Dị ứng thuốc: Dấu hiệu, hình ảnh nhận biết và cách chữa trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Dị ứng thuốc là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch cơ thể đối với thuốc. Người bệnh có thể gặp phải triệu chứng dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm kê đơn, không kê đơn hoặc thảo dược tự nhiên lành tính. Dị ứng có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được xử lý kịp thời.

Nguyên nhân gây dị ứng thuốc

Theo chuyên gia, phản ứng dị ứng với thuốc xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn thuốc chứa chất độc hại, tạo ra kháng thể chống lại và gây dị ứng. Tình trạng này có thể xảy ra ngay lần đầu tiên sử dụng, nhưng đôi khi phản ứng không xuất hiện cho đến khi sử dụng một loại thuốc nhiều lần.

dị ứng thuốc
Dị ứng với thuốc là một dang rối loạn của hệ miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với thuốc

Dị ứng có thể xảy ra ở hầu hết mọi người, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Người bệnh có thể bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc nào nhưng cũng có thể dị ứng với một loại thuốc.

Một số thuốc liên quan đến dị ứng

Hiện vẫn chưa có cách kiểm tra dị ứng với loại thuốc nào để phòng tránh. Đa số trường hợp dị ứng được phát hiện sau khi sử dụng thuốc và xuất hiện dấu hiệu của dị ứng.

Do đó, việc xử lý bệnh thường gặp khó khăn. Vì vậy, nếu có cơ địa nhạy cảm, bệnh nhân cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc sau đây, vì chúng có thể gây phản ứng dị:

  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc penicillin
  • Thuốc giảm đau: Bao gồm aspirin, naproxen natri (aleve) và ibuprfen (motrin IB và advil)
  • Thuốc điều trị các bệnh tự miễn: Viêm khớp dạng thấp
  • Thuốc hóa trị: Điều trị các bệnh ung thư

Tham khảo thêm: Dị ứng hải sản cần kiêng gì và nên làm gì?

Yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ dị ứng thuốc

Các yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng như:

  • Có tiền sử dị ứng với thuốc hoặc bị dị ứng với các yếu tố khác như sốt cỏ hoặc dị ứng thực phẩm.
  • Sử dụng thuốc thường xuyên với liều lượng cao hoặc trong thời gian dài.
  • Bệnh nhân có các bệnh liên quan đến phản ứng dị ứng như vi rút Epstein-Barr hoặc nhiễm HIV.
dị ứng hải sản
Những người bị dị ứng hải sản cũng có nguy cơ cao bị dị ứng với thuốc

Triệu chứng dị ứng với thuốc

Triệu chứng dị ứng với thuốc thường xuất hiện sau khoảng 1 giờ uống thuốc, nhưng cũng có thể xảy ra sau vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần. Chúng có thể biểu hiện rất đa dạng, từ cục bộ đến toàn thân, xuất hiện sớm hoặc muộn.

Dấu hiệu nhận biết trên các bộ phận

  • Trên hệ hô hấp: Khó thở, thở khò khè, chảy nước mũi, co thắt phế quản có thể dẫn đến hen suyễn.
  • Trên da: Nổi mề đay, phát ban, ngứa da, sưng phù Quincke…
  • Trên mạch máu: Tăng tính thấm mao mạch, giãn mạch, trong trường hợp giãn mạch nhiều có thể gây hạ huyết áp.
  • Trên hệ tiêu hóa: Tăng tiết acid dịch vị.
  • Trên mắt: Chảy nước mắt, đỏ kết mạc mắt…

Tham khảo thêm: Dấu hiệu dị ứng mỹ phẩm nhẹ và cách xử lý tốt nhất

Triệu chứng nhận phản ứng sớm muộn

Phản ứng sớm (phản ứng tức thì):

  • Dấu hiệu xuất hiện sau vài phút hoặc vài giờ sau khi uống thuốc.
  • Biểu hiện bao gồm da tái tím, khó thở, vật vã, huyết áp giảm, mạch nhanh nhỏ, toát mồ hồi…
  • Nếu không phát hiện và cứu chữa kịp thời, có thể dẫn đến tử vong do trụy tim.
  • Phản ứng sớm thường gặp ở bệnh nhân có tiền sử dị ứng, hen suyễn, eczema, mề đay…
trụy tim
Dị ứng thuốc nếu không điều trị kịp thời có thể sinh ra trụy tim

Phản ứng muộn (xuất hiện lâu hơn vài ngày hoặc vài tuần):

  • Ban đỏ: Da xuất hiện ban dạng sởi hoặc ban sẩn, nhỏ như đầu đinh, kèm ngứa, có thể xảy ra sau 1 tuần sử dụng thuốc như carbamazepine, amoxycillin, cefaclor, ampicillin, cotrimoxazole…
  • Da bị nhạy cảm với ánh sáng: Dị ứng có thể làm da trở nên nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là khi sử dụng ciprofloxacin, phenothiazine, sulfonamide, nalidixic acid, thiazide và amiodarone. Tình trạng nhạy cảm của da có thể tăng lên và gây tổn thương như xám da, mất sắc tố da hoặc đen da.
  • Viêm da bong vảy: Da bị bong tróc vảy, ngứa toàn thân, có thể tiến triển nặng và đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Thường xuất hiện sau 1 tuần sử dụng thuốc và tồn tại trong 3 đến 4 tuần. Các loại thuốc gây dị ứng như sulfonamide, allopurinol, carbamazepine, thuốc chống sốt rét và penicillin.
  • Hồng ban đa dạng: Là dạng tổn thương với các ban hình bia bắn cổ điển có ba vòng tròng đồng tâm. Cụ thể, vòng ngoài là ban đỏ, vòng tiếp theo là sẩn đỏ phù nề và vòng ở giữa là mụn nước.
  • Viêm mao mạch: Các mao mạch ngoài da bị viêm với các biểu hiện như nổi ban xuất huyết.
  • Hội chứng Lyell: Phản ứng dị ứng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao do hoại tử bì lan tỏa cấp tính và gây nhiễm độc. Nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể gây rối loạn điện giải, nhiễm trùng, và dẫn đến tử vong. Thường xuất hiện sau 1 tuần sử dụng thuốc, với da toàn thân bị hoại tử và bong tróc như bị bỏng.

Tham khảo thêm: Bị dị ứng mỹ phẩm có tự hết không và cần lưu ý gì?

Triệu chứng sốc phản vệ

Là một trong những phản ứng dị ứng thuốc hiếm gặp nhưng nếu không phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm đếm tính mạng. Các dấu hiệu nhận biết của sốc phản vệ như: 

  • Dị ứng gây co thắt đường thở và cổ họng dẫn đến khó thở
  • Tiêu chảy hoặc buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Mạch đập nhanh
  • Hạ huyết áp
  • Mất ý thức
  • Động kinh
sốc phản vệ
Sốc phản vệ do dị ứng có thể khiến người bệnh bị mất ý thức

Người bệnh cần gặp bác sĩ khi nào?

Dị ứng có thể nhẹ nhàng, nhưng nếu triệu chứng trở nên nặng nề hoặc đe dọa đến tính mạng, bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức, đặc biệt khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như:

  • Da bị bong tróc, lộ phần thịt giống như bị bỏng.
  • Xuất hiện vùng đỏ hoặc phồng rộp trên da.
  • Sốt cao.
  • Nổi phát ban hoặc phồng rộp ở gần miệng, mắt, bộ phận sinh dục…

Tham khảo thêm: Thuốc trị dị ứng da mặt loại nào tốt, hiệu quả?

Chẩn đoán dị ứng thuốc

Chẩn đoán dị ứng nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, ngoài việc dựa vào triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm da: Bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ thuốc nghi ngờ gây dị ứng vào da của bệnh nhân và quan sát phản ứng. Phản ứng dương tính sẽ cho thấy da xuất hiện triệu chứng ngứa, nổi mẩn đỏ và sưng, lúc này bệnh nhân cần điều trị dị ứng. Kết quả âm tính sẽ loại trừ khả năng dị ứng với loại thuốc đó.
  • Xét nghiệm máu: Giúp loại trừ các nguyên nhân dị ứng khác ngoài thuốc.
dị ứng thuốc
Xét nghiệm da cần được thực hiện để xác định tình trạng dị ứng

Điều trị tình 

Để điều trị dị ứng, bác sĩ thường áp dụng hai chiến lược chính: giảm triệu chứng dị ứng hiện tại và tăng dần liều lượng thuốc để cơ thể quen dần. Điều này giúp bệnh nhân sử dụng thuốc một cách an toàn hơn.

Điều trị triệu chứng hiện tại

Một số biện pháp điều trị, làm giảm triệu chứng hiện tại do dị ứng gây sau khi sử dụng thuốc là:

  • Thu hồi thuốc: Ngưng sử dụng thuốc nếu bị dị ứng, bác sĩ có thể thu hồi lại thuốc nếu cần thiết.
  • Sử dụng thuốc kháng histamine: Ngăn chặn hoạt động của các tế bào mast, giảm phản ứng dị ứng.
  • Corticosteroid: Điều trị viêm bằng cách sử dụng thuốc theo đường uống hoặc tiêm.
  • Chữa sốc phản vệ: Tiêm epinephrine ngay lập tức, sau đó đưa bệnh nhân đến bệnh viện để nhận chăm sóc y tế.

Tham khảo thêm: Mặt nổi mụn như rôm là do dị ứng hay bệnh gì? Cách xử lý

Điều trị bằng cách dùng thuốc gây dị ứng

Phương pháp điều trị này giúp cơ thể người bệnh thích nghi dần với các loại thuốc gây dị ứng, tuy nhiên cần có sự theo dõi và giám sát từ bác sĩ. Các thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng một liều nhỏ thuốc gây dị ứng
  • Sau đó tăng dần liều lên mỗi 15 – 30 phút hoặc vài giờ vài ngày nhưng vẫn đảm bảo không xảy ra phản ứng dị ứng. 

Cách làm này giúp bệnh nhân dần quen với thuốc, nhưng trong quá trình điều trị, bác sĩ cần phải đo liều lượng thuốc không gây phản ứng dị ứng với cơ thể.

sử dụng thuốc dị ứng
Bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng một lượng thuốc vừa đủ để cơ thể dần dần thích nghi với triệu chứng

Một số biện pháp phòng tránh giúp hạn chế dị ứng thuốc

Người bệnh có thể kiểm soát và ngăn ngừa dị ứng tái phát thông qua những gợi ý sau:

  • Chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian và số lần uống.
  • Thông báo cho bác sĩ về tiền sử dị ứng và sử dụng thuốc một cách thận trọng.
  • Đối với những người có cơ địa dị ứng, nên thử phản ứng da hoặc kiểm tra máu định kỳ để phát hiện sớm biến đổi bệnh lý và đưa ra biện pháp phòng ngừa.
  • Quan sát cơ thể và đến bệnh viện kiểm tra sớm nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường như nổi hạch, mệt mỏi, nổi ban ngứa…
  • Không sử dụng thuốc có tiền sử dị ứng và thông báo cho bác sĩ để ghi vào hồ sơ theo dõi. Phản ứng dị ứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời.

Dị ứng thuốc đôi khi không gây nguy hiểm, nhưng có một số trường hợp, phản ứng dị ứng diễn ra ở mức độ nặng, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến mạng sống người bệnh. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan trong việc điều trị, tốt nhất nên thực hiện các thủ thuật kiểm tra nếu bản thân có biểu hiện dị ứng để biết cách phòng tránh, giảm thiểu rủi ro trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 10:36 - 26/04/2024 - Cập nhật lúc: 15:08 - 22/05/2024
Chia sẻ:
Thuốc Fexofenadine

Thuốc Fexofenadine được bán dưới dạng thuốc kê đơn và không kê đơn, để điều trị các triệu chứng dị…

dị ứng thời tiết khi mang thai Bà bầu bị dị ứng thời tiết khi mang thai phải làm sao?

Bà bầu rất dễ bị dị ứng thời tiết khi mang thai do cơ địa nhạy cảm và hệ miễn…

Dị ứng thời tiết nóng nổi mẩn đỏ và cách khắc phục

Dị ứng thời tiết nóng nổi mẩn đỏ thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng đôi…

Bị dị ứng bột ngọt phải làm sao chữa trị, phòng ngừa?

Dị ứng bột ngọt là tình trạng hay gặp phải ở một số người, khiến tay chân bủn rủn, đau…

Thử kem trước khi sử dụng giúp giảm thiểu tối đa các tổn thương ở vùng da Hướng dẫn cách thử kem xem có bị dị ứng không trước khi dùng

Dị ứng mỹ phẩm, các loại kem phấn là tình trạng phổ biến thường là do loại da phản ứng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua