Áp Xe Răng Kiêng Ăn Gì và Nên Ăn Gì Tránh Gây Cơn Đau?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Chế độ ăn uống đóng vai trò không nhỏ trong điều trị áp xe răng. Do đó, câu hỏi “Áp xe răng kiêng ăn gì và nên ăn gì tránh gây cơn đau?” được nhiều người bệnh quan tâm. Việc kiêng cữ, hạn chế các thực phẩm gây hại, đồng thời bổ sung các món ăn, thức uống tốt cho răng miệng giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh đáng kể.

chế độ ăn cho người áp xe răng
Chế độ ăn uống đóng vai trò không nhỏ trong điều trị áp xe răng

Áp xe răng là bệnh nha khoa thường gặp ở nhiều đối tượng với độ tuổi khác nhau. Bệnh thường là hệ quả của sâu răng tiến triển, lan rộng đến tủy và gây nhiễm trùng cơ quan này. Từ đó hình thành áp xe quanh chân răng có ổ hoặc áp xe nha chu.

Ngoài ra, bệnh lý còn ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như chấn thương răng (răng bị mẻ, vỡ, gãy), vệ sinh răng miệng kém, thói quen ăn uống không khoa học, duy trì một số thói quen xấu tác động xấu đến răng miệng.

Việc ăn uống hàng ngày tác động trực tiếp đến vùng răng bị áp xe. Vì vậy, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cũng như kiêng cữ được nhiều người bệnh quan tâm. Trường hợp dung nạp các thực phẩm, món ăn gây bất lợi sẽ khiến vết thương lâu phục hồi, đồng thời kích thích nhiễm trùng lan rộng sang các răng lân cận và trở nên nặng nề hơn. Do đó, người bệnh nên chủ động tìm hiểu “Áp xe răng kiêng ăn gì và nên ăn gì tránh gây cơn đau?” để hỗ trợ quá trình chữa trị đạt được kết quả tốt nhất.

Tìm hiểu thêm: Vỡ Áp Xe Răng: Biểu Hiện và Các Phương Pháp Chữa Trị

Kiêng ăn gì khi bị áp xe răng?

Để hạn chế cơn đau nhức bùng phát kèm theo biểu hiện sưng viêm nặng nề và nhiễm trùng lan rộng do áp xe răng gây ra, bạn nên tránh các thực phẩm và thức uống chứa thành phần gây kích ứng, kích thích viêm nhiễm và chứa thành phần gây hại cho răng miệng.

Dưới đây là một số thực phẩm cần kiêng và hạn chế trong thời gian bị áp xe răng:

Thực phẩm chứa nhiều đường

Sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong khoang miệng là nguyên nhân gây áp xe răng và nhiều vấn đề răng miệng khác. Theo đó, vi khuẩn khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tấn công men răng, ngà răng và làm hư hại tủy răng, khiến cơ quan này bị nhiễm trùng và hình thành áp xe.

Thức ăn chứa nhiều đường
Chế độ ăn uống đóng vai trò không nhỏ trong điều trị áp xe răng

Vi khuẩn sẽ phát triển và sinh sản mạnh khi gặp thức ăn, nước uống chứa nhiều đường. Đây được xem là “món ăn” của chúng, vì vậy người bệnh áp xe răng cần hạn chế các món ăn, thức uống chứa nhiều đường.

Bên cạnh đó, thói quen ăn ngọt nhưng không vệ sinh răng miệng sau khi ăn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào men răng và gây ra nhiều vấn đề răng miệng khác như sâu răng, viêm tủy răng, viêm lợi, răng gãy rụng,… Do đó, bạn cần kiêng các thực phẩm chứa nhiều đường như các kẹo, bánh ngọt, nước ngọt, socola,…

Nước có gas

Tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, thức uống có gas rất được ưa chuộng. Bởi nhiều người cho rằng thức uống này có tác dụng tiêu hóa thức ăn, đỡ ngán và kích thích ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, họ lại không biết rằng, ngoài chứa nhiều đường, thành phần gas trong nước uống này còn làm xuất hiện nhiều mảng bám trên răng. Nếu không được vệ sinh sạch, lâu ngày mảng bám sẽ là chỗ trú ẩn cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

Vi khuẩn từ mảng bám này sẽ tấn công trực tiếp vào răng bị áp xe cũng như các răng khác trên cung hàm. Từ đó, khiến tình trạng nhiễm trùng trở nên nặng nề hơn, những răng kế cận cũng sẽ bị ảnh hưởng. Điều này gây ra nhiều bất lợi trong quá trình điều trị bệnh lý. Do đó, bác sĩ luôn khuyến cáo bệnh nhân kiêng các thức uống chứa gas trong quá trình chữa bệnh áp xe răng cũng như các bệnh nha khoa khác.

Thức uống chứa cồn

Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị áp xe răng là lạm dụng bia rượu, thức uống chứa cồn. Thành phần ethanol trong các loại thức uống này sẽ khiến khoang miệng giảm tiết nước bọt, khô. Trong khi đó, nước bọt có tác dụng cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng, hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn và giảm ăn mòn của axit. 

Thức uống chứa cồn
Để quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên hạn chế tối đa việc sử dụng thức uống chứa cồn

Khi bị khô miệng, vi khuẩn có xu hướng phát triển mạnh và tác động xấu đến răng bị áp xe nói riêng và sức khỏe răng miệng nói chung. Bên cạnh đó, thành phần trong bia rượu còn kích thích cơn đau bùng phát, sưng viêm nặng hơn. Để quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên hạn chế tối đa việc sử dụng thức uống chứa cồn. Ngoài ra, nên tăng cường bổ sung nước lọc để ngăn ngừa khô miệng.

Thức ăn quá nóng, quá lạnh

Răng bị áp xe thường bị đau nhức dữ dội, khó chịu và nhạy cảm khi với nhiệt độ. Do đó, việc dùng các món ăn, thức uống quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề hơn. Trong trường hợp nặng có thể bị vỡ áp xe. Tình trạng vỡ áp xe khá nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Thói quen dùng đồ quá nóng hoặc quá lạnh cũng không được khuyến khích vì sẽ ảnh hưởng đến men răng, mô nướu cũng như các cơ quan nâng đỡ răng. Do đó, bạn nên kiêng cữ và hạn chế một số món ăn, thức uống như kém, nước đá, sữa chua lạnh, súp, lẩu, mì cay,… trong thời gian điều trị bệnh.

Thực phẩm khô, cứng, dai

Khi bị áp xe răng, không chỉ khiến mô nướu bị sưng đỏ, hình thành túi mủ mà răng cũng có xu hướng suy yếu, lung lay và dễ bị gãy rụng. Do đó, bác sĩ nha khoa khuyến cáo bệnh nhân tránh các thực phẩm có kết cấu khô cứng, dai. Nhóm thực phẩm này sẽ khiến các biểu hiện lâm sàng do bệnh lý gây ra trở nên nặng nề hơn, ảnh hưởng đến việc điều trị, đồng thời khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn.

bị áp xe răng tránh ăn thịt dai
Người bị áp xe răng nên kiêng các loại thịt dai

Vì vậy, bạn cần kiêng các thực phẩm sau:

  • Các loại thịt có độ dai (thịt bò, thịt trâu, thịt ngan, thịt vịt, thịt chim,…). Nếu ăn, cần nấu chín nhừ để tránh tình trạng thịt giắt kẽ răng gây đau nhức
  • Các loại hạt, trái cây sấy khô (hạt óc chó, hạt macca, bỏng ngô, hạt điều, mít sấy, chuối sấy, khoai lang sấy,…)
  • Lương khô, nước đá, bánh dày, bánh nếp, bánh mì pháp,…

Món ăn cay nóng 

Mặc dù không được khuyến khích nhưng rất nhiều người có sở thích ăn các món cay nóng. Bởi họ nhận thấy, việc ăn các món ăn cay sẽ giúp kích thích vị giác, ăn ngon hơn. Tuy nhiên, đối với người bị áp xe răng khi dùng các món cay nóng sẽ khiến túi áp xe bị kích thích, gây đau nhức dữ dội, sưng viêm. Tình trạng nhiễm trùng có thể lan sang các răng, mô nướu lân cận và phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.

Để rút ngắn thời gian điều trị và đạt kết quả điều trị tốt nhất, người bị áp xe răng nên kiêng các thực phẩm và món ăn cay nóng, chứa nhiều gia vị như ớt, mù tạt, tiêu,… 

Thực phẩm chứa nhiều axit

Các thực phẩm chứa nhiều axit không được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn của người bị áp xe răng nói riêng và các bệnh răng miệng nói chung. Bởi axit sẽ khiến vết thương ở răng áp xe bị kích thích, gây xót và rát. Ngoài ra, thành phần này sẽ đẩy nhanh quá trình ăn mòn men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công trực tiếp vào ngà răng và gây viêm tủy răng. Từ đó gây bất lợi trong việc điều trị áp xe răng.

Chanh chứa nhiều axit
Các thực phẩm chứa nhiều axit không được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn của người bị áp xe răng

Theo các chuyên gia Răng Hàm Mặt, người bệnh áp xe răng cần tránh các thực phẩm chứa nhiều axit như chanh, giấm ăn, dưa muối, cóc, xoài sống, …

Bỏ túi: 10 Cách Chữa Áp Xe Răng Tại Nhà Xử Lý Nhanh Cơn Đau

Người bị áp xe răng nên ăn gì?

Việc kiêng cữ và hạn chế nhiều loại thực phẩm, thức uống giúp làm giảm cơn đau nhức, sưng viêm do áp xe răng gây ra đáng kể. Tuy nhiên, nếu kiêng khem quá mức sẽ khiến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất, mệt mỏi, suy nhược và chậm hồi phục hơn. 

Vì vậy, bên cạnh các thực phẩm cần hạn chế, người bị áp xe răng nên tăng cường bổ sung một số thực phẩm sau:

Các món ăn mềm, lỏng tốt cho người áp xe răng

Các món ăn mềm, lỏng và đầy đủ dinh dưỡng không chỉ giúp làm giảm bùng phát cơn đau, kích thích răng bị áp xe mà còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, khắc phục tình trạng mệt mỏi, biếng ăn do bệnh lý gây ra. Hơn nữa, trong thời gian điều trị bệnh nếu ưu tiên dùng các món ăn này sẽ tạo điều kiện cho mô nướu phục hồi nhanh chóng, ngăn ngừa tổn thương lan rộng.

Cháo thịt bằm
Người bị áp xe răng nên dùng các món ăn mềm, lỏng

Một số món ăn mềm, lỏng phù hợp với người bị áp xe răng có thể kể đến như:

  • Cháo thịt bằm
  • Súp
  • Canh hầm
  • Bún
  • Hủ tiếu
  • Miến

Bổ sung các loại rau xanh, trái cây giàu chất xơ

Các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi được bác sĩ chuyên khoa khuyến khích bổ sung vào chế độ dinh dưỡng. Bởi chất xơ không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, hỗ trợ chức năng tiêu hóa mà còn giúp làm sạch răng miệng, tăng tiết nước bọt, giảm sự phát triển của vi khuẩn, đồng thời tác động tích cực đến quá trình phục hồi vùng mô nướu bị tổn thương do bệnh lý gây ra.

Một số thực phẩm giàu chất xơ nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày, bao gồm:

  • Bông cải xanh
  • Khoai lang
  • Củ cải đường
  • Cà rốt
  • Quả chuối
  • Quả bơ
  • Dâu tây 
  • Quả lê
  • Quả mâm xôi
  • Cải bó xôi
  • Nấm 
  • Bí đỏ

Thực phẩm giàu vitamin giúp tăng cường miễn dịch

Bên cạnh các thực phẩm giàu chất xơ, người bị áp xe chân răng cũng nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin để giúp tăng cường miễn dịch, chống lại vi khuẩn gây bệnh. Từ đó tạo điều kiện cho vùng răng bị áp xe phục hồi nhanh chóng, phục hồi chức năng sinh lý của răng.

Các loại thực phẩm giàu vitamin
Người bị áp xe chân răng nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin để giúp tăng cường miễn dịch

Các thực phẩm giàu vitamin có lợi cho người bị áp xe răng như: Cá hồi, bơ, kiwi, dầu thực vật, ớt chuông, cà chua, trứng, các loại rau lá xanh, súp lơ,…

Nhóm thực phẩm chống viêm

Để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng lan rộng, ảnh hưởng đến các mô nướu xung quanh, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể dùng một số thực phẩm chống viêm. Điều này không chỉ tăng tác dụng chữa bệnh mà còn làm giảm tác dụng của thuốc.

Một số thực phẩm có tác dụng chống viêm tốt cho người bị áp xe răng có thể kể đến như:

  • Tỏi
  • Gừng
  • Nghệ
  • Dầu oliu
  • Trà xanh

Trên đây là những thông tin về việc “Áp xe răng nên kiêng ăn gì và ăn gì tránh gây cơn đau”. Không thể phủ nhận tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với bệnh áp xe răng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Vì vậy, bệnh nhân nên chủ động trao đổi với bác sĩ điều trị để được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Cách chữa áp xe răng tại nhà 10 Cách Chữa Áp Xe Răng Tại Nhà Xử Lý Nhanh Cơn Đau

Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng khá nguy hiểm, dễ gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.…

Áp xe quanh chóp răng Áp Xe Quanh Chóp Răng: Các Biểu Hiện và Hướng Điều Trị

Áp xe quanh chóp răng là một dạng nhiễm trùng răng tương đối phổ biến. Bệnh đặc trưng bởi những…

Áp xe răng số 6, 7 Áp Xe Răng Số 6,7 Nên Làm Gì? Điều Trị, Khắc Phục Sao?

Răng số 6, 7 là 2 răng hàm lớn đảm nhiệm vai trò chính trong hoạt động ăn nhai. Tuy…

Áp xe răng Áp Xe Răng: Dấu Hiệu Nhận Biết, Cách Điều Trị, Khắc Phục

Áp xe răng là một trong những biến chứng thường gặp của tình trạng nhiễm trùng chóp răng và xung…

Chi Phí Điều Trị Áp Xe Răng Hết Bao Nhiêu? [Giá Hiện Nay] Chi Phí Điều Trị Áp Xe Răng Hết Bao Nhiêu? [Giá Hiện Nay]

“Chi phí điều trị áp xe răng hết bao nhiêu?” được nhiều người bệnh quan tâm. Hầu hết các trường…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua