Đi tiểu ra máu là bệnh gì? Cách chẩn đoán và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Tiểu ra máu là tình trạng xuất hiện các tế bào hồng cầu trong nước tiểu. Điều này có thể là một dấu hiệu y tế nguy hiểm và cần được điều trị để tránh các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

đi tiểu ra máu
Đi tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của một số vấn đề y tế nghiêm trọng

Tiểu ra máu là bệnh gì?

Máu trong nước tiểu có thể liên quan đến thận hoặc các bộ phận khác của đường tiết niệu, khiến cho các tế bào máu rò rỉ vào nước tiểu. Tình trạng đái ra máu có thể liên quan đến các bệnh lý như:

1. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng tiểu ra máu là nhiễm trùng hoặc viêm đường tiết niệu. Đây là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo và phát triển bên trong hệ thống tiết niệu. Các triệu chứng thường bao gồm đau rát khi đi tiểu, có nhu cầu đi tiểu thường xuyên, nước tiểu có máu hoặc có mùi hăng.

Viêm đường tiết niệu thường phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới và cần tiến hành điều trị để tránh các biến chứng.

2. Nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng thận, viêm bể thận hay viêm cầu thận là tình trạng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào thận của người bệnh. Khi bị nhiễm trùng thận, hệ thống lọc của thận có thể bị ảnh hưởng dẫn đến các tế bào máu lẫn vào nước tiểu dẫn khiến người bệnh đái ra máu.

Nhiễm trùng thận thường là biến chứng hiếm gặp của một số bệnh lý nhiễm khuẩn do virus hoặc vi khuẩn như viêm họng liên cầu khuẩn, bệnh tự miễn dịch hoặc viêm hạch.

đái ra máu là bệnh gì
Nhiễm trùng thận, sỏi thận có thể dẫn đến việc đi tiểu ra máu

3. Sỏi bàng quang hoặc sỏi thận

Sỏi thận và sỏi bàng quang thường được hình thành từ các khoáng chất có trong cơ thể. Các viên sỏi này có thể ngăn chặn dòng nước tiểu và các tế bào máu dẫn đến việc xuất hiện máu trong nước tiểu. Tiểu ra máu do sỏi thận hoặc sỏi bàng quang thường kèm theo các cơn đau đớn hoặc khiến người bệnh bị sốt, ớn lạnh.

4. Nhiễm trùng tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt nằm ngay bên dưới bàng quang và bao quanh phần trên của niệu đạo. Viêm tuyến tiền liệt hay nhiễm trùng tuyến tiền liệt là tình trạng nhiễm khuẩn, thường do vi khuẩn E.Coli gây ra. Các dấu hiệu phổ biến thường là khó tiểu, tiểu đau, tiểu ra máu. Ngoài ra, các bệnh lý khác ở tuyến tiền liệt như phì đại tuyến tiền liệt cũng có thể dẫn đến đái ra máu hoặc các triệu chứng tương tự.

5. Rối loạn di truyền

Một số rối loạn di truyền có thể dẫn đến tình trạng xuất hiện máu trong nước tiểu như sau:

  • Bệnh hồng cầu hình liềm: Thường mang tính chất di truyền từ cha mẹ sang con cái. Đây là một dạng rối loạn huyết sắc tố hồng cầu và dẫn đến việc tiểu ra máu.
  • Hội chứng Alport: Là một tình trạng di truyền khác có thể ảnh hưởng đến màng lọc của thận và dẫn đến việc tiểu ra máu.

6. Chấn thương thận

Chấn thương hoặc tổn thương thận có thể dẫn đến hiện tượng đái ra máu. Thận đóng vai trò là hệ thống lọc các chất lỏng trong cơ thể và tạo ra nước tiểu. Do đó, khi thận bị tổn thương, các tế bào máu có thể xâm nhập vào nước tiểu và dẫn đến việc tiểu ra máu.

Hầu hết các trường hợp chấn thương thận thường có liên quan đến tai nạn thể thao, một cú đánh trực tiếp vào bụng, dạ dày hoặc lưng. Các triệu chứng kèm theo thường bao gồm đau ở bụng dưới hoặc lưng dưới.

7. Ung thư

Đái ra máu có thể là một dấu hiệu nhận biết ung thư thận, bàng quang, tuyến tiền liệt hoặc ung thư lạc nội mạc tử cung (ở phụ nữ). Mặc dù điều này hiếm khi xảy ra nhưng tiểu ra máu có thể là dấu hiệu ung thư đã trở nên nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị hợp lý.

Đôi khi tình trạng đái ra máu có thể không liên quan đến các bệnh lý. Việc sử dụng một số loại thuốc hoặc thực hiện các bài tập thể dục thể thao nặng cũng dẫn đến các triệu chứng đái ra máu. Do đó, đến bệnh viện xác định rõ nguyên nhân là cách tốt nhất để điều trị và phòng ngừa đái ra máu.

tiểu ra máu là bệnh gì
Ung thư tuyến tiền liệt có thể dẫn đến việc tiểu ra máu

Tiểu ra máu cần làm gì?

Đôi khi tiểu ra máu có thể bắt nguồn từ thực phẩm, đồ uống có sắc tố đỏ và không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng nào khác. Tuy nhiên, để ngăn ngừa trường hợp xấu nhất, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị hợp lý.

Để chẩn đoán, bác sĩ có thể kiểm tra các dấu hiệu bên ngoài và lịch sử y tế của bệnh nhân, đặc biệt là ở những người nghi ngờ bệnh thận, bàng quang hoặc tình trạng rối loạn máu di truyền. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh tiến hành thực hiện một số xét nghiệm để loại bỏ nhiễm trùng hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.

Tùy thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ gây ra máu trong nước tiểu mà bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán như:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Bác sĩ sẽ lấy một mẫu nước tiểu của người bệnh và tiến hành kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Điều này có thể kiểm tra nhiễm trùng thận hoặc bàng quang.
  • Xét nghiệm máu: Có thể kiểm tra vấn đề nhiễm trùng đường tiết niệu, suy thận, thiếu máu hoặc các vấn đề rối loạn di truyền máu.
  • Chụp CT Scan thận, niệu quản, bàng quang: Để kiểm tra các dấu hiệu chấn thương và các chất được bài tiết qua nước tiểu.
  • Siêu âm: Có thể xác định khối u nang ở thận, bàng quang (hoặc ung thư), thể tích thận và sỏi thận.
  • Nội soi thận: Có thể kiểm tra niêm mạc bàng quang, khối u và các vấn đề tương tự khác.

Các xét nghiệm khác thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng đái ra máu. Đặc biệt là khi bác sĩ nghi ngờ các tình trạng nguy hiểm như nguy cơ ung thư bàng quang hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác.

Điều trị đái ra máu

Việc điều trị tình trạng đái ra máu thường tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Thông thường các tình trạng nhiễm trùng thường được điều trị bằng kháng sinh.

tiểu ra máu có sao không
Việc điều trị đái ra máu thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

Đối với các bệnh lý phức tạp hơn có thể cần được điều trị theo chuyên khoa như:

  • Sỏi thận hoặc sỏi bàng quang: Có thể cần phẫu thuật hoặc thủ thuật Lithotripsy (phá vỡ các viên sỏi và đưa ra ngoài cơ thể).
  • Viêm cầu thận: Điều trị bằng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng và thuốc lợi tiểu để tăng lượng nước bài tiết ra khỏi cơ thể.
  • Rối loạn di truyền máu: Điều trị phụ thuộc vào các rối loạn cụ thể. Khối u trong bàng quang hoặc thận: Việc điều trị cần dựa vào khối u lành tính hay ác tính, kích thước của khối u và độ tuổi của bệnh nhân. Các loại điều trị chính thường là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch hoặc kích thích hệ thống miễn dịch để chống ung thư.

Hầu hết các trường hợp đái ra máu thường có liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm tuyến tiền liệt và có thể điều trị bằng kháng sinh. Trong các trường hợp tiểu ra máu kéo dài hoặc nếu nước tiểu chuyển hẳn sang màu đỏ, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Điều này có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu một người tiểu ra máu kèm theo các cơn đau ở bụng dưới hoặc bị sốt, ớn lạnh cũng nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Chia sẻ:
Bị sỏi thận có uống được mật ong không? Thông tin hữu ích

Sỏi thận có uống được mật ong không? Mật ong là một nguyên liệu tự nhiên với nhiều lợi ích…

Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh có giá bán khoảng 64.000/chai. Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh giá bao nhiêu và mua ở đâu?

Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh có công dụng trị đái dầm, đái tháo nhạt, tiểu buốt, tiểu rắt,... Thuốc…

Thuốc chữa trị hiệu quả Bệnh Viêm Đường Tiết Niệu “Thông Bế Lợi Niệu Hoàn”

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu (bao gồm: thận, bàng quang…

Các loại sỏi thận thường gặp và cách xử lý Các loại sỏi thận thường gặp và cách xử lý

Có nhiều loại sỏi thận xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước khi điều trị, người bệnh cần…

thuốc trị viêm bàng quang Các loại thuốc trị viêm bàng quang và thông tin cần biết

Viêm bàng quang là căn bệnh rất phổ biến, dễ xảy ra ở mọi đối tượng với nhiều triệu chứng,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua