Áp Xe Răng Uống Thuốc Gì? 10 Loại Thuốc Được Tin Dùng

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Dùng thuốc chữa áp xe răng là phương pháp được ưu tiên hàng đầu trong các phác đồ điều trị nha khoa. Có tác dụng kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Một số loại thuốc trị áp xe răng được sử dụng phổ biến như nhóm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc chống viêm không NSAIDs, thuốc hỗ trợ tăng cường chức năng răng… 

TOP 10 thuốc trị áp xe răng hiệu quả được dùng phổ biến

Áp xe răng được xem là một trong những biến chứng nghiêm trọng của nhiễm trùng răng miệng do vệ sinh răng miệng kém hoặc răng bị chấn thương. Tình trạng này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào trong tủy răng, gây viêm nhiễm và hình thành khối áp xe răng. Quan sát bằng mắt thường sẽ thấy chân răng bị nhiễm trùng xuất hiện các túi chứa dịch mủ, tạo áp lực lớn chèn ép dây thần kinh và gây ra những cơn đau nhức dữ dội. 

Áp xe răng uống thuốc gì?
Áp xe răng là một dạng nhiễm trùng răng miệng phổ biến, đặc trưng bởi tình trạng tích tụ dịch mủ, đau nhức, sưng hàm…

Ngoài đau răng, áp xe răng còn có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu khác như: sưng hàm, sưng nướu răng, hôi miệng, có vị đắng trong miệng, tê buốt răng, sưng hạch ở cổ, nhạy cảm với thức ăn nóng/ lạnh, mệt mỏi, sốt, nóng trong người… Nếu những triệu chứng của bệnh không được cải thiện sớm và dứt điểm, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất răng vĩnh viễn, nhiễm trùng máu cùng nhiều biến chứng khác gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh. 

Có rất nhiều cách trị áp xe răng, đầu tiên bác sĩ sẽ thực hiện một số thủ thuật y tế như chích rạch dẫn lưu mủ, làm sạch tủy răng, chữa tủy… Sau đó tùy vào từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ nha khoa sẽ kê toa thuốc với các loại thuốc cũng như lộ trình sử dụng phù hợp. Việc dùng thuốc trị áp xe răng nhằm kiểm soát triệu chứng, ức chế nhiễm trùng lây lan và phòng ngừa biến chứng. 

Vậy áp xe răng uống thuốc gì? Cùng tìm hiểu 10 loại dưới đây:

1. Thuốc kháng sinh nhóm Penicillin

Thuốc kháng sinh trị áp xe răng nhóm Penicillin được xem là “chìa khóa” đóng vai trò chủ chốt trong điều trị áp xe răng nói riêng và các bệnh lý nhiễm trùng răng miệng nói chung. Penicillin hay Amoxicillin là nhóm thuốc kháng sinh phổ rộng có tác dụng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của các ổ vi khuẩn. Trong đó, với những phác đồ điều trị áp xe răng sẽ được kê đơn Amoxicillin kết hợp với Axit Clavulanic để đem lại hiệu quả tối ưu, kể cả những loại vi khuẩn “cứng đầu” nhất. 

Áp xe răng uống thuốc gì?
Thuốc kháng sinh nhóm Penicillin là một trong những loại thuốc trị áp xe răng tốt

Liều dùng khuyến cáo điều trị áp xe răng của Penicillin hay Amoxicillin như sau:

  • Amoxicillin: Liều ban đầu 500mg sử dụng nhắc lại sau mỗi 8 tiếng. Với loại 1000mg sử dụng sau mỗi 12 giờ x 2 lần/ ngày.
  • Amoxicillin + Axit Clavulanic: Liều 500mg – 2000ng dùng sau mỗi 8 giờ hoặc liều 2000mg sau 12 giờ x 2 lần/ ngày. 

Sử dụng nhóm thuốc Penicillin cần lưu ý tuân thủ liều dùng tuyệt đối vì có thể xảy ra tình trạng kháng thuốc ở một số loại vi khuẩn, ảnh hưởng kết quả điều trị. Ngoài ra, cần thận trọng trước khi dùng vì nhóm thuốc này có thể gây ra dị ứng, tốt nhất nên trao đổi kỹ càng với bác sĩ nếu bạn dị ứng thuốc hoặc cụ thể hơn là có tiền sử dị ứng với loại thuốc này. 

2. Thuốc Clindamycin

Clindamycin cũng là thuốc kháng sinh điều trị áp xe răng với khả năng tiêu diệt loại bỏ một số loại vi khuẩn gây viêm nhiễm. Loại thuốc này được nhiều chuyên gia, nha sĩ đánh giá cao về hiệu quả và thường được ưu tiên chọn lựa cho những người bị nhiễm trùng răng miệng gây áp xe răng. Đặc biệt, loại thuốc này còn ít xảy ra tình trạng kháng thuốc hơn so với nhóm thuốc kháng sinh Penicillin.  

Áp xe răng uống thuốc gì?
Clindamycin là thuốc kháng sinh phổ biến được dùng để trị áp xe răng hiệu quả

Thuốc kháng sinh chữa áp xe răng Clindamycin được bào chế chủ yếu với 3 dạng hàm lượng gồm 150mg, 300mg và 600mg. Trong đó, liều dùng khuyến cáo trong điều trị là từ 300 – 600mg sau mỗi 8 tiếng sử dụng. Tuy nhiên, liều dùng chính xác có thể được điều chỉnh tùy theo mức độ viêm nhiễm cũng như tốc độ phục hồi của người bệnh. 

3. Thuốc Azithromycin

Azithromycin là loại thuốc kháng sinh phổ biến được sử dụng nhiều trong các phác đồ điều trị nhiễm trùng, trong đó có bệnh áp xe quanh chân răng có ổ và không ổ. Thuốc hoạt động theo cơ chế rõ ràng, đem lại hiệu quả cao trong việc tiêu diệt và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn. 

Áp xe răng uống thuốc gì?
Azithromycin là một trong những loại kháng sinh điều trị áp xe răng hiệu quả

Thuốc này thường được chỉ định trong những trường hợp bệnh nhân dị ứng với thuốc nhóm Penicillin hoặc không đáp ứng với các loại kháng sinh khác như Clindamycin. Liều dùng Azithromycin được khuyến cáo là 500mg sau mỗi 24 tiếng và dùng liên tục trong tối đa 3 ngày. 

4. Thuốc Erythromycin

Erythromycin là kháng sinh thuộc nhóm Macrolid và cũng được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh áp xe răng. Tương tự như những nhóm kháng sinh khác, Erythromycin có phổ tác dụng rộng, giúp tác động và đem lại hiệu quả điều trị tốt với nhiều chủng vi khuẩn. Cụ thể, thuốc giúp ức chế và ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại trú ngụ trong khoang miệng, kể cả nằm trong tủy răng. Đồng thời, tiêu diệt một số chủng vi khuẩn nhảy cạm ở nồng độ cao. 

Áp xe răng uống thuốc gì?
Erythromycin là kháng sinh thuộc nhóm Macrolid giúp ức chế các ổ viêm nhiễm gây áp xe răng

Thuốc Erythromycin được bào chế dưới 3 dạng chính gồm: 

  • Dạng viên nén, viên nang hàm lượng 250mg và 500mg. 
  • Dạng dung dịch uống hàm lượng 125mg/5ml, 250mg/5ml, 500mg/5ml. 
  • Thuốc kháng sinh dạng tiêm hàm lượng 1g. 

Loại thuốc này được các chuyên gia nha khoa đánh giá cao vì phù hợp sử dụng cho cả người lớn và trẻ em. Tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể, mức độ nhiễm trùng nặng hay nhẹ mà sẽ có chỉ định liều dùng phù hợp. 

  • Người lớn dùng liều 500mg – 1000mg/ ngày, chia làm 2 – 3 lần uống. 
  • Trẻ em dùng liều theo cân nặng. Thường là dùng loại dung dịch uống với liều 30 – 50mg/ kg/ ngày, chia làm 2 – 3 lần sử dụng. 

5. Thuốc Metronidazole 

So với những loại kháng sinh vừa kể trên, Metronidazole thường ít được chỉ định sử dụng hơn. Chỉ những trường hợp áp xe răng nghi ngờ nhiễm trùng do các tác nhân kỵ khí gây ra. Ngoài ra, những trường hợp bị nhiễm trùng ngoài da, viêm phụ khoa hay nhiễm trùng ổ bụng… cũng có thể sử dụng được. 

Tuy nhiên, vì tác dụng của Metronidazole khá mạnh nên không phù hợp với những đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em… Những trường hợp có tiền sử dị ứng hay mẫn cảm quá mức với các thành phần trong thuốc cũng không nên dùng. 

Áp xe răng uống thuốc gì?
Metronidazole là thuốc kháng sinh đem lại tác dụng mạnh trong điều trị áp xe răng

Theo ghi nhận của nhà sản xuất, thuốc Metronidazole có thể gây ra một số tác dụng phụ như nước tiểu sẫm màu, giảm bạch cầu, nổi phát ban ngứa da, mất bạch hạt cầu… Và để tránh những tác dụng phụ này, liều dùng thuốc Metronidazole dùng để trị áp xe răng được khuyến cáo là 500 – 700mg/ lần, khoảng cách giữa 2 liều dùng là 8 tiếng. 

6. Thuốc giảm đau chống viêm không steroid

Một vài trường hợp bị áp xe răng có thể được chỉ định sử dụng nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Một vài loại thường dùng nhiều như Celecoxib (Celebrex), Meloxicam (Mobic), Ibuprofen (Gofen, Brufen…), Etoricoxib (Arcoxia)…

Áp xe răng uống thuốc gì?
Một số trường hợp áp xe răng có thể được chỉ định sử dụng nhóm thuốc chống viêm không steroid để cải thiện triệu chứng

Nhóm thuốc này có tác dụng chính là xoa dịu cơn đau nhức, cảm giác bứt rứt khó chịu tại vị trí răng bị tổn thương, áp xe. Đồng thời, hỗ trợ giảm viêm nhiễm, sưng phù và thúc đẩy quá trình tự phục hồi của cơ thể. Loại thuốc này thường được kê đơn sử dụng chung với thuốc giảm đau Paracetamol để làm tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn sử dụng những loại thuốc được bào chế kết hợp sẵn, chẳng hạn như Alaxan là kết hợp giữa Paracetamol và Ibuprofen. 

7. Thuốc chống viêm Lysozyme Chloride

Những trường hợp bệnh nhân bị áp xe răng do nhiễm vi khuẩn gram dương sẽ được chỉ định sử dụng thuốc Lysozyme Chlorride. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm và tăng cường khả năng miễn dịch. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn hỗ trợ khả năng ức chế histamine, cải thiện tình trạng sưng viêm và đau nhức quanh chân răng. 

Áp xe răng uống thuốc gì?
Lysozyme Chloride là thuốc chống viêm, giảm sưng viêm, đau nhức do áp xe răng và tăng cường khả năng miễn dịch

Liều dùng thuốc Lysozyme Chloride được khuyến cáo cho người lớn là 90mg/ ngày, chia làm 2 – 3 lần dùng, còn liều dùng trẻ em tùy thuộc theo số cân nặng.

8. Thuốc giảm đau chứa thành phần Paracetamol

Paracetamol là thuốc giảm đau có chứa thành phần hoạt chất paracetamol, thuốc chỉ có tác dụng cải thiện cơn đau và không có khả năng kiểm soát viêm nhiễm. Vì vậy, những trường hợp bị áp xe răng gây đau nhức nhiều sử dụng Paracetamol chỉ giúp giảm đau đơn thuần hoặc bị áp xe răng nhẹ chưa sưng viêm nặng có thể dùng để điều trị. 

Một số loại thuốc chứa thành phần paracetamol khác cũng thường được chỉ định sử dụng như Tylenol, Panadol, Efferalgan, Hapacol… Thuốc phù hợp dùng cho cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, chống chỉ định với người có tiền sử dị ứng với hoạt chất này để tránh gây tác dụng phụ. 

Áp xe răng uống thuốc gì?
Paracetamol là thuốc giảm đau được dùng để cải thiện cơn đau nhức do áp xe răng gây ra

Liều dùng khuyến cáo dùng thuốc giảm đau Paracetamol điều trị áp xe răng như sau:

  • Người lớn và trẻ em trên 11 tuổi dùng liều 500 – 100mg/ lần, mỗi lần dùng cách nhau 4 – 6 tiếng. 
  • Trẻ em từ 6 – 11 tuổi dùng liều từ 250 – 500mg/ lần. 

Lưu ý không được dùng cho trẻ dưới 6 tuổi và không dùng quá 4000mg/ ngày. 

9. Emofluor Gel trị áp xe răng

Emoflour Gel là thuốc trị áp xe răng được bào chế dưới dạng gel bôi trực tiếp được nhập khẩu từ Thụy Sỹ. Loại thuốc này đã và đang nhận được những đánh giá tích cực của các chuyên gia, nha sĩ hàng đầu về công dụng đặc trị một số bệnh lý nha khoa như áp xe răng, sâu răng, viêm nướu răng, viêm nha chu… 

Áp xe răng uống thuốc gì?
Emofluor Gel được bào chế dưới dạng gel bôi giúp xoa dịu cơn đau, ê buốt do áp xe răng gây ra

Theo thông tin từ nhà sản xuất, gel bôi Emoflour chứa các thành phần gồm Glycerin, Aqua, Propyleglycol, Cellulose Gum, Stannous Fluoride, Phosphorcolamine… Đây là những phần có tác dụng điều trị và ngăn ngừa các biến chứng áp xe răng. Bào chế dạng bôi tiện lợi dễ sử dụng, mỗi lần lấy một lượng nhỏ gel thuốc bôi trực tiếp lên vị trí răng bị áp xe. Sử dụng đều đặn hàng ngày cho đến khi các triệu chứng bệnh được kiểm soát hoàn toàn. 

10. Viên uống thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị áp xe răng

Bên cạnh những loại thuốc trị áp xe răng, trên thị trường cũng có rất nhiều loại thực phẩm chức năng dạng viên uống hỗ trợ tăng cường sức khỏe răng miệng. Dòng sản phẩm này giúp hỗ trợ cải thiện phần nào tình trạng răng miệng suy yếu, đang bị nhiễm trùng thông qua bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho răng. Có thể kể đến như:

Kirkland Calcium 600mg D3

Kirkland Calcium 600mg D3 là viên uống thực phẩm chức năng đến từ thương hiệu Kirkland Signature – Mỹ. Đây là sự kết hợp giữa canxi và vitamin D3 – những thành phần hoạt chất có khả năng cải thiện sức khỏe răng miệng, nuôi dưỡng tủy răng và giảm thiểu nguy cơ tái phát áp xe răng, sâu răng hay viêm nha chu

Vì vậy, người bệnh áp xe răng hoàn toàn có thể sử dụng viên uống này, không chỉ vì hiệu quả nó đem lại mà còn đảm bảo an toàn, không chứa chất bảo quản, chất nhân tạo, gluten hay men. Đảm bảo không gây ra tác dụng phụ dù sử dụng trong thời gian dài.

Cách sử dụng: Dùng tối đa 2 viên Calcium D3 600mg/ ngày, chia làm 2 lần sử dụng, mỗi lần 1 viên vào thời điểm sau bữa ăn.  

Viên uống DHC – Nhật Bản 

Viên uống DHC đến từ thương hiệu Daigaku Honyaku Center – Nhật Bản. Sản phẩm có tác dụng bổ sung đầy đủ các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và phục hồi những tổn thương do áp xe răng gây ra. Trong đó, chủ yếu bổ sung canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo và phục hồi chức năng răng, giúp răng chắc khỏe hơn. 

Áp xe răng uống thuốc gì?
Viên uống DHC của Nhật Bản bổ sung canxi hỗ trợ cải thiện các triệu chứng áp xe răng và sớm phục hồi sức khỏe răng miệng

Cách sử dụng:

  • Dùng tối đa 4 viên/ ngày, liên tục trong vòng 3 tháng. 
  • Trong vòng 1 năm nên sử dụng tối đa 3 liệu trình viên uống DHC để tăng cường sức khỏe răng miệng và phòng ngừa các bệnh lý liên quan. 

D-Flouretten 500 I.E

D-Flouretten 500 I.E là một loại thực phẩm chức năng giúp bổ sung vitamin D được nhiều người sử dụng. Sản phẩm phù hợp với những người đang mắc các bệnh lý về răng miệng do thiếu hụt vitamin D, kém hấp thu canxi và phospho. Ngoài ra, những người chậm phát triển xương khớp cũng có thể sử dụng được, đặc biệt là trẻ em. 

Trong đó, hàm lượng cao vitamin D3 trong D-Flouretten 500 I.E dễ dàng được cơ thể hấp thu, từ đó phát huy tác dụng duy trì ổn định nồng độ canxi trong xương, răng và máu. Bên cạnh đó, hoạt chất Flour tham gia vào quá trình hình thành, phát triển, tái tạo men răng, ngà răng và phục hồi cấu trúc của răng do tổn thương áp xe răng gây ra. Đồng thời, Flour còn giúp răng chắc khỏe, trắng sáng hơn. 

Cách sử dụng:

  • Ngày dùng 1 viên duy nhất, uống sau bữa ăn sáng để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Lưu ý không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi. 

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc điều trị áp xe răng

Dùng thuốc trị áp xe răng hoàn toàn đem lại hiệu quả cao, kiểm soát nhanh chóng các triệu  chứng khó chịu của bệnh. Tuy nhiên, đi kèm với nó là những rủi ro, tác dụng phụ khó lường. Vì vậy, vừa để đạt hiệu quả tốt trong điều trị vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:

Áp xe răng uống thuốc gì?
Người bệnh áp xe răng cần tuân thủ liều dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ
  • Trong tất cả các loại thuốc dùng để trị bệnh áp xe răng, kháng sinh là loại thuốc cần thận trọng nhất khi sử dụng. Trước khi dùng kháng sinh cần phải được kiểm tra mức độ nhiễm trùng, nếu ổ viêm có dịch mủ, có màng bọc thì trước tiên cần phải chích rạch dẫn lưu mủ chảy ra ngoài trước. Sau đó mới kết hợp dùng kháng sinh nhưng với đợt ngắn ngày. 
  • Các loại kháng sinh phổ rộng thường có thể làm giảm nồng độ dược chất của nhóm thuốc tránh thai dùng dài ngày. Vì vậy, nếu đang dùng cả 2 loại thuốc này, tốt nhất nên sử dụng biện pháp tránh thai an toàn thêm 7 ngày kể từ thời điểm ngưng sử dụng kháng sinh. 
  • Thông thường, áp xe răng chỉ cần áp dụng điều trị kháng sinh khoảng 5 – 7 ngày là đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, những trường hợp bệnh không tiến triển, răng vẫn đau, sưng nướu thì tốt nhất nên đến bệnh viện để thăm khám lại. 
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối liều lượng từng loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều hay lạm dụng thuốc trong thời gian dài, nhất là với các loại kháng sinh để tránh gây tác dụng phụ, rủi ro nguy hiểm cho sức khỏe. 
  • Sau khi dùng thuốc hãy theo dõi phản ứng của cơ thể, nếu xảy ra bất kỳ tác dụng phụ bất thường nào như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt… hãy ngưng sử dụng. Sau đó thông báo ngay cho bác sĩ để tìm ra nguyên nhân hoặc thay đổi loại thuốc khác có tác dụng tương tự. 
  • Từng trường hợp bị áp xe răng sẽ được kê toa với loại thuốc, liều dùng và thời gian sử dụng phù hợp. Tuyệt đối không dùng theo đơn thuốc của người khác vì không những không hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. 
  • Việc dùng thuốc trị áp xe răng sẽ đạt kết quả tốt hơn nếu người bệnh kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh chăm sóc răng miệng đúng cách, khoa học.
  • Để phòng ngừa áp xe răng tái phát sau khi đã điều trị khỏi bằng thuốc, bạn cần chú ý duy trì thực hiện những thói quen vệ sinh răng miệng, đánh răng, súc nước muối mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa, ăn thực phẩm lành mạnh… 

Trên đây là gợi ý 10 loại thuốc trị áp xe răng được sử dụng phổ biến và được các bác sĩ nha khoa khuyên dùng. Các thông tin về thuốc trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, quý bạn đọc không được tự ý tìm mua và sử dụng. Tốt nhất nên chủ động thăm khám tại các cơ sở, bệnh viện nha khoa uy tín để được chẩn đoán, tư vấn hướng điều trị và chỉ định sử dụng loại thuốc đúng với tình trạng bệnh. 

Có thể bạn quan tâm 

Ngày đăng 13:06 - 26/04/2023 - Cập nhật lúc: 16:09 - 01/06/2024
Chia sẻ:
Áp Xe Quanh Chân Răng Có Ổ Là Gì? Điều Trị Thế Nào? Áp Xe Quanh Chân Răng Có Ổ Là Gì? Điều Trị Thế Nào?

Áp xe quanh chân răng có ổ là một trường hợp của áp xe răng có mức độ nặng. Bệnh…

Chi Phí Điều Trị Áp Xe Răng Hết Bao Nhiêu? [Giá Hiện Nay] Chi Phí Điều Trị Áp Xe Răng Hết Bao Nhiêu? [Giá Hiện Nay]

“Chi phí điều trị áp xe răng hết bao nhiêu?” được nhiều người bệnh quan tâm. Hầu hết các trường…

Áp Xe Răng Kiêng Ăn Gì và Nên Ăn Gì Tránh Gây Cơn Đau? Áp Xe Răng Kiêng Ăn Gì và Nên Ăn Gì Tránh Gây Cơn Đau?

Chế độ ăn uống đóng vai trò không nhỏ trong điều trị áp xe răng. Do đó, câu hỏi “Áp…

Áp xe quanh chóp răng Áp Xe Quanh Chóp Răng: Các Biểu Hiện và Hướng Điều Trị

Áp xe quanh chóp răng là một dạng nhiễm trùng răng tương đối phổ biến. Bệnh đặc trưng bởi những…

Vỡ Áp Xe Răng: Biểu Hiện và Các Phương Pháp Chữa Trị Vỡ Áp Xe Răng: Biểu Hiện và Các Phương Pháp Chữa Trị

Vỡ áp xe răng nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua