Các loại sỏi mật – Mức độ nguy hiểm và cách chẩn đoán

Sỏi mật là sự hình thành tinh thể rắn trong mật. Có nhiều dạng sỏi mật khác nhau nhưng thường gặp nhất là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố. Mỗi loại sỏi có đặc điểm hình thái, cấu trúc khác nhau. Chúng thường xuất hiện trong túi mật,trong ống dẫn mật chủ, hoặc đường mật trong gan.

Các loại sỏi mật - Mức độ nguy hiểm và cách chẩn đoán
Sự hình thành sỏi mật chủ yếu đến từ thói quen ăn uống và phục thuộc vào bệnh sử từng người

Sỏi mật là căn bệnh phổ biến với hơn 50% tỷ lệ người trưởng thành mắc phải. Trong đó, nguyên nhân chính gây ra tình trạng sỏi mật đến từ thói quen ăn uống kém lành mạnh.

Sỏi mật là gì?

Sỏi mật là những vật thể rắn hình thành trong túi mật, cấu tạo và vẻ ngoài của sỏi mật tương tự như những viên đá/sỏi nhỏ. Sỏi mật có kích thước từ nhỏ như hạt cát hoặc lớn như viên đá cuội. Chúng được tìm thấy nhiều nhất trong túi mật, đây là cơ quan hỗ trợ hoạt động gan và nằm ngay dưới gan, được nối với ruột và gan bằng các ống nhỏ (ống mật). Túi mật là cơ quan nhỏ có hình dạng như quả lê, chiều dài khoảng 7 – 15cm. 

Túi mật dự trữ dịch mật – một dạng dịch lỏng có màu xanh, có tác dụng phân giải chất béo được sản xuất ở gan. Trong thành phần dịch mật có chứa nước, cholesterol, phospholipid, cùng với hỗ trợ tiêu hóa (acid mật) và bilirubin (sản phẩm từ sự phân hủy tế bào hồng cầu). Nhiệm vụ chính của túi mật là giúp cô đặc và lưu trữ dịch mật, sau đó bài tiết lượng dịch này qua ruột thông qua các ống dẫn mật để tiêu hóa chất béo và hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong chất béo (A, K, E, D).

Sỏi mật được hình thành từ dịch mật bị ứ đọng, kèm theo một số nguyên nhân khác làm cholesterol kết tinh lại thành các tinh thể. Ngoài ra sự mất cân bằng do nồng độ cholesterol tăng cao là hệ quả của chế độ ăn quá nhiều cholesterol. Đồng thời những bệnh lý về gan như thiếu men gan, thiếu hụt lipid gây ứ đọng, do rối loạn lipid máu….cũng là những nguyên nhân hình thành sỏi.

Giai đoạn đầu của bệnh, bạn có thể không có dấu hiệu hay triệu chứng. Cho đến khi các sỏi hình thành đến kích thước nhất định, hoặc sỏi nhỏ lọt vào đường dẫn mật gây tắc nghẽn mới có triệu chứng. Những dấu hiệu cụ thể gồm có:

  • Người bệnh có thể bị đau đột ngột và nhanh chóng tăng cường ở phần trên bên phải của bụng.
  • Mức độ cơn đau nghiêm trọng hơn và nhanh chóng tăng cường ở trung tâm bụng, ngay dưới xương ức.
  • Đau lưng giữa hai xương vai, thường đau nhiều ở phía vai bên phải.
  • Thời gian người bệnh bị đau có thể kéo dài vài phút đến vài giờ.

Có các loại sỏi mật nào?

Sỏi mật có nhiều loại với những đặc điểm về màu sắc, kích thước và thành phần khác nhau. Để phân loại sỏi mật, thông thường người ta sẽ phụ thuộc vào thành phần cấu tạo, vị trí xuất hiện của sỏi người ta phân thành các nhóm sau:

Sỏi cholesterol

Các loại sỏi mật
Sỏi cholesterol có màu vàng và thường hình thành cùng lúc với số lượng lớn

Cholesterol được đánh giá là một sản phẩm cần thiết cho quá trình chuyển hóa chất béo trong gan. Sau khi được gan lọc qua chúng sẽ được đẩy ra ngoài cùng với dịch mật. Cholesterol không tan trong nước nên chúng thường kết nối với muối mật. Muối mật cùng với chất lecithin tồn tại dưới dạng vi hạt hoặc bong bóng nhỏ ở trong dịch mật. Túi mật nhận dịch mật từ gan, sau đó cô đặc, lưu trữ và sử dụng chúng khi cần thiết.

Sỏi Cholesterol được hình thành khi nồng độ cholesterol trong dịch mật quá cao, muối mật không có khả năng hòa tan hết và lượng cholesterol thừa sẽ kết tủa lại. Lượng chất nhầy tiết ra trong quá trình gan cô đặc mật cũng có thể kết hợp với các tinh thể cholesterol và tạo thành bùn mật – một chất nhầy đặc là tiền thân của sỏi mật.

  • Thành phần: Sỏi cholesterol được hình thành từ cholesterol, muối calcium (calcium phosphate, calcium bilirubinate, calcium cacbonat). Các thành phần này được gắn kêt và tạo thành thể rắn nhờ mucin glycoprotein trong mật. 

  • Số lượng: Sỏi cholesterol thường hình thành số lượng nhiều, chúng hiếm khi hình thành đơn độc mà thường tồn tại trong các ống mật chủ, với vài viên sỏi cholesterol lớn nhỏ khác nhau. Mỗi viên sỏi cholesterol có thể có đường kính tới vài cm và là loại sỏi có kích thước lớn nhất. 

  •  Màu sắc: Sỏi mật cholesterol màu vàng khi sỏi có thành phần chính hoàn toàn là cholesterol. Nếu có thêm muối calcium và hydrolization bilirubin liên hợp thì sỏi mật cholesterol sẽ có màu vàng đậm hoặc vàng nâu.
  • Vị trí: Sỏi cholesterol đa phần nằm trong túi mật.

  • Chẩn đoán: Nhờ khả năng chắn bức xạ nên sỏi cholesterol có thể dễ dàng bị phát hiện khi chụp X-quang. số trường hợp phải chẩn đoán bằng thấu xạ (radiolucent) nếu sỏi mật lớn với 100% thành phần cholesterol khó có thể phát hiện qua X-Quang.

Sỏi mật sắc tố

Cóc những loại sỏi mật nào?
Sỏi mật sắc tố có màu nâu hoặc đen và thường có kích thước rất nhỏ

Sỏi mật sắc tố còn gọi là sỏi bilirubin. Sỏi sắc tố mật được hình thành phổ biến từ sự có mặt của ký sinh trùng(giun, sán) ở trong đường mật. Khi các chủng trùng này xâm nhập vào ống mật, chúng bắt đầu phát triển, sinh sản và để lại xác trứng. Sự chồng chất càng nhiều trứng giun theo thời gian tạo thành sỏi sắc tố mật.

Có hơn 1/2 số bệnh nhân bị sỏi sắc tố mật có trứng giun hoặc xác giun trong sỏi. Ngoài ra sỏi sắc tố cũng là sản phẩm phân hủy của hồng cầu sau khi các tế bào này chết và tạo ra màu vàng cho dịch mật.

Xơ gan là yếu tố xúc tác hình thành sỏi sắc tố mật. Đây được xem là sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo gây suy giảm chức năng gan. Khi gan sản xuất ra một lượng lớn bilirubin làm mất cân bằng các thành phần có trong dịch mật, từ đó làm tăng nguy cơ phát triển sỏi mật.

Một nguyên nhân quan trọng khác là, sỏi sắc tố mật được hình thành do lượng bilirubin không liên hợp trong túi mật, khi các sắc tố này cao quá mức bình thường. Nếu như người bệnh bị thiếu máu tán huyết (tế bào hồng cầu trong máu bị phá vỡ số lượng lớn) hoặc khi đường mật bị nhiễm vi khuẩn cũng làm tăng khả năng tạo sỏi ở mật.

  • Màu sắc: Có hai dạng sỏi mật sắc tố là sỏi mật sắc tố đen và sỏi mật sắc tố nâu. Những thành phần có trong muối, calci, bilirubin và cholesterol ảnh hưởng đến độ đặc và màu sắc của viên sỏi. Tương tự như sỏi cholesterol, sỏi sắc tố cũng được tạo nên nhờ sự gắn kết của thành phần mucin glycoprotein ở mật.

  • Kích thước, số lượng: Đối với sỏi sắc tố, kích thước sỏi thường nhỏ hơn so với sỏi cholesterol và hiếm khi chúng có đường kính lớn hơn 1,5cm. Trái ngược với sỏi cholesterol hình thành theo số lượng lớn, sỏi sắc tố thường chỉ xuất hiện độc lập (chỉ có một viên trong túi mật). Đối với sỏi sắc tố đen thì khác, ít khi xuất hiện đơn lẻ do dạng sỏi này có thành phần cholesterol cao hơn so với sỏi sắc tố nâu.

  • Thành phần: Thông thường sỏi sắc tố nâu có lượng cholesterol cao hơn so với loại sỏi sắc tố đen. Ngược lại, sỏi sắc tố đen sẽ có thành phần bilirubin cao hơn. Đối với dạng sỏi sắc tố nâu, bề mặt thường bóng và mịn hơn so với sỏi sắc tố đen, và cấu trúc sỏi cứng và dễ vỡ hơn dạng sỏi nâu.
  • Vị trí:  Sỏi sắc tố đen thường nằm phía bên trong túi mật của người bị thiếu máu tán huyết. Sỏi sắc tố nâu chủ yếu nằm ở trong ống dẫn mật và thường xảy ra khi người bệnh bị nhiễm trùng.

  • Chẩn đoán: Phương pháp chụp X-quang giúp pháp hiện ra sỏi sắc tố đen do loại sỏi này có chức năng chắn bức xạ. Đối với nhóm sỏi sắc tố màu nâu không phát hiện được bằng X-quang mà phải dùng phương pháp thấu xạ.

Mức độ nguy hiểm của các loại sỏi mật

mức độ nguy hiểm của các loại sỏi mật
Sỏi mật nguy hiểm khi chúng gây viêm túi mật và ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa

Các loại sỏi mật kể trên đều có cấu trúc đặc trưng và hình thái học riêng biệt, nguyên nhân hình thành khác nhau. Vì thế ở từng loại sỏi, thời gian và mức độ ảnh hưởng cũng không giống nhau. Tuy nhiên sỏi mật không gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, việc điều trị bệnh cũng rất đơn giản. Tuy nhiên vẫn có những biến chứng của sỏi mật phát sinh khi người bệnh chủ quan không thăm khám và theo dõi thường xuyên.

Ở dạng sỏi cholesterol, cần xử lý ngay khi các sỏi lớn và có dấu hiệu chèn ép vật và ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa. Sỏi cholestrol có số lượng nhiều nên việc điều trị cần được can thiệp sớm. Khi hạt sỏi phát triển lớn, bệnh nhân dễ có nguy cơ bị viêm túi mật. Nếu như dịch mật rò rỉ đến các cơ quan khác rất dễ dẫn đến nhiễm trùng.. 

Ngược lại đối với dạng sỏi sắc tố, do hạt sỏi có kích thước nhỏ và xuất hiện đơn lẻ khiến sỏi dễ lọt và các ống dẫn. Khi đường dẫn mật hoặc động mạch bị tắc nghẽn sẽ ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan khác. Hơn nữa sỏi nhỏ cũng gây khó khăn trong chẩn đoán và xử lý. Vì thế mà sỏi dù to hay nhỏ, thuộc loại sỏi nào thì các ảnh hưởng của chúng vẫn ít nhiều tác động đến sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng.

Điều trị và chẩn đoán bệnh sỏi mật

Nếu như sỏi mật không có biểu hiện, không có triệu chứng hay không có nguy cơ biến chứng thì không cần điều trị. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ khuyến khích đợi đến khi các dấu hiệu đau bụng hoặc viêm túi mật xuất hiện mới chỉ định điều trị. Không dựa vào kích thước hay số lượng sỏi mà dựa vào triệu chứng và nguy cơ biến chứng. Để can thiệp đúng thời điểm điều trị, bệnh nhân nên chủ động thăm khám và được chẩn đoán.

Kiểm tra và chẩn đoán sỏi mật

Những xét nghiệm và thủ tục được sử dụng để chẩn đoán sỏi mật bao gồm:

  • Siêu âm qua nội soi (EUS) thường được sử dụng nhất để phát hiện sỏi mật.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) nhằm xác định cụ thể hình ảnh của túi mật. Thông qua hình ảnh giúp phân tích để tìm những dấu hiệu sỏi mật.
  • Xét nghiệm máu giúp bác sĩ tầm soát các nguy cơ biến chứng từ sỏi mật. Thông qua chỉ số sinh hóa của máu sẽ chẩn đoán được mức độ nhiễm trùng, vàng da, viêm tụy hoặc nguy cơ phát sinh các biến chứng khác do sỏi mật.
  • Các xét nghiệm khác có thể gồm có xét nghiệm axit mật iminodiacetic (HIDA), phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc nội soi ngược dòng (ERCP). Chẩn đoán sỏi mật bằng cách sử dụng ERCP có thể loại bỏ được sỏi số lượng ít, nhỏ trong quá trình xét nghiệm.
  • Kiểm tra sỏi đường mật bằng cách sử dụng một loại thuốc nhuộm đặc biệt để làm nổi bật đường mật trên hình ảnh nhằm giúp bác sĩ xác định xem sỏi mật có gây tắc nghẽn hay không.

Phương pháp điều trị sỏi túi mật

điều trị sỏi mật
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật phù hợp

Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị chung được áp dụng cho tất cả các loại sỏi. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định khác nhau. Chẳng hạn như sử dụng thuốc tan sỏi hoặc phẫu thuật. Trong đó các trường hợp được chỉ định điều trị gồm có:

  • Thuốc làm tan sỏi: Phương pháp điều trị nội khoa thường được áp dụng với sỏi cholesterol có kích thước dưới 1,5 cm. Thông thường thời gian điều trị kéo dài từ 6 – 24 tháng. Những ảnh hưởng phụ của thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa, giúp làm gián đoạn sự phát triển của sỏi chứ không loại bỏ được sỏi hoàn toàn. Vì thế nên hiệu quả chữa sỏi mật bằng thuốc thường không được đánh giá cao.
  • Phẫu thuật sỏi túi mật: Đối với phương pháp điều trị bằng cách phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được can thiệp ngoại khoa để loại bỏ túi mật hoặc chỉ lấy sỏi mật. Phương pháp phẫu thuật nội soi thông thường với 3-4 vết rạch da nhỏ 0.5-1cm trên thành bụng, bằng cách này không đẻ lại sẹo sau khi mổ.

Mổ nội soi trị sỏi túi mật được đánh giá là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao. Túi mật sau khi cắt bỏ không ảnh hưởng đến sức khỏe, sau đó người bệnh có thể sinh hoạt bình thường. Thời gian phẫu thuật trung bình cho 1 ca sỏi túi mật 15-30 phút, thời gian nằm viện sau mổ 1-2 ngày. Trong điều trị phẫu thuật, phẫu thuật khi túi mật không bị viêm tương đối dễ dàng so với loại túi mật đã viêm nhiều lần.

Căn cứ vào các loại sỏi mật mà người bệnh mắc phải mà bác sĩ điều trị sẽ đưa ra phương hướng điều trị và giải quyết phù hợp. Thông thường đối với những bệnh nhân đã đến giai đoạn viêm túi mật, sỏi có dấu hiệu gây đau và làm tổn thương các cơ quan tiêu hóa lân cận thì bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật. Để bảo vệ sức khỏe, người bệnh nên chủ động thăm khám và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để đạt được những kết quả tốt nhất.

Bài viết liên quan: 7 bài thuốc trị sỏi mật hiệu quả, dân gian thường dùng

Chia sẻ:
Sỏi mật có mổ được không? Có khỏi hoàn toàn? Sỏi mật có mổ được không? Có khỏi hoàn toàn?
Sỏi mật không nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh khi các cơn đau tái phát thường xuyên. Phương pháp mổ sỏi mật được…
Sỏi mật là gì? Đau ở đâu? Nguyên nhân và cách trị Sỏi mật là gì? Đau ở đâu? Nguyên nhân và cách trị

Sỏi mật là kết quả của sự hình thành các tinh thể tại túi mật, thường gây tổn thương túi…

Chăm sóc sau mổ sỏi mật - Ăn uống, sinh hoạt... Chăm sóc sau mổ sỏi mật – Ăn uống, sinh hoạt…

Mổ sỏi mật là một phẫu thuật đơn giản, ít biến chứng, hiếm có trường hợp tái phát sau mổ…

Cắt bỏ túi mật có ảnh hưởng gì không? Cắt bỏ túi mật có ảnh hưởng gì không?

Phẫu thuật cắt bỏ túi mật được thực hiện cho những bệnh nhân bị viêm sỏi mật nghiêm trọng. Mật…

bệnh sỏi mật nên ăn gì Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì và bổ sung gì đánh tan sỏi?

Chế độ ăn uống chính là giải pháp hỗ trợ cần được áp dụng trong điều trị bất cứ bệnh…

Các loại sỏi mật - Mức độ nguy hiểm và cách chẩn đoán Các loại sỏi mật – Mức độ nguy hiểm và cách chẩn đoán

Sỏi mật là sự hình thành tinh thể rắn trong mật. Có nhiều dạng sỏi mật khác nhau nhưng thường…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua