Áp Xe Răng Ở Trẻ Em: Biểu Hiện và Phương Pháp Điều Trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Áp xe răng ở trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến sức nhai, đau nhức, mưng mủ mà còn gây ra ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị sớm. Theo các chuyên gia, bệnh khởi phát ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau như vệ sinh răng miệng kém, chấn thương, sâu răng lâu ngày và một số thói quen xấu ảnh hưởng đến răng (nghiến răng, dùng răng cắn xé vật cứng, nhọn,…)

Áp xe răng ở trẻ em là bệnh gì?

Áp xe răng là bệnh lý nha khoa có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng và độ tuổi nào. Các chuyên gia Răng Hàm Mặt giải thích hiện tượng áp xe ở răng như sau: Khi vi khuẩn tấn công vào các mô quanh răng, hệ miễn dịch sẽ tiết ra bạch cầu để chống lại chúng. Lúc này túi mủ chứa dịch, vi khuẩn, bạch cầu sẽ hình thành gây đau nhức, sưng đỏ. Trường hợp nặng sẽ tiết mủ có mùi hôi khó chịu.

Áp Xe Răng Ở Trẻ Em: Biểu Hiện và Phương Pháp Điều Trị
Áp xe răng ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng răng miệng thường gặp

Số liệu thống kê trong những năm gần đây nhận thấy, áp xe răng có xu hướng tăng cao ở trẻ em bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Tùy vào vị trí tổn thương, bác sĩ sẽ chia thành các dạng áp xe như áp xe quanh răng, áp xe nướu răng và áp xe nha chu. 

Nhìn chung, áp xe răng ở trẻ em không quá nguy hiểm nếu được thăm khám sớm, dùng thuốc, điều trị chuyên sâu và kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà đúng cách. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường của trẻ và nghi ngờ trẻ bị áp xe răng, bạn cần đưa con đến gặp bác sĩ để được kiểm soát sớm. 

Áp xe răng ở trẻ em là do đâu?

Căn cứ vào cơ chế hình thành áp xe răng có thể thấy rõ nguyên nhân chính gây ra bệnh là do vi khuẩn trong khoang miệng phát triển mạnh và kết hợp với một số yếu tố khác. Thực tế, trong miệng chúng ta luôn tồn tại vi khuẩn (bao gồm vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi). Chúng tồn tại cân bằng và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi gặp điều kiện thuận lợi, hại khuẩn sẽ phát triển mạnh và gây ra nhiều bệnh răng miệng, trong đó có áp xe răng.

Áp xe răng ở trẻ em xảy ra do vi khuẩn, nếu không được kiểm soát sớm sẽ lan rộng đến các mô lân cận như lợi, hàm,… gây đau nhức dữ dội, chảy mủ, sưng viêm, sốt cùng với các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Nguyên nhân gây áp xe răng ở trẻ em 
Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do vi khuẩn trong khoang miệng phát triển mạnh

Dưới đây là một số yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây áp xe răng ở trẻ em:

  • Chấn thương răng: Hệ răng của trẻ khá yếu và có thể vỡ, mẻ, gãy trong sinh hoạt hàng ngày. Răng bị chấn thương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây viêm và hình túi mủ. Một số trường hợp chấn thương răng lộ tủy sẽ có mức độ nghiêm trọng hơn và cần được cấp cứu sớm nhất có thể.
  • Trẻ vệ sinh răng miệng không đúng cách: Trẻ em thường không chủ động trong việc vệ sinh răng miệng và chỉ đánh răng đối phó. Tuy nhiên, điều này để lại nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ, cụ thể là gây sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu, áp xe răng,… 
  • Sâu răng ở trẻ: Sâu răng là bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh lý nếu không được điều trị sớm sẽ gây mòn men răng, lộ tủy, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển ở tủy răng và hình thành áp xe ở trẻ.
  • Một số thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng: Ngoài những yếu tố trên, việc trẻ duy trì một số thói quen xấu cũng có thể làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh lý. Các thói quen xấu có thể kể đến như nghiến răng khi ngủ, dùng răng cắn xé các vật cứng,…

Dấu hiệu nhận biết 

Hầu hết các bệnh lý răng miệng ở trẻ đều gây ra biểu hiện đau nhức, khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng và ăn uống. Tuy nhiên, ở mỗi bệnh lý sẽ có những triệu chứng điển hình, nếu chú ý bạn có thể nhận biết được mức độ nghiêm trọng của bệnh, từ đó chủ động trong việc điều trị và chăm sóc.

Dưới đây là một số biểu hiện áp xe răng ở trẻ em:

  • Khu vực bị tổn thương sẽ nhô cao hơn so với bình thường, có hiểu hiện đau nhức và tấy đỏ
  • Răng bị áp xe nhạy cảm với món ăn, thức uống quá lạnh hoặc quá nóng
  • Cơn đau nhức tiến triển nặng khi vệ sinh răng miệng và ăn uống
  • Khi chạm vào cục u sẽ cảm nhận có dịch bên trong, dịch này có thể rỉ ra và khiến khoang miệng có mùi hôi khó chịu
  • Áp xe răng khiến một số trẻ bị sốt, đau đầu, quấy khóc và biếng ăn

Ngoài những biểu hiện phổ biến do áp xe răng gây ra, một số trẻ mắc bệnh có thể gặp phải một số biểu hiện khác. Do đó, ba mẹ cần chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để có phương án chăm sóc và can thiệp điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Bé bị áp xe răng có nguy hiểm không? 

Trẻ bị áp xe răng có nguy hiểm không? là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Về mức độ nguy hiểm của bệnh lý sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nguyên nhân gây bệnh, giai đoạn tiến triển, các triệu chứng đi kèm,…. 

Đau nhức răng ở trẻ
Áp xe răng ở trẻ nếu không được kiểm soát có thể gây viêm nội tâm mạc

Đa số các trường hợp trẻ bị áp xe răng có thể chữa khỏi nếu được điều trị sớm và kết hợp các biện pháp chăm sóc đúng cách. Ngược lại, áp xe răng ở trẻ kéo dài, ảnh hưởng đến tủy răng và lan rộng có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Một số biến chứng do bệnh lý gây ra, bao gồm:

  • Viêm nội tâm mạc: Biến chứng viêm nội tâm mạc do áp xe răng gây ra có mức độ nghiêm trọng. Nếu không được cấp cứu có thể dẫn đến tử vong. Biến chứng xảy ra do vi khuẩn trong răng áp xe thông qua mạch máu di chuyển đến tim và làm nhiễm trùng cơ quan này.
  • Mất răng: Trường hợp trẻ bị áp xe răng do sâu răng, chấn thương răng có thể gây mất răng nếu không được kiểm soát sớm. Bởi khi răng xuất hiện tổn thương làm lộ ngà và tủy sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và hủy hoại xương hàm cùng các mô mềm. Từ đó khiến răng lung lay, gãy rụng.
  • Nhiễm trùng xoang hàm: Một trong những biến chứng thường gặp do áp xe răng gây ra là nhiễm trùng xoang hàm. Biến chứng này xảy ra khi áp xe xuất hiện ở các răng hàm trên gần khoang xoang. 
  • Nhiễm trùng khoang dưới hàm: Nhiễm trùng khoang dưới hàm (Ludwig Angina) là biến chứng nặng do bệnh áp xe răng gây ra. Người bệnh sẽ cảm nhận cơn đau nhức dữ dội ở 2 bên vùng dưới lưỡi, cằm và hàm. Nếu không được cấp cứu kịp thời, Ludwig Angina có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Nhiễm trùng khoang dưới hàm do áp xe răng thường xảy ra ở người trưởng thành. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, biến chứng có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.
  • Áp xe não: Tương tự viêm nội tâm mạc, vi khuẩn ở răng bị áp xe có thể di chuyển theo mạch máu đến não gây nhiễm trùng não và dẫn đến biến chứng áp xe não. Biến chứng này đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được kiểm soát sớm.

Áp xe răng ở trẻ em không thể tự khỏi mà cần phải can thiệp điều trị sớm. Việc chậm trễ, chủ quan chữa bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tổng thể của con trẻ, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh, phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị áp xe răng ở trẻ em 

Trẻ bị áp xe răng không chỉ gây ra những cơn đau nhức, sưng tấy gây khó khăn trong ăn uống, vệ sinh răng miệng hàng ngày mà còn phát sinh các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Do đó, việc đưa trẻ đến bệnh viện chẩn đoán là rất cần thiết. Tùy vào mức độ tổn thương và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. 

1. Mẹo giảm đau tại nhà cho trẻ 

Để làm giảm cảm giác đau nhức, sưng đỏ khó chịu cho trẻ khi bị áp xe răng, ba mẹ có thể thực hiện một số mẹo giảm đau tại nhà. Biện pháp này chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng, không thể điều trị bệnh dứt điểm. Do đó, bạn vẫn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, có thể áp dụng biện pháp này song song với phương pháp điều trị chuyên sâu để rút ngắn thời gian chữa trị. 

Dưới đây là một số mẹo giúp cải thiện triệu chứng áp xe răng ở trẻ:

Cho trẻ súc miệng với nước muối sinh lý:

Trẻ súc miệng với nước muối
Cho trẻ súc miệng với nước muối sinh lý giúp giảm đau và hạn chế vi khuẩn phát triển gây viêm

Nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, làm dịu cơn đau, tấy đỏ do áp xe răng gây ra. Việc trẻ súc miệng với nước sinh lý sẽ giúp làm sạch dịch mủ, vi khuẩn và bạch cầu trong khoang miệng, hạn chế tổn thương lan rộng sang các vùng lân cận. Mỗi ngày, cho trẻ súc miệng với nước muối sinh lý từ 3 – 4 lần để cải thiện triệu chứng bệnh lý. 

Nếu không dùng nước muối sinh lý pha sẵn bán tại nhà thuốc, bạn có thể pha nước muối súc miệng theo công thức sau:

  • Chuẩn bị 250ml nước đun sôi để ấm 
  • Sau đó cho 1 muỗng cà phê muối vào và khuấy đều
  • Dùng nước muối này cho trẻ súc miệng từ 3 – 4 lần 
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày để làm sạch răng miệng và giảm đau

Chườm mát cải thiện cơn đau nhức:

Một trong những cách cải thiện một số biểu hiện lâm sàng do áp xe răng ở trẻ gây ra là chườm mát. Việc tận dụng nhiệt độ lạnh sẽ làm tê liệt dây thần kinh tại vùng chườm tạm thời, từ đó người bệnh sẽ không cảm nhận cơn đau nhức. Bên cạnh đó, chườm mát thường xuyên còn mang lại cảm giác dễ chịu, giảm sưng nóng.

  • Chuẩn bị túi chườm mát hoặc một chiếc khăn sạch và cho vài viên đá lạnh vào
  • Dùng túi chườm bên ngoài răng bị áp xe khoảng 10 – 15 phút
  • Mỗi ngày thực hiện từ 3 – 4 lần hoặc ngay khi cơn đau bùng phát 

Dùng tinh dầu đinh hương:

Không chỉ mang hương thơm giúp thư giãn, tinh dầu đinh hương còn chứa thành phần kháng khuẩn, chống viêm. Do đó, tinh dầu này được tận dụng để cải thiện một số vấn đề răng miệng như hôi miệng, sâu răng, viêm nướu răng và áp xe răng.

Để cải thiện triệu chứng áp xe răng ở trẻ em, ba mẹ cho vài giọt tinh dầu đinh hương vào cốc nước ấm và cho trẻ ngậm từ 3 – 5 phút. Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần sau khi chải răng để đạt được kết quả tốt nhất.

Dầu oliu giảm triệu chứng áp xe răng:

Tương tự như tinh dầu đinh hương, trong dầu oliu cũng chứa nhiều thành phần giúp kháng viêm, giảm sưng đau, làm dịu vùng mô nướu bị tổn thương, hỗ trợ tích cực trong quá trình chữa áp xe răng ở trẻ em. Dầu oliu lành tính, mùi vị không khó chịu nên ba mẹ có thể sử dụng thoa trực tiếp lên răng của trẻ để cải thiện triệu chứng bệnh lý. Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần sau khi vệ sinh răng miệng.

2. Điều trị y tế  

Áp xe răng ở trẻ em chỉ được kiểm soát dứt điểm khi được can thiệp điều trị y tế. Để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, trước hết bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sơ bộ và thực hiện một số kỹ thuật xét nghiệm cần thiết. Sau khi nắm rõ nguyên nhân gây bệnh và mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ xây dựng xây dựng phác đồ điều trị.

Khám sức khỏe răng miệng cho trẻ
Áp xe răng ở trẻ em chỉ được kiểm soát dứt điểm khi được can thiệp điều trị y tế

Dưới đây là một số phương pháp thường được chỉ định trong điều trị áp xe răng ở trẻ:

  • Sử dụng thuốc điều trị: Để kiểm soát cơn đau, sưng viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau, chống viêm và thuốc kháng sinh. Tùy thuộc vào từng độ tuổi, liều dùng và thời gian dùng thuốc sẽ khác nhau. Cần tuân thủ việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh phát sinh tác dụng ngoại ý.
  • Loại bỏ áp xe: Các trường hợp bị áp xe răng đều phải can thiệp phương pháp chích rạch để loại bỏ dịch mủ, vi khuẩn, bạch cầu trong ổ áp xe. Sau khi loại bỏ áp xe răng, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng nhiều lần để ngăn ngừa tình trạng viêm tái phát.
  • Điều trị tủy: Trường hợp áp xe răng ảnh hưởng đến tủy và gây viêm tủy răng, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần tủy bị viêm và trám bít lại để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công cũng như đảm bảo chức năng ăn nhai của bệnh nhân.
  • Nhổ răng: Nhổ răng là phương pháp sau cùng đối với bệnh áp xe răng. Bởi lúc này răng trẻ bị hư hỏng hoàn toàn, không có khả năng hồi phục. Việc nhổ răng sẽ kiểm soát tình trạng viêm, ngăn ngừa vi khuẩn lan sang các răng lân cận.

Can thiệp điều trị y tế kịp thời không chỉ kiểm soát các triệu chứng lâm sàng do bệnh lý gây ra mà còn giúp bảo tồn răng cho trẻ, đảm bảo chức năng nhai, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, ba mẹ cần chủ động theo dõi tình trạng răng miệng của trẻ để có những phương án xử lý nhanh chóng.

Biện pháp chăm sóc & Phòng ngừa áp xe răng ở trẻ 

Áp xe răng nói chung và áp xe răng ở trẻ em nói riêng là bệnh răng miệng có mức độ nặng, tác động trực tiếp đến sức khỏe răng miệng và đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị đúng cách. Bệnh xảy ra do vi khuẩn cùng nhiều yếu tố khác và có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi. Vì vậy, việc thực hiện các phương pháp chăm sóc răng miệng đúng cách là điều rất cần thiết. 

Trẻ đánh răng răng đúng cách
Thay bàn chải đánh răng cho trẻ định kỳ 2 tháng/ lần hoặc ngay khi thấy lông bàn chải bị sờn

Dưới đây là một số cách chăm sóc giúp phòng ngừa bệnh áp xe răng ở trẻ hiệu quả:

  • Giáo dục vệ sinh răng miệng cho trẻ để chúng thấy được lợi ích của thói quen này. Bên cạnh đó, ba mẹ cần khuyến khích trẻ đánh răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng với nước sát khuẩn mỗi ngày 2 lần để phòng ngừa các bệnh nha khoa.
  • Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, đồ ngọt để phòng ngừa sâu răng và áp xe răng. Ba mẹ cũng đừng quen nhắc nhở con súc miệng lại với nước sạch sau khi các bữa ăn nhẹ để loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám trên răng.
  • Răng và nướu trẻ khá nhạy cảm, do đó bạn nên ưu tiên các loại bàn chải có kích thước phù hợp với con, lông chải mềm. Chú ý thay bàn chải cho trẻ định kỳ 2 tháng/ lần hoặc ngay khi thấy lông chải bị xơ.
  • Nếu có điều kiện, bạn nên cho trẻ trám răng phòng ngừa để bảo vệ răng, đảm bảo chức năng ăn nhai và hạn chế các vấn đề răng miệng.
  • Để tăng cường sức khỏe răng miệng, ba mẹ có thể tham khảo ý kiến nha sĩ cho trẻ sử dụng kem đánh răng và một số sản phẩm có chứa fluor.
  • Việc đưa trẻ đến bệnh viện khám sức khỏe răng miệng định kỳ từ 3 – 6 tháng/ lần luôn được các chuyên gia khuyến khích. Thói quen này sẽ giúp hạn chế nhiều bệnh nha khoa ở trẻ, đồng thời giúp sớm phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn và xử lý nhanh chóng.

Áp xe răng ở trẻ em có thể kiểm soát tốt nếu được điều trị sớm và chăm sóc đúng cách. Ngược lại, bệnh sẽ kéo dài, gây đau nhức và nhiều biến chứng nguy hiểm nếu ba mẹ chủ quan, không đưa trẻ đến bệnh viện. Do đó, khi nghi ngờ trẻ bị áp xe răng hoặc các vấn đề răng miệng, bạn cần đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xử lý đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Áp Xe Răng Có Tự Khỏi Không? Biện Pháp Chữa Dứt Điểm Áp Xe Răng Có Tự Khỏi Không? Biện Pháp Chữa Dứt Điểm

“Áp xe răng có tự khỏi không?” là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Bệnh lý là tình trạng nhiễm…

Vỡ Áp Xe Răng: Biểu Hiện và Các Phương Pháp Chữa Trị Vỡ Áp Xe Răng: Biểu Hiện và Các Phương Pháp Chữa Trị

Vỡ áp xe răng nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm,…

Áp Xe Răng Ở Trẻ Em: Biểu Hiện và Phương Pháp Điều Trị Áp Xe Răng Ở Trẻ Em: Biểu Hiện và Phương Pháp Điều Trị

Áp xe răng ở trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến sức nhai, đau nhức, mưng mủ mà còn gây…

Áp xe răng khôn Áp Xe Răng Khôn (Răng Số 8) Nguy Hiểm Không? [Giải Đáp]

Áp xe răng khôn (răng số 8) là một dạng nhiễm trùng răng khá phổ biến, xảy ra khi xung…

Cách chữa áp xe răng tại nhà 10 Cách Chữa Áp Xe Răng Tại Nhà Xử Lý Nhanh Cơn Đau

Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng khá nguy hiểm, dễ gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua