Khám tiết niệu như thế nào, ở đâu tốt nhất hiện nay 2024?
Khám tiết niệu thường liên quan đến việc phân tích mẫu nước tiểu, mẫu máu hoặc xét nghiệm hình ảnh. Xét nghiệm có thể giúp bác sĩ đánh giá các bất thường về chức năng và giải phẫu ở hệ thống tiết niệu, từ đó đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.
Khám tiết niệu là gì?
Khám tiết niệu là việc kiểm tra các triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán bệnh lý thông thường ở bệnh nhân. Các xét nghiệm phổ biến thường là đo thể tích bàng quang, niệu quản, áp lực niệu đạo và mức độ rò rỉ của dịch, nước tiểu.
Kết quả xét nghiệm có thể được áp dụng để đánh giá các vật cản bất thường trong đường tiết niệu như sỏi thận. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hoặc nghi ngờ bệnh lý nguy hiểm, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm chức năng thận, phân tích nước tiểu, sinh thiết thận để đánh giá, chẩn đoán bệnh lý về thận và đường tiết niệu.
Thông tin thêm: Khoa tiết niệu khámchữa các bệnh lý nào?
Khám tiết niệu như thế nào?
Khám tiết niệu thường được thực hiện thông qua các xét nghiệm và kiểm tra như sau:
1. Kiểm tra tại nhà
Có một số dụng cụ và sản phẩm không kê đơn có thể giúp người bệnh kiểm tra bất thường trong đường tiết niệu. Người bệnh có thể cho dụng cụ đo (thường là ở dạng que) vào nước tiểu và kiểm tra sự thay đổi.
Mặc dù các xét nghiệm này thường phổ biến với người từng bị nhiễm trùng đường tiểu. Tuy nhiên, đôi khi kết quả của xét nghiệm có thể không chính xác. Do đó, tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện nếu nhận thấy các dấu hiệu như nóng rát khi đi tiểu, sốt cao và thường xuyên muốn đi tiểu.
2. Kiểm tra lâm sàng
Các dấu hiệu lâm sàng và triệu chứng của người bệnh đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra và chẩn đoán các bệnh về đường tiết niệu. Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể có các triệu chứng như:
- Nước tiểu có mùi mạnh
- Tiểu ra máu
- Đau bụng hoặc đau ở sườn
- Tiểu không tự chủ
3. Xét nghiệm nước tiểu
Để khám tiết niệu, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh cung cấp một mẫu nước tiểu để tiến hành kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Để đảm bảo sự vô trùng, người bệnh cần sát trùng, làm sạch vùng sinh dục, bộ phận sinh dục trước khi tiến hành cung cấp mẫu nước tiểu xét nghiệm.
Xét nghiệm nước tiểu là kiểm tra tính chất vật lý, thành phần hóa học dưới kính hiển vi. Xét nghiệm có thể tìm ra vi khuẩn hoặc các nguyên nhân khác gây nhiễm trùng. Trong quá trình phân tích nước tiểu, bác sĩ có thể đo nồng độ bạch cầu có trong nước tiểu của người bệnh. Số lượng bạch cầu cao là một dấu hiệu của nhiễm trùng.
4. Siêu âm
Xét nghiệm hình ảnh có thể cung cấp hình ảnh về đường tiết niệu của người bệnh. Các xét nghiệm này được sử dụng để xác định các bất thường về:
- Đường tiết niệu: Bao gồm nhiễm trùng đường tiểu, viêm đường tiết niệu,….
- Thận: Khối u thận, u nang thận, u nang thận.
- Bàng quang: Độ dày thành bàng quang, khối u, thể tích bàng quang và kiểm tra tình trạng bí tiểu.
- Tuyến tiền liệt: Để ước tính khối lượng tuyến tiền liệt, hình dạng, độ vang, áp xe hoặc các khối u tuyến tiền liệt.
- Bìu và dương vật: Có tác dụng đánh giá độ xoắn của tinh hoàn, chấn thương, khối u hoặc viêm mào tinh hoàn.
5. Chụp CT
CT được chỉ định trong khám tiết niệu nếu bác sĩ nghi ngờ các tình trạng sau:
- Phát hiện sỏi niệu hoặc khối u thận.
- Nghi ngờ khối u ác tính hoặc xuất hiện khối u làm tắc nghẽn thận.
- Chấn thương vùng chậu cấp tính, dị tật mạch máu thận.
Chụp cắt lớp CT có thể phân biệt được khối u nang của thận, xác định chính xác tình trạng bàng quang và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.
6. Nội soi bàng quang
Nội soi bàng quang được chỉ định để xác định các bất thường về hệ thống thần kinh ở bàng quang hoặc chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến niệu đạo. Nội soi được thực hiện bằng một dụng cụ chuyên dụng, dài, mỏng có thể tiến sâu vào bên trong niệu đạo và bàng quang.
Thông qua nội soi, bác sĩ có thể nắm bắt được tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, đánh giá hoạt động, cảm giác và các chức năng thông thường của bàng quang từ đó đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị hợp lý.
Khám tiết niệu ở đâu tốt?
Để thuận tiện cho quá trình khám tiết niệu, người bệnh và bạn đọc có thể tham khảo một số địa chỉ uy tín tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Khám tiết niệu ở đâu tốt Hà Nội?
Các địa chỉ khám tiết niệu uy tin tại Hà Nội bao gồm:
Khoa Thận Tiết niệu bệnh viện Bạch Mai:
- Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 0243.8686.988
Khoa Thận tiết niệu – Bệnh viện Hữu Nghị:
- Địa chỉ: Số 1 Trần Khánh Dư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại: 0243.9722.231
Khoa Tiết niệu, bệnh viện Việt Đức:
- Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại liên hệ: 024.38.253.531 – 024.38.248.308
Khoa phẫu thuật Tiết niệu – bệnh viện Xanh Pôn:
- Địa chỉ: Số 12 Chu Văn An, quận Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 0243.8233.075 – 0243.8233.073
2. Khám tiết niệu ở đâu HCM
Tại TpHCM người bệnh và bạn đọc có thể khám tiết niệu ở các địa chỉ y tế sau:
Khoa Tiết niệu, bệnh viện Chợ Rẫy:
- Địa chỉ: số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 028.3855.4137 – 028.3855.4138
Bệnh viện Bình Dân:
- Địa chỉ: 371 Điện Biên Phủ, 4, Quận 3, Hồ Chí Minh
- Số điện thoại chăm sóc khách hàng: 19007123
Khoa Nội bệnh viện Đại học Y dược TPHCM:
- Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, Quận 5, TPHCM
- Điện thoại: 028.3925.4485
Khoa Thận niệu bệnh viện Nhân dân 115:
- Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh – Phường 12 – Quận 10 – TPHCM
- Điện thoại: 08 3865 4249 – 08 3865 5110
Trên đây là một số thông tin cơ bản về các phương pháp khám và chẩn đoán bệnh lý về tiết niệu, thận. Tuy nhiên, để biết thông tin chính xác, người bệnh vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc nhân viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Có thể bạn quan tâm:
- Nhiễm trùng đường tiểu (tiết niệu): Nguyên nhân & Điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!