Bị sỏi thận có nên ăn trứng? (gà, vịt, cút…)
Bị sỏi thận có nên ăn trứng hay không là một trong những vấn đề được đa số người bệnh quan tâm. Chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến tiến độ điều trị bệnh, vì thế đối với các loại thực phẩm góp phần làm tăng kích thước sỏi cần hạn chế tuyệt đối.
Giá trị dinh dưỡng của trứng gà
Thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất có trong trứng gà là protein. Trung bình trong 100 gam trứng gà có protein, lượng đạm này tương đương với nguồn đạm có trong thịt, cá các loại. Ngoài ra, những dưỡng chất khác có trong trứng gà còn có: 13,6 gam; lipid 29,8 gam; 134 mg canxi; folat 146 μmg; sắt 7.0 mg; kẽm 3.7 mg; vitamin A 960 μg; cholesterol 2000mg…
Trứng gà gồm có 2 phần chính là lòng đỏ và lòng trắng trứng. Chất đạm trong lòng đỏ trứng có các acid amin hoàn thiện và tốt nhất cho sức khỏe, chủ yếu chất đạm ở trạng thái hoà tan. Ngược lại thành phần đạm của lòng trắng có ít hơn, nhưng lòng trắng lại là nguồn cung cấp canxi chủ yếu cùng với Albumin và các acid amin toàn diện. Lòng đỏ và lòng trắng trứng đều giàu dưỡng chất Biotin (vitamin B8), tham gia vào chu trình sản xuất năng lượng của cơ thể.
Một dưỡng chất tương đối hiếm gặp trong các loại thực phẩm khác mà chủ yếu có trong trứng gà là Lecithin. Đây là loại chất béo tham gia vào thành phần các tế bào và dịch thể của tổ chức não. Một số nghiên cứu cho thấy, Lecithin có tác dụng điều hoà lượng cholesterol, đồng thời ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol và thúc đẩy quá trình phân tách, cũng như đào thải ra khỏi cơ thể.
Trứng gà cũng là nguồn thực phẩm cung cấp thành phần cholesterol đáng kể (600mg/100g). Ngoài ra, nhờ sự tổng hợp sản sinh của Lecithin sẽ phát huy vai trò điều hoà cholesterol. Phần lớn những khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, mangan, i-ot… cùng với các vitamin như B1, B6, A, D, K thường tập trung đa phần ở lòng đỏ có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của cơ thể con người.
Bị sỏi thận có nên ăn trứng không?
Từ những thống kê về số lượng thành phần, dưỡng chất trên, có thể khẳng định trứng là nguồn thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng và lành tính.
Trứng cần thiết có trong mọi thực đơn ăn uống, dù là người khỏe mạnh hay là người đang điều trị bệnh. Chỉ trừ những trường hợp người dị ứng với trứng, hoặc người mắc phải các bệnh lý liên quan không được phép dùng trứng.
Do trứng cung cấp đa phần các nguyên tố rất tốt cho cơ thể nên đối với bệnh nhân sỏi thận, cần phải đảm bảo thực đơn có trứng với liều lượng phù hợp để đảm bảo điều kiện sức khỏe tốt nhất.
Hiện vẫn chưa có thông tin đề cập đến vấn đề bệnh nhân sỏi thận không được ăn trứng. Do đây là nguồn thực phẩm quan trọng, một số dưỡng chất từ trứng không có trong các loại thực phẩm khác, vì thế nếu kiêng ăn trứng tuyệt đối thì cơ thể dễ bị thiếu chất.
Người bị sỏi thận có nên ăn trứng hay không sẽ phụ thuộc vào dạng sỏi bạn đang mắc phải, trong trường hợp bạn bị sỏi acid uric nên tránh hoặc hạn chế ăn trứng thường xuyên. Do sỏi acid uric hình thành từ đạm, nếu bổ sung đạm từ trứng quá mức sẽ vô tình gây hại, khiến sỏi phát triển nặng hơn, thậm chí còn làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mới.
Ngoài ra lượng protein có trong trứng cũng làm tăng cholesterol ở trong máu. Điều này thúc đẩy acid uric ở trong cơ thể tăng cao và có nguy cơ hình thành nên các viên sỏi khác. Trung bình trong một quả trứng gà lớn đã có thể chứa tới 186 mg cholesterol.
Mức độ này vượt ngưỡng cho phép với số lượng acid uric được phép có trong cơ thể. Do đó nếu muốn điều trị bệnh sỏi thận, tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh sỏi thận gây ra. Người bệnh tốt nhất nên hạn chế hoặc không nên sử dụng trứng thường xuyên trong bữa ăn.
Chính lượng protein trong trứng vô tình tạo điều kiện cho sỏi có cơ hội phát triển lớn dần hoặc hình thành thêm các viên sỏi mới. Bên cạnh đó, người mắc sỏi thận cần tránh sử dụng quá nhiều đạm động vật,các thực phẩm chứa oxalat, muối… Bệnh nhân cũng nên kiêng sử dụng các chất kích thích như bia rượu, cà phê, thuốc lá… để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
Người bị sỏi thận có nên ăn trứng vịt lộn?
Tương tự như trứng gà hay trứng vị thông thường, bệnh nhân sỏi thận vẫn có thể ăn trứng vịt lộn nhưng chỉ ở mức 1 – 2 quả/tuần. Do trứng vịt lộn có thành phần chính là chất đạm và nguồn chất đạm có trong trứng vịt lộn cao hơn nhiều so với trứng gà, hay trứng vịt thông thường nên người bệnh không nên dùng thường xuyên.
Trung bình trong 100 gam trứng vịt lộn có khoảng 13,6 gam protein . Ngoài ra trong thành phần của trứng vịt lộn còn có hàm lượng chất béo lipit khá cao, nó chiếm khoảng 12,4 gam trong 100 gam trứng. Vì thế nếu ăn nhiều trứng vịt lộn, ở bạn có thể xảy ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu và tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa và thận.
Các thành phần khác có trong trứng vịt lộn như các loại vitamin. Ví dụ như vitamin PP, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C,… đáp ứng những nhu cầu cần thiết cho sức khỏe.
Nhưng bên cạnh đó, do trứng vịt lộn có hàm lượng canxi, sắt, photpho, carotin và kẽm cao nên bệnh nhân sỏi thận không nên dùng thường xuyên. Theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh bị sỏi thận cần kiêng:
- Các thức ăn có chứa nhiều chất đạm,
- Những đồ ăn có vị mặn, hàm lượng muối cao,
- Người bị sỏi thận cũng cần kiêng đường, thức ăn nhiều dầu mỡ, nước uống có ga, cà phê, rượu,…
Từ nguyên tắc trên, do trong trứng vịt lộn có hàm lượng protein, vitamin, sắt, canxi cao nên nếu ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ tác động không tốt cho thận của người bệnh. Bệnh nhân cũng không nên kiêng tuyệt đối, điều này có thể khiến bạn bị thiếu năng lượng, dưỡng chất.
Theo khuyến nghị của các chuyên gia bác sĩ, người bệnh cần phải đáp ứng đủ 200g protein hàng ngày. Ngoài ra nếu người bệnh bị sỏi acid uric thì việc ăn trứng vịt lộn nên hạn chế tối đa, có thể thay thế bằng nguồn đạm khác. Bởi vì trứng sẽ làm tăng lượng Acid Uric lên, từ đó nguy cơ hình thành sỏi mới sẽ cao hơn khiến bệnh có có thể thuyên giảm.
Người bệnh sỏi thận nên lưu ý gì khi ăn trứng?
Mặc dù trứng là một thực phẩm không có hại, ngược lại còn đem đến nhiều dinh dưỡng nhưng bệnh nhân sỏi thận không nên thêm trứng vào thực đơn thường xuyên. Tuy nhiên bạn không cần thiết phải loại bỏ trứng triệt để. Trung bình người bị sỏi thận vẫn có thể ăn trứng một cách hợp lý, vừa đủ, nhưng nên đảm bảo những nguyên tắc sau:
Không ăn quá nhiều trứng trong ngày
Mặc dù trứng gà, trứng vịt hay trứng vịt lộn đều rất tốt cho sức khỏe của cơ thể, nhưng đối với mọi loại thực phẩm đều có thể gây “phản tác dụng” nếu bạn dùng chúng thường xuyên và liên tục. Tương tự đối với người bình thường, người có sức khỏe tốt cũng chỉ nên ăn trứng vịt lộn nhiều nhất 2 quả trong một tuần. Tương tự đối với người bị sỏi thận, lượng protein hấp thụ chỉ được đáp ứng 1/2 so với bình thường nên bệnh nhân chỉ nên dùng khoảng 2 – 3 quả trứng gà trong tuần.
Cân bằng các chất dinh dưỡng song song
Các chuyên gia cho rằng, khi cơ thể bạn đang “dư thừa” đạm thì việc ăn trứng đồng nghĩa với hấp thu nguồn đạm không mong muốn. Sau đó, dĩ nhiên lượng protein này sẽ có những tác động nhất định đến thận cũng như các cơ quan khác của cơ thể.
Vì thể để giảm những tác dụng không mong muốn, người bị sỏi thận nên dùng bổ trợ thêm những thực phẩm có lợi khác như rau xanh, hoa quả, chất xơ, trái cây,… Bằng cách này có thể át chế lại tác động xấu của protein tạo ra cho cơ thể.
Uống nhiều nước
Khi cơ thể bạn tiếp nhận nguồn đạm, ngay lập tức chúng sẽ được đưa đến cơ quan tiêu hóa, tại đây diễn ra quá trình chuyển đổi các chất. Khi cơ thể bạn được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, hoạt động chuyển hóa các chất diễn ra triệt để, các chất cặn bã và độc tố được đào thải hoàn toàn.
Ngược lại khi cơ thể không có đủ nguồn nước trung chuyển, các chất dư thừa sẽ tồn đọng tại cơ quan thải độc như gan, mật, thận, và từ đó hình thành sỏi.
Do đó với bất kỳ thực phẩm nào, việc kiêng khem chỉ là lời khuyên dành cho bạn. Song sóng đó, người bệnh cần bổ sung lượng nước cần thiết, trung bình từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày sẽ đảm bảo các chất dư thừa được loại bỏ triệt để. Uống đủ nước còn giúp bào mòn sỏi và đẩy chúng ra khỏi cơ thể qua đường tiết niệu.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị sỏi thận
Người bị sỏi thận cần xây dựng chế độ dinh dưỡng riêng biệt để kiểm soát mức độ phát triển của sỏi. Một số lời khuyên để xây dựng thực đơn khoa học cho người bệnh:
Ăn ít thịt động vật: Ngoài việc hạn chế ăn trứng, người bệnh có thể tiết giảm lượng đạm của thịt đỏ. Bạn có thể ăn cá hoặc ăn tôm cua với mức độ vừa phải. Ngoài ra đạm thực vật cũng là một lựa chọn phù hợp, nguồn đạm thực vật chủ yếu đến từ các loại đậu, đậu phụ, các loại hạt…
Giảm các thực phẩm chứa nhiều oxalate: Chúng có nhiều trong các loại đậu phộng, bột cám, sôcôla, cà phê và trà đặc. Ngoài ra hàm lượng oxalate từ thịt cũng là một trong những nguyên nhân gây nên sỏi thận. Người bệnh cũng nên kiêng dùng rau bina, rau muống,… đây là những loại rau có chứa nhiều oxalat nhất.
Hạn chế món ăn chứa nhiều muối và mỡ: Bệnh nhân sỏi thận cần tập thói quen ăn nhạt. một số nghiên cứu cho thấy việc giảm lượng muối trong chế độ ăn uống sẽ giúp loại bỏ lượng oxalate trong nước tiểu. Đồng thời một số loại thực phẩm có chứa hàm lượng chất purin như: cá khô, lạp xưởng, thịt khô, tôm khô, các loại mắm ủ, lòng heo, lòng bò.
Uống nhiều nước (đây là điều quan trọng nhất): Trung bình lượng nước mà người bệnh nên uống từ 2,5-3 lít nước lọc mỗi ngày. Đồng thời người bệnh cũng nên ăn uống bổ sung các loại nước uống trái cây để đảm bảo có lượng nước tiểu trên mức 2,5 lít/ngày. Những loại nước cóp tính mát như nước dừa, nước ép trái cây, nước bí đao,… vừa giúp tránh sỏi thận vừa loại bỏ những viên sỏi nhỏ nếu có.
Ăn uống điều độ thực phẩm giàu canxi: Người bệnh nên bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu canxi như sữa, pho mai. Trung bình khoảng 3 ly sữa tươi không đường, hoặc một lượng tương đương các sản phẩm từ sữa như bơ, phô mai. Người bệnh không nên hạn chế quá mức tối đa nhóm thực phẩm giàu canxi, điều này sẽ khiến lượng canxi bị thiếu hụt, bắt buộc thận hấp thụ oxalat nhiều hơn từ ruột và sẽ tạo sỏi thận.
Trường hợp bị sỏi thận tái phát nhiều lần, sau khi xét nghiệm kiểm tra có bằng chứng đa calci niệu do tăng hấp thu canxi từ ruột thì cần kiêng calci nhưng không phải kiêng hoàn toàn mà ăn khoảng 400mg/ngày, tương đương 1,5 ly sữa tươi.
Nên uống nhiều nước cam, chanh, bưởi tươi: Nước trái cây chiếm khoảng 20% lượng nước uống hàng ngày cho người bệnh sỏi thận. Phần lớn những loại thức uống này chứa nhiều citrate giúp chống tạo sỏi. Người bệnh nên tăng cường nhóm rau xanh, rau củ quả giúp tiêu hóa nhanh, giảm hấp thu các chất gây sỏi thận.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với người bị sỏi thận. Chế độ dinh dưỡng đúng cách có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, nâng cao chất lượng bữa ăn để đảm bảo được sức khỏe chống lại bệnh. Song song với 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý, các chuyên gia khuyên người bệnh nên áp dụng các bài thuốc đặc trị để có thể nhanh chóng chấm dứt sỏi, tránh để bệnh chuyển biến nặng.
Hi vọng bài viết đã giải đáp được phần nào thắc mắc “Người bị sỏi thận có nên ăn trứng hay không?”. Trứng hay bất kỳ thực phẩm nào khác đề cần được bổ sung ở mức vừa đủ trước khi xảy ra tình trạng phản tác dụng. Để có kế hoạch xây dựng thực đơn khoa học, người bệnh nên tham khảo lời khuyên từ chuyên gia và bổ sung cho phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị sỏi thận có uống được bia, rượu không?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!