Chữa sỏi mật bằng quả dứa: Hướng dẫn chi tiết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Cách chữa sỏi mật bằng quả dứa khá đơn giản nhưng nếu áp dụng không đúng có thể gây phản tác dụng. Bạn có thể dùng quả dứa kết hợp với phèn chua hoặc với gừng theo hướng dẫn chi tiết dưới đây.

Tác dụng chữa sỏi mật của quả dứa

Bệnh sỏi mật là sự xuất hiện của một hay nhiều viên sỏi do nồng độ cholesterol trong dịch mật cao kết tinh lại hoặc do bị ứ đọng mật. Khi bị bệnh, viên sỏi sẽ thu hẹp không gian túi mật và làm hạn chế lượng dịch mật được lưu thông xuống đường ruột để chuyển hóa chất béo cho cơ thể. Hậu quả là người bệnh phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu như ăn uống lâu tiêu, trướng hơi, đầy bụng, đau tức ở vùng hạ sườn phải, hay bị buồn nôn sau khi ăn…

chữa sỏi mật bằng quả dứa
Quả dứa có nhiều tác dụng trị bệnh, trong đó bao gồm cả bệnh sỏi mật

Để điều trị căn bệnh này, dân gian có nhiều cách khác nhau. Một trong số đó phải kể đến cách chữa bệnh sỏi mật bằng quả dứa ( hay còn gọi là quả thơm ).

Theo y học cổ truyền, quả dứa vị ngọt, tính bình, có khả năng nhuận tràng, sinh tân dịch, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa và tiêu tích trệ. Chính vì vậy, loại trái cây này được sử dụng để điều trị một số bệnh lý như bí tiểu, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu và cả bệnh sỏi mật.

Theo đó thì người bị sỏi mật sử dụng quả dứa sẽ giúp đánh tan sỏi, tăng khả năng đào thải viên sỏi qua đường tiết niệu và có khả năng tiêu hóa tốt hơn. Thêm vào đó, dứa còn bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức khỏe một cách tự nhiên.

3 Cách chữa sỏi mật bằng quả dứa đơn giản tại nhà

Trong dân gian còn lưu truyền một số cách trị sỏi mật bằng quả dứa như sau:

1. Dứa nướng phèn chua trị sỏi mật

Phèn chua là nguyên liệu có tính tẩy mạnh, kết hợp với dứa sẽ giúp bào mòn và đảo thải viên sỏi mật nhanh hơn. Dân gian thường sử dụng phèn chua nướng quả dứa chữa sỏi mật theo cách sau:

– Chuẩn bị: 

  • 1 quả dứa
  • 0,3g phèn chua

– Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Quả dứa gọt sạch lớp vỏ bên ngoài và khoét mắt. Cắt một miếng ở trên đầu để làm nắp đậy. Phần phía dưới dùng một con dao thái sắc nhọn khéo léo khoét một lỗ ở giữa khoảng 3cm. 
  • Bước 2: Tán nhỏ phèn chua, nhét vào bên trong quả dứa chỗ lỗ vừa khoét
  • Bước 3: Đậy nắp dứa lại, chọc vài cây tăm xung quanh để giữ nắp cố định không bị rơi ra ngoài.
  • Bước 4: Nướng dứa trên bếp than. Liên tục trở đều tay để dứa chín đều mọi mặt và vàng thơm.
  • Bước 5: Ép dứa đã nướng lấy nước cốt uống vào mỗi buổi sáng sau khi ăn khoảng 30 phút. Hoặc nếu không có máy ép, bạn có thể cắt dứa thành những miếng nhỏ ăn trực tiếp cả bã lẫn nước.

2. Chữa sỏi mật bằng quả dứa hấp phèn chua

– Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Dứa: 1 quả
  • Phèn chua: 0,3g
chữa sỏi mật bằng quả dứa nướng phèn chua
Ăn hoặc uống nước ép quả dứa nướng phèn chua giúp đào thải sỏi mật ra ngoài

– Cách thực hiện:

  • Bước 1, 2, 3: Sơ chế các nguyên liệu tương tự như cách trên
  • Bước 4: Thay vì nướng trên bếp than, bạn đem quả dứa chứa phèn chua hấp cách thủy trong 60 phút. 
  • Bước 5: Ép hoặc xay dứa hấp lấy nước uống trước khi dùng bữa sáng 30 phút. 
  • Bước 6: Lặp lại theo cách tương tự mỗi ngày 1 lần.

Khi được sử dụng, các thành phần trong dứa cùng với phèn chua sẽ giúp làm mềm bàng quang và khiến viên sỏi bị bào mòn dần. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi để viên sỏi có thể dễ dàng được tống khứ ra ngoài theo đường tiểu.

3. Điều trị sỏi mật lâu ngày bằng quả dứa kết hợp với gừng và muối

Bệnh sỏi mật kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể kết hợp dứa với gừng tươi và muối ăn để điều trị.

– Chuẩn bị:

  • 1 quả dứa
  • 3 – 4 lát gừng tươi
  • Một ít muối ăn

– Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Gọt hết vỏ và khoét bỏ mắt dứa, cắt nhỏ
  • Bước 2: Bỏ dứa vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng với gừng và muối
  • Bước 3: Lọc nước cốt uống sau khi ăn sáng khoảng nửa tiếng
  • Bước 4: Kiên trì áp dụng trong 10 ngày liên tục rồi đi siêu âm lại để đánh giá sự thay đổi của kích thước viên sỏi.

Chữa sỏi mật bằng quả dứa có hiệu quả không?

Cũng như nhiều bài thuốc dân gian khác, cách chữa sỏi mật bằng quả dứa thường được chia sẻ và áp dụng theo đường truyền miệng. Muốn đánh giá được kết quả thực tế cần phải xem xét nhiều yếu tố như cơ địa của cá nhân người sử dụng và kích thước viên sỏi.

chữa sỏi mật bằng quả dứa có hiệu quả không
cách chữa sỏi mật bằng quả dứa chỉ thích hợp cho những người có sỏi nhỏ

Thông thường, việc sử dụng dứa sẽ cho khả năng thành công cao hơn với những viên sỏi mật có kích thước nhỏ, từ 5mm trở lại. Trường hợp viên sỏi của bạn đã phát triển lớn hơn thì nên áp dụng các phương pháp điều trị chính thống khác như dùng thuốc Đông – Tây y hay phẫu thuật.

Điều quan trọng bạn nên làm là trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng bất kì phương pháp chữa bệnh nào, ngay cả với cách chữa sỏi mật bằng quả dứa – mẹo chữa bệnh vốn được đánh giá là an toàn, rẻ tiền. Bằng kinh nghiệm chuyên môn của một người được đào tạo bài bản, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng bệnh của bạn và đưa ra lời khuyên về việc liệu bạn có nên áp dụng mẹo trị bệnh dân gian này hay không.

Tránh nghe theo lời mách bảo của người khác mà tự ý áp dụng vì nếu không phù hợp hoặc dùng sai cách có thể gây ra những phản ứng bất lợi cho cơ thể, đồng thời viên sỏi ngày càng phát triển to hơn gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những đối tượng không nên trị sỏi mật bằng quả dứa

Sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, cách chữa sỏi mật bằng quả dứa được đánh giá là khá an toàn. Tuy nhiên, mẹo chữa bệnh này không thích hợp với nhóm đối tượng đang mắc các bệnh lý sau:

  • Bệnh nhân bị tiểu đường: Dứa chứa nhiều đường nên nếu sử dụng theo đường miệng sẽ khiến lượng đường huyết tăng ngoài mức kiểm soát. Điều này sẽ gây bất lợi cho người bị tiểu đường.
  • Người đang gặp các vấn đề về dạ dày: Ăn dứa làm tăng tiết axit dạ dày. Người bị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày, ợ chua … không nên áp dụng.
  • Người bị thừa cân, béo phì: Dứa cung cấp nhiều đường và năng lượng nên ăn nhiều sẽ thúc đẩy sự tăng cân.
  • Bệnh nhân bị tăng huyết áp: Dứa có tính nóng và có tác dụng kích thích co bóp cơ trơn ảnh hưởng không tốt đến quá trình lưu thông máu. Người bị tăng huyết áp ăn vào sẽ rất khó kiểm soát được bệnh.
  • Người mắc bệnh đường hô hấp: Ăn dứa gây kích thích cổ họng, tạo cảm giác ngứa rát khó chịu. Vì vậy mà người đang bị viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản không nên áp dụng cách chữa sỏi thận bằng quả dứa.
  • Bà bầu: Ăn dứa gây co bóp tử cung nên phụ nữ mang thai sử dụng sẽ có nguy cơ bị sảy thai.
  • Người bị dị ứng với thành phần của dứa: Một số người bị dị ứng khi ăn dứa dẫn đến nhiều biểu hiện như đau quặn bụng, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở, miệng luỡi tê dại, ngứa toàn thân, hoặc thậm chí là sốc phản vệ gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu bạn từng bị dị ứng với dứa hoặc quá mẫn với một trong các thành phần của quả dứa thì không nên áp dụng cách này.

Một số lưu ý khi dùng quả dứa chữa sỏi mật

  • Không dùng dứa xanh làm thuốc vì lúc này trong dứa có thể chứa chất độc gây tiêu chảy, nôn ói và nhiều tác hại khác.
  • Lựa chọn những quả tươi ngon, đã chín hẳn để chữa bệnh. Những quả dập nát thường bị nhiễm nấm hoặc bị lên men không tốt cho sức khỏe.
  • Đảm bảo ăn sáng đầy đủ trước khi uống nước ép hoặc ăn dứa. Sử dụng loại trái cây này khi đói bụng sẽ khiến dạ dày nôn nao, khó chịu hoặc thậm chí là bị đau dạ dày.

Trong thời gian chữa sỏi mật bằng quả dứa bạn cũng nên uống nhiều nước, hạn chế thịt đỏ, đồ chiên rán, chất béo động vật. Đồng thời tập thể dục 30 phút mỗi ngày để hạn chế ứ trệ dịch mật, đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Các loại thuốc điều trị sỏi mật và lưu ý khi dùng Các loại thuốc điều trị sỏi mật và lưu ý khi dùng
Hiện nay phương pháp dùng thuốc điều trị sỏi mật được áp dụng nhằm làm tan sỏi mật. Thuốc được sử dụng trong liệu trình lâu dài mới mang lại…
Chữa sỏi mật bằng quả dứa: Hướng dẫn chi tiết

Cách chữa sỏi mật bằng quả dứa khá đơn giản nhưng nếu áp dụng không đúng có thể gây phản…

Sỏi mật có mổ được không? Có khỏi hoàn toàn? Sỏi mật có mổ được không? Có khỏi hoàn toàn?

Sỏi mật không nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh khi các cơn đau…

bệnh sỏi mật nên ăn gì Bệnh sỏi mật kiêng ăn gì và bổ sung gì đánh tan sỏi?

Chế độ ăn uống chính là giải pháp hỗ trợ cần được áp dụng trong điều trị bất cứ bệnh…

Các loại sỏi mật - Mức độ nguy hiểm và cách chẩn đoán Các loại sỏi mật – Mức độ nguy hiểm và cách chẩn đoán

Sỏi mật là sự hình thành tinh thể rắn trong mật. Có nhiều dạng sỏi mật khác nhau nhưng thường…

hình ảnh túi mật Túi mật là gì? Nằm ở đâu? Cấu tạo và chức năng

Túi mật là một bộ phận trực thuộc hệ thống đường dẫn mật. Nó chính là nơi chứa đựng cũng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua