dưỡng khoa học đóng vai trò quan trọng trong điều trị ung thư dạ dày. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và ưu tiên thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị, tăng cường sức đề kháng, cải thiện thể trạng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
1. Nhóm thực phẩm chất xơ hòa tan
Đây là nhóm thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bổ sung đầy đủ đối với người mắc bệnh ung thư dạ dày. Có thể kể đến như:
- Ngũ cốc có hàm lượng chất xơ thấp, nguyên cám: Người bệnh ung thư dạ dày nên sử dụng các loại thực phẩm ngũ cốc ít chất xơ như lúa mì, bánh mì trắng, các sản phẩm từ gạo trắng, mì ống, đậu, mè đen, lúa mạch…
- Trái cây có ít chất xơ: Những loại trái cây có ít chất xơ sẽ giúp bổ sung đầy đủ vitamin khoáng chất cần thiết nhưng vẫn không ảnh hưởng nhiều đến chức năng của dạ dày. Bạn cũng có thể chủ động loại bỏ phần xơ của hoa quả. Chẳng hạn như khi ăn táo thì gọt bỏ vỏ táo, thay thế hoa quả bằng nước ép trái cây nguyên chất. Một số hoa quả ít chất xơ tốt như chuối, táo, đu đủ, bưởi ngọt,…
- Rau củ ít chứa chất xơ: Cũng tương tự như trái cây, người bệnh ung thư dạ dày cũng nên chọn loại rau ít hàm lượng chất xơ thấp nhất như rau củ đóng hộp, đã qua chế biến, rau củ không hạt hoặc nước ép rau củ… Điển hình có thể kể đến như: khoai sọ, khoai tây, bí đỏ, bí xanh, khoai lang…
2. Nhóm thực phẩm giàu protein, chất béo, canxi, sắt
Đây là nhóm thực phẩm rất cần thiết đối với người mắc bệnh ung thư dạ dày. Trong đó, người bệnh có thể bổ sung đầy đủ các chất như protein, chất béo, canxi, sắt, calo… thông qua các loại thực phẩm như:
- Thịt: Trong thịt có chứa nhiều loại acid amin cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là đối với người mắc bệnh ung thư dạ dày.Trong đó, nên ưu tiên sử dụng các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm, các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt nạc…) và các loại hải sản cũng nên bổ sung vì chứa nguồn sắt, kẽm… cần thiết cho cơ thể.
- Chất béo: Chất béo giúp làm tăng năng lượng và hình thành cấu trúc tế bào trong cơ thể. Đối với người mắc bệnh ung thư dạ dày, khẩu phần ăn hằng ngày cần đảm bảo bổ sung hàm lượng lipid ổn định, trong đó lưu ý hàm lượng acid béo không no không được bổ sung quá 50% trên tổng năng lượng của cơ thể.
- Canxi, vitamin D, sắt: Có rất nhiều thực phẩm chứa canxi tốt cho sức khoe như bắp cải, trứng, sữa, bông cải xanh, bánh mì, pho mát, cá mòi… Còn vitamin D thì có nhiều trong bơ thực vật, trứng, dầu cá… Bên cạnh đó, hàm lượng cao chất sắt trong các loại thịt đỏ sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn so với sắt có trong các loại trái cây sấy khô, cá, rau lá xanh, đậu nành, lòng đỏ trứng…
3. Thực phẩm chứa nhiều Allicin
Hoạt chất Allicin là một chất hóa học có nhiều trong tỏi cũng như các loại thực vật khác họ thực vật Allium nếu bị cắt nhỏ hoặc nghiền nát. Và đặc biệt, chất Allicin này có khả năng ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn có hại làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày.
Đồng thời, đây cũng chính là lý do vì sao hầu như những người thường xuyên tiêu thụ tỏi đã được xác nhận là có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày thấp hơn so với những người bình thường. Vì vậy, trong những bữa ăn hằng ngày người bệnh nên ưu tiên sử dụng tỏi để tăng thêm hương vị cho món ăn.
4. Nghệ vàng
Nghệ không chỉ là loại gia vị được sử dụng phổ biến trong chế biến thức ăn mà còn được sử dụng như một vị thuốc có dược tính tốt với khả năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư dạ dày. Củ nghệ vàng chứa nhiều hàm lượng Curcumin đem lại công dụng chữa bệnh rất tốt. Đặc biệt, chất này có sở hữu đặc tính kháng lại sự phát triển của các tế bào ung thư rất mạnh mẽ.
Chính vì vậy, nó có tác dụng cao đối với hầu hết các loại ung thư, trong đó có ung thư dạ dày thông qua cơ chế ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Hp. Đồng thời, chất này cũng đã được chứng minh có khả năng kích hoạt chức năng apoptosis – cơ chế tự hủy trong tế bào ung thư và tiến hành tiêu diệt các gốc tự do.
Bên cạnh đó, người bệnh ung thư dạ dày sử dụng nghệ thường xuyên và đúng cách còn có tác dụng chống lại quá trình oxy hóa, kháng viêm hiệu quả, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh và tăng cường sức khỏe nói chung.
5. Thực phẩm chứa Beta-Glucans
Beta – glucans chính là các chất polysacarid tự nhiên tốt cho sức khỏe. Chất này có trong nhiều loại thực phẩm khác nhau nhưng phổ biến nhất là trong các loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan. Theo các nghiên cứu, chất beta – gluccans có khả năng hỗ trợ chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư thông qua cơ chế đi sâu vào khu vực ung thư và tiêu diệt các tế bào ung thư dạ dày.
Đây là những lợi ích tốt của beta – glucans và đã được chứng minh thông qua nhiều thử nghiệm trên động vật. Một số nguồn thực phẩm tốt chứa nhiều hoạt chất này như yến mạch, ngũ cốc, nấm hương…
6. Các loại nấm
Để trả lời cho câu hỏi “Ung thư dạ dày nên ăn gì?”, thì nấm chính là một gợi ý tuyệt vời. Một số loại nấm phổ biến như nấm rơm, nấm kim châm, nấm hương, nấm mèo… được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng thường xuyên, đặc biệt là với những người bệnh ung thư dạ dày.
Vì trong nấm cho chứa nhiều chất polysaccharide có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư, hỗ trợ kích hoạt các tế bào miễn dịch. Không những vậy, trong nấm còn chứa hàm lượng cao selen và vitamin D giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại mọi bệnh tật.
7. Đậu phụ
Trong thực đơn ăn uống hằng ngày nên ưu tiên sử dụng thực phẩm có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP. Trong đó, đậu phụ là thực phẩm tốt nên sử thường xuyên vì trong đậu phụ có chứa hàm lượng cao chất isoflavone có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP và sự hình thành của các tế bào ung thư ác tính.
Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý về cách chế biến đậu phụ sao cho phù hợp với sức khỏe. Nên ưu tiên sử dụng đậu phụ tươi để và chế biến đơn giản như hấp, luộc, hầm… thay vì dùng đậu phụ chiên giòn nhiều dầu mỡ, khó tiêu.
Gợi ý:Đau dạ dày có uống được sữa Ensure? Tư vấn giải đáp thắc mắc
Người mắc bệnh ung thư dạ dày nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề “Ung thư dạ dày nên ăn gì?” thì người bệnh cũng cần lưu ý những thực phẩm nên tránh. Người bị ung thư dạ dày cần kiêng một số thức ăn sau để đảm bảo tình trạng bệnh không trở nên nghiêm trọng:
1. Các loại thực phẩm chứa chất kích thích
Không riêng những người mắc bệnh ung thư dạ dày mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng nên tránh sử dụng những loại thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá… Đây đều là những tác nhân kích thích các yếu tố gây bệnh ung thư, trong đó có ung thư dạ dày.
Trường hợp đã bị bệnh thì tuyệt đối không được sử dụng vì những chất này sẽ gây ra suy giảm hệ miễn dịch và ngăn chặn việc cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, hoạt động của các cơ quan nội tạng. Đặc biệt, các loại thức uống chứa caffein cực kỳ có hại đối với người bệnh ung thư dạ dày vì gây ra tình trạng mất nước.
2. Các loại thực phẩm lên men chua
Mặc dù các loại thực phẩm lên men chua giúp tạo cảm giác ngon miệng nhờ vị chua ngọt dễ ăn nhưng tất cả chúng đều có khả năng làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày. Không chỉ vậy, các loại thực phẩm này còn giúp tạo điều kiện khiến các tế bào ung thư phát triển mạnh hơn khi đã mắc bệnh.
Chính vì vậy, người bệnh ung thư dạ dày không nên ăn những loại thực phẩm như cà muối, dưa muối, kimchi, thịt ngâm, thịt muối… Ngoài ra, những loại thức ăn, đồ uống như nước ép có vị chua như bưởi, chanh, cam, dâu tây… cũng nên tránh sử dụng thường xuyên.
3. Tránh các loại thực phẩm chứa chất xơ khó hòa tan
Người bệnh ung thư dạ dày khi ăn nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ khó tan sẽ vô tình gây áp lực lên dạ dày, bắt buộc dạ dày phải hoạt động co bóp nhiều hơn. Từ đó, khiến cho chức năng của dạ dày cũng bị ảnh hưởng theo, khiến bệnh ung thư dạ dày ngày càng nghiêm trọng.
Một số loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan nên tránh sử dụng hầu hết là thực phẩm cứng như:
- Ngũ cốc nguyên hạt như lúa mạch đen nguyên hạt, lúc mạch, lúc mì nghiền thô, lúc rừng, kiều mạch, lúa miến… Đồng thời, các loại đậu nguyên hạt (đậu nành, đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh…); Các loại bắp nguyên hạt (bắp rang, bột bắp…) cùng nhiều loại hạt khác như vừng đen, yến mạch nguyên hạt, hạt quinoa, hạt kê…
- Các loại hạt còn nguyên vỏ.
- Những loại trái cây và rau xanh có vỏ, sử dụng cả phần cuống và thân.
4. Đồ ăn ngọt và thực phẩm có chứa nhiều đường
Người bệnh ung thư dạ dày cần hạn chế tối đa sử dụng các loại thực phẩm, đồ ăn thức uống có hàm lượng đường cao trong rau củ quả cũng như thức ăn được chế biến theo quy trình công nghiệp như:
- Các loại trái cây có chứa hàm lượng đường fructose cao: Đây là những loại trái cây không hề tốt cho sức khỏe của người bệnh ung thư dạ dày. Những chất này sau khi xuống đại tràng sẽ thải ra khí có hại cho sức khỏe, gây ra hàng loạt các triệu chứng về dạ dày như đầy bụng, ợ hơi, tiêu hóa kém, bụng quặn đau… Một số loại trái cây điển hình như dưa hấu, chà là, mận, anh đào, nho…
- Các loại rau củ quả chứa nhiều đường khó tiêu hóa: Không phải loại rau nào cũng tốt cho sức, trong đó một số loại rau như măng tây, cần tây, giá đỗ, súp lơ, hành tây, tỏi tây, bông cải xanh… thường chứa các cấu trúc đường khó tiêu hóa đối với những người mắc bệnh ung thư dạ dày.
- Ngoài ra, người bị ung thư dạ dày cũng như các bệnh lý tiêu hóa nói chung nên tránh ăn nhiều các loại thực phẩm được chế biến sẵn như bánh quy, kẹo, bánh kem, các loại bánh ngọt, nước soda…
6. Thức ăn được nướng ở nhiệt độ cao
Những món nướng được chế biến ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra các chất có hại cho sức khỏe như formol (chất gây ung thư), từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Những người đã bị ung thư dạ dày khi ăn những món này sẽ càng khiến bệnh nặng hơn.
7. Thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ
Những món ăn được chiên xào nhiều dầu mỡ như gà chiên, xúc xích, thịt xông khói… sẽ càng khiến cho tình trạng bệnh diễn tiến xấu hơn. Bởi qua quá trình chế biến chiên xào sẽ khiến thực phẩm sinh ra hàm lượng chất độc cao không tốt cho sức khỏe.
8. Hạn chế sử dụng muối
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng những người thường xuyên sử dụng lượng muối (natri) sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày. Đồng thời, nên tránh tiêu thụ những món ăn được chế biến và nêm nếm nhiều gia vị, chứa các chất phụ gia không tốt cho sức khỏe.
Những điều cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng của người bệnh ung thư dạ dày
Khi xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh cho người bị ung thư dạ dày, cần lưu ý một số điều quan trọng giúp việc điều trị được hiệu quả hơn:
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn vì gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Các chất phụ gia trong thực phẩm chế biến sẵn chính là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư.
- Đảm bảo sử dụng các loại thực phẩm tươi, đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu có thể nên chọn mua thực phẩm có nguồn gốc organic hoặc được tiệt trùng kỹ bằng ozone.
- Ưu tiên chế biến các món ăn ở dạng lỏng, sệt như cháo, súp, canh… để giúp dạ dày dễ tiêu hóa.
- Nên chia nhỏ các bữa ăn hằng ngày, bạn nên chia nhỏ thành 5 – 6 bữa ăn chính để vừa đủ chất vừa tránh gây áp lực cho dạ dày, hạn chế bài tiết dịch vị.
- Tránh việc nêm nếm thức ăn quá nhiều gia vị hoặc có mùi mạnh như mắm, muối, ớt, tiêu, đặc biệt tuyệt đối không sử dụng chất phụ gia trong chế biến thức ăn.
- Đặc biệt, đối với những người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối cần phải chú ý ăn uống kỹ lưỡng vì khả năng tiêu hóa thức ăn lúc này đã kém đi rất nhiều.
- Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư dạ dày cần được duy trì trong suốt thời gian điều trị bệnh. Điều này sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị và kéo dài tuổi thọ.
Thắc mắc về vấn đề “Ung thư dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?” đã được giải đáp chi tiết. Việc tuân thủ những hướng dẫn về thực đơn ăn uống hằng ngày trong suốt quá trình điều trị sẽ giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Đồng thời, kết hợp với việc vận động, nghỉ ngơi và dùng thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp mang lại đem lại hiệu quả điều trị bệnh tích cực.
Có thể bạn quan tâm
- 20 thực phẩm tốt nhất cho người đau dạ dày – Thực đơn mỗi ngày
- Người đau dạ dày có ăn được quả su su không? Giải đáp thắc mắc
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!