Chi Phí Điều Trị Áp Xe Răng Hết Bao Nhiêu? [Giá Hiện Nay]
“Chi phí điều trị áp xe răng hết bao nhiêu?” được nhiều người bệnh quan tâm. Hầu hết các trường hợp mắc phải bệnh lý này đều phải can thiệp điều trị. Vì có mức độ nặng, tiến triển nhanh và dễ phát sinh biến chứng nên không ít bệnh nhân quan tâm đến chi phí điều trị áp xe răng.
Áp xe răng có tự khỏi không?
Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng cấp tính, có mức độ nặng và cần được xử lý sớm, điều trị triệt để. Bệnh thường gặp ở đối tượng trẻ em nhưng cũng khởi phát ở người trưởng thành, người suy giảm miễn dịch.
Theo các chuyên gia Răng Hàm Mặt, bệnh áp xe răng nói riêng và các bệnh nha khoa nói chung khởi phát do sự sinh sôi quá mức của vi khuẩn trong khoang miệng cùng nhiều yếu tố cộng hưởng (mảng bám, cao răng, thức ăn thừa, khô miệng,…)
Đối với áp xe răng, khi vi khuẩn tăng số lượng nhanh chóng sẽ gây hủy hoại men răng, tấn công ngà răng và tủy răng. Lúc này, quanh chân răng hoặc nha chu sẽ xuất hiện các túi chứa mủ gây đau nhức dữ dội, sưng đỏ và nhiễm trùng. Có thể thấy, bệnh áp xe răng chính là hệ quả của sâu răng không kiểm soát.
Tùy vào mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán bệnh áp xe răng ở mức độ nặng hoặc nhẹ. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều không thể tự khỏi mà cần can thiệp điều trị. Trường hợp chủ quan, tự ý sử dụng thuốc sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng lan rộng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Để kiểm soát cơn đau nhức, sưng đỏ, viêm nhiễm cũng như ngăn ngừa biến chứng do bệnh lý gây ra. Người bệnh cần chủ động đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Việc điều trị sớm còn giúp bảo tồn răng thật, đồng thời tiết kiệm được chi phí khám chữa bệnh đáng kể.
Chi phí điều trị áp xe răng hết bao nhiêu?
Không thể phủ nhận mức độ nguy hiểm và nặng nề của bệnh áp xe răng. Trường hợp nặng có thể làm mất răng vĩnh viễn và nhiều biến chứng khác như viêm nội tâm mạc, áp xe não, viêm xoang hàm,… nghiêm trọng hơn là tử vong.
Về vấn đề “Chi phí điều trị áp xe răng hết bao nhiêu?” còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Theo bác sĩ nha khoa, chi phí điều trị bệnh sẽ dao động từ vài trăm đến vài triệu tùy vào mức độ tổn thương, vị trí áp xe, đối tượng mắc bệnh và đã xuất hiện biến chứng hay chưa.
Đối với áp xe răng mới xuất hiện, ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh vệ sinh răng miệng đúng cách và chỉ định một số loại thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng sinh để kiểm soát ổ áp xe. Vì vậy, chi phí điều trị bệnh chỉ từ vài trăm nghìn và thời gian mô nướu phục hồi cũng sẽ nhanh hơn áp xe răng ở mức độ nặng.
Chi phí điều trị sẽ cao hơn đối với trường hợp bị áp xe răng ở mức độ nặng và vỡ áp xe răng. Trước khi điều trị nguyên nhân, bác sĩ sẽ xử lý ổ áp xe, làm sạch dịch mủ, vi khuẩn. Sau đó sẽ điều trị tủy (nếu xuất hiện tình trạng viêm tủy răng). Nhưng nếu tủy răng bị phá hủy hoàn toàn, răng bị hư hại nặng, lúc này bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để ngăn ngừa nhiễm trùng lan sang các răng lân cận và các biến chứng nặng nề.
Bảng giá điều trị áp xe răng tham khảo:
Điều trị | Chi phí | Đơn vị |
Chích rạch áp xe | 500.000 – 700.000 đồng | 1 Ca |
Nạo nang – Mổ khối u | 2.000.000 đồng | 1 Ca |
Lấy cao răng + Đánh bóng | 400.000 – 500.000 đồng | 2 Hàm |
Lấy tủy răng | 500.000 – 1.000.000 đồng | 1 Răng |
Nhổ răng | 500.000 – 3.000.000 đồng | 1 Răng |
Ngoài ra, chi phí chữa áp xe răng còn ảnh hưởng bởi một số yếu tố sau:
- Cơ sở điều trị: Việc điều trị áp xe răng răng tại các bệnh viện công lập sẽ giúp bệnh nhân tiết kiệm được một khoản chi phí so với chữa bệnh tại bệnh viện tư nhân. Tuy nhiên, về dịch vụ thì bệnh viện tư nhân được đánh giá cao hơn. Tùy vào điều kiện kinh tế và nhu cầu chữa bệnh, bạn có thể cân nhắc lựa chọn cơ sở phù hợp nhưng cần đảm bảo uy tín, chất lượng.
- Tay nghề bác sĩ: Đối với những ca bị áp xe răng nặng, phức tạp đòi hỏi bác sĩ điều trị có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm. Do đó, chi phí thường sẽ cao hơn và mất nhiều thời gian cho việc điều trị, phục hồi mô nướu.
- Thiết bị, máy móc, công nghệ điều trị: Nhìn chung, công nghệ, thiết bị y tế là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí chữa áp xe răng.
Lưu ý khi điều trị áp xe răng
Áp xe răng là bệnh nha khoa có mức độ nặng, nếu chủ quan không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, việc kiểm soát bệnh cũng sẽ mất nhiều thời gian và tốn kém nhiều chi phí. Do đó, bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân nên quan tâm đến sức khỏe, đến cơ sở y tế sớm nhất khi mắc bệnh để được thăm khám và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Dưới đây là một số lưu ý trong điều trị áp xe răng:
- Tùy vào điều kiện kinh tế và nhu cầu chữa bệnh, bạn có thể chọn bệnh viện nhà nước hoặc nha khoa tư nhân để chữa áp xe răng. Tuy nhiên, cần lựa chọn cơ sở chất lượng, uy tín, đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao để tránh “tiền mất tật mang”.
- Chi phí điều trị áp xe răng ở mức độ nhẹ thấp hơn nhiều so với bệnh ở mức độ nặng. Do đó, bạn nên chủ động điều trị trong thời gian sớm nhất để tiết kiệm được chi phí, đồng thời phòng ngừa các biến chứng nặng nề.
- Áp xe răng có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Vì vậy, trong và sau điều trị, bạn cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa bệnh tái phát như vệ sinh răng miệng đúng cách, uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe răng miệng,hạn chế bia rượu, thức ăn chứa nhiều đường,…
- Thăm khám sức khỏe răng miệng từ 2 – 3 lần/ năm để sớm kiểm soát các vấn đề nha khoa bất thường cũng như phòng ngừa các bệnh răng miệng thường gặp.
Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Chi phí điều trị áp xe răng hết bao nhiêu?” và một số lưu ý khi điều trị bệnh. Thực tế, chi phí chữa bệnh áp xe răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dù vậy, bác sĩ luôn khuyến khích người bệnh nên thăm khám và điều trị sớm để tiết kiệm được chi phí, bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể.
Có thể bạn quan tâm:
- 10 Cách Chữa Áp Xe Răng Tại Nhà Xử Lý Nhanh Cơn Đau
- Áp Xe Răng Kiêng Ăn Gì và Nên Ăn Gì Tránh Gây Cơn Đau?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!