Bệnh sỏi thận theo đông y và bài thuốc điều trị
Bệnh sỏi thận theo Đông y được gọi là chứng thạch lâm. Có nhiều bài thuốc điều trị chứng bệnh này phụ thuộc theo từng thể bệnh. Điều trị sỏi thận theo phương pháp cổ truyền được nhiều người quan tâm bởi hiệu quả lâu dài, không gây biến chứng nguy hiểm.
Đối với điều trị sỏi thận theo y học hiện đại áp dụng phương pháp nội khoa hoặc chữa bằng ngoại khoa bằng cách tán sỏi hoặc phẫu thuật lấy sỏi. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp hiện đại là bệnh nhân mất khá nhiều chi phí, bệnh có nguy cơ tái phát, từ đó mà các phương pháp điều trị Đông y cổ truyền được đa số bệnh nhân tin tưởng sử dụng lâu dài.
Bệnh sỏi thận theo y học cổ truyền
Theo Đông y, bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu như nhiễm khuẩn tiết niệu, sỏi tiết niệu, tiểu đục (lactosuria) đều là những bệnh lý có cùng triệu chứng của chứng lâm. Trong đó bệnh thận được gọi là thạch lâm, bệnh có các triệu chứng chủ yếu như tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu buốt, đau tức vùng bụng dưới. Sỏi thận thuộc nhóm bệnh “chứng Lâm” trong đông y, dùng chỉ các dạng sỏi hình thành tại những vùng khu vực khác nhau trong cơ thể.
Dựa vào những triệu chứng lâm sàng, y học cổ truyền phân chứng lâm làm 5 loại: Nhiệt lâm, thạch lâm, huyết lâm, cao lâm và lao lâm. Thạch lâm được hiểu như đá trong thận, được hình thành do thấp nhiệt nung nấu ở hạ tiêu khiến ngưng kết trong nước tiểu mà gây bệnh. Chứng trạng của thạch lâm bụng dưới đau co cứng, đau quặn ở một bên thắt lưng, cơn đau lan xuống bụng dưới và bộ phận sinh dục, tiểu tiện đau buốt khó đi. Bệnh nhân bài tiết trì trệ, nước tiểu có khi vàng đục có khi ra máu, có khi ra lẫn sỏi cát.
Quan niệm của Đông y trong điều trị sỏi thận
Sỏi thận là căn bệnh đường tiết niệu thường xảy ra ở tuổi trưởng thành. Trong đó nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới, tỷ lệ có thể lên tới 60%, độ tuổi mắc bệnh thường gặp nhất từ 35 – 60 tuổi. Bệnh sỏi thận ban đầu không đáng lo ngại và không có biểu hiện cụ thể, tuy nhiên nếu không điều trị sớm, sỏi gây viêm sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh.
Bệnh sỏi thận có rất nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó đáng lo ngại nhất là nguy cơ dẫn đến suy thận mãn tính. Do đó người bệnh cần được điều trị kịp thời trước khi bệnh tiến triển thành biến chứng. Theo các nghiên cứu Đông y, nguyên nhân gây ra bệnh bắt nguồn từ nhiệt hạ tiêu. Triệu chứng có thể tiến triển nặng hơn tùy thuộc vào sinh hoạt, tỳ thấp làm đàm ứ lại, đàm hảo sinh nhiệt hạ tiêu làm chung kiệt nước tiểu, hình thành thạch trong thận.
Ở giai đoạn sỏi thận gây viêm, bệnh nhân có những biểu hiện như ớn lạnh, đau lưng, đau bẹn hoặc cơ quan sinh dục thường xuyên. Ngoài ra người bệnh cũng thường xuyên gặp phải tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu. Khi nhiễm trùng dễ dẫn đến tiểu rắt, tiểu ra máu và cơn đau càng tăng dần theo thời gian.
Để điều trị chứng thạch lâm, cần khắc phục từ nguyên nhân chính là thấp nhiệt hạ tiêu. Tránh để nhiệt tà xâm nhập cơ thể dẫn đến viêm đường tiết niệu, nhiệt kết bàng quang làm hư hao thuỷ dịch, tình trạng này diễn biến sau một thời gian sẽ kết sỏi… Vì thế để điều trị chứng bệnh sỏi thận, trong Đông y chú trọng điều trị từ gốc, bổ thận, dưỡng huyết, trừ tà và tăng cường chức năng tạng phủ và cải thiện sức khỏe cho người bệnh.
Bài thuốc điều trị bệnh sỏi thận theo y Đông y
Để chữa bệnh sỏi thận theo Đông y, đầu tiên bệnh nhân cần được điều chữa từ gốc bệnh, trừ độc, sau đó bổ thận. Những bài thuốc chữa sỏi thận trong Đông y sau thường được áp dụng trong điều trị bệnh:
Bài thuốc 1: Điều trị đi tiểu dắt, đau buốt lưng bụng
Bài thuốc điều trị bệnh sỏi thận dựa trên cơ sở thông tắc nghẽn ở đường tiết niệu. Bằng tác dụng của thuốc giúp đi tiểu thông, giảm tức bụng đồng thời điều hoà khí huyết, từ đó cải thiện các triệu chứng như lạnh buốt về đêm, giúp bệnh nhân có giấc ngủ sâu hơn.
Chuẩn bị
- 14g thục địa
- 14g xa tiền tử
- 14g sơn thù
- 14g hoài sơn
- 14g đơn bì
- 14g trạch tả
- 14g phục linh
- 14g quế chi
- 14g phụ tử
- 14gcỏ xước
- 14g đỗ trọng đã sao vàng hạ thổ.
Cách thực hiện
- Sơ chế là làm sạch các vị thuốc, sau đó để ráo nước.
- Cho tất cả các dược liệu trên vào một ấm sắc cùng 2 lít nước trong thời gian 30 – 45 phút.
- Chia làm 5 thang uống liên tục trong thời gian 3 tuần đến 1 tháng.
Bài thuốc 2: Bàng quang thấp nhiệt
Nguyên nhân do ăn nhiều thức ăn cay, nóng, béo, ngọt, hoặc nghiện rượu lâu ngày. Cơ thể từ đó sinh nhiệt, biểu hiện tiểu tiện ra máu, kèm theo đau quặn bụng, tiểu tiện nhiều lần, đái buốt, miệng đắng họng khô, bụng dưới tức trướng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, mạch huyền hoạt. Để điều trị, cần khu trừ thấp nhiệt Dùng bài Tam kim bài thạch thang.
Chuẩn bị:
- 30 g Kim tiền thảo
- 12 g kê nội kim
- 15 g hải kim sa
- 12g thạch vĩ
- 12 g hổ phách
- 12g xuyên ngưu tất
- 5g cam thảo.
Cách thực hiện
- Làm sạch nguyên dược liệu để loại bỏ bụi bẩn, sau đó để ráo nước.
- Sắc uống ngày một thang, đến khi thuốc cạn còn 2/3 thì lọc lấy nước uống.
- Uống liên tục trong 7 ngày, ngày uống 3 lần, mỗi lần một bát, uống ấm, trước hoặc sau ăn một giờ.
Bài thuốc 3: Điều trị sỏi lớn
Đây là bài thuốc chữa sỏi thận lớn hơn 10mm được sử dụng trong Đông y. Trong đó thành phần các vị thuốc của bài thuốc này đều là những vị thuốc có chức năng điều tiết cơ thể. Đặc biệt là dược liệu có tác dụng lợi tiểu được khoa học công nhận – Cây kim tiền thảo.
Công dụng chính của bài thuốc là giúp kiềm hoá nước tiểu, giúp giảm kích thước sỏi và hỗ trợ giảm đau. Đồng thời bài thuốc có thể giúp bào mòn sỏi lớn, từ đó việc đào thải sỏi thận trở nên dễ dàng hơn.
Chuẩn bị:
- Đương quy
- Đào nhân
- Bì giải
- Kim tiền thảo
- Đăng tâm
- Kê nội kim
- Dứa dại
- Ý nhĩ nhân.
Cách thực hiện
- Vệ sinh và rửa các vị thuốc cho sạch rồi để khô ráo nước.
- Sắc 8 vị trên cùng lượng vừa đủ nước, chia làm 3 thang sử dụng liên tục trong 1 tháng.
Bài thuốc 4: Bài thuốc thanh nhiệt thải độc
Nguyên căn của bệnh sỏi thận theo Đông y là do cơ thể tích trữ quá nhiều độc chất, không đào thải được chúng nên mới hình thành sỏi. Vì thế để điều trị và phòng tránh sỏi lâu dài cần có giải pháp thải độc thường xuyên. Người bệnh áp dụng bài thuốc thanh nhiệt giải độc thường xuyên có thể nhận thấy kích thước sỏi giảm hẳn.
Chuẩn bị
- 8g đại hoàng
- 6g cam thảo
- 12g đinh ông
- 12g mã đề
- 12g hoạt thạch,
- 12g biển súc
- 12g sơn chỉ tử…
Cách thực hiện
- Đem các vị thuốc đi vệ sinh làm sạch, để ráo nước và cho vào chảo sao vàng hạn thổ để tăng dược tính của dược liệu.
- Sắc thuốc cùng lượng nước vừa đủ, chia làm 3 tháng sử dụng 3 lần uống mỗi ngày.
Bài thuốc 5: Thể khí trệ huyết ứ
Triệu chứng đặc trưng là tình trạng đau thắt lưng, đau bụng dữ dội, cơn đau lan xuống vùng hạ vị, bẹn và cơ quan sinh dục. Người bệnh còn bị tiểu buốt, đái dắt, nước tiểu vàng, có thể tiểu ra máu. Để điều trị, cần hoạt huyết hoá ứ. Hướng dẫn như sau:
Chuẩn bị
- 12g đào nhân
- 12g xuyên khung
- 12g ngưu tất
- 15g hoạt thạch
- 12g kê nội kim
- 12g trạch tả
- 9g ô dược
- 9g xuyên luyện tử đều
- 9g hồng hoa
- 9g đương quy,
- 12g đông quỷ tử đều
- 30g kim tiền thảo
- 15g hải kim sa
- 15g xa tiền tử đều
- 12g thạch vĩ
- 5g cam thảo.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị sơ chế làm sạch các nguyên dược liệu, vị thuốc và để ráo nước.
- Người bệnh sắc uống trong 7 ngày, ngày một thang, chia 3 lần, mỗi lần một bát.
- Nên uống trước hoặc sau khi ăn một giờ.
Bài thuốc 6: Bài thuốc chữa thận hư
Thận hư, thận yếu, chức năng thận bị suy giảm là một trong những yếu tố thúc đẩy sỏi phát triển và hình thành. Bệnh nhân mắc chứng thận hư có dấu hiệu tiểu màu vàng đục lẫn tia đỏ, đái cặn, thường xuyên cảm thấy đau quặn ở thắt lưng, tức bụng, đau nhức cơ và mỏi gối, ù tai, có sỏi trong thận. Đối với phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt.
Để chữa chứng thận hư, trong Đông y kết hợp các vị thuốc sau:
Chuẩn bị
- 10g quy bản
- 30g thỏ ty đã sao vàng
- 16g tỳ giả
- 16g hoài sơn
- 16g mã đề
- 20g dây khum
- 20g liên nhục
- 12g thạch vĩ.
Cách thực hiện
- Vệ sinh và làm sạch các nguyên liệu, sau đó sắc thuốc cùng 5 bát nước đến khi thuốc cạn còn 1/3 thì chắt ra bát để nguội.
- Dược liệu còn lại tiếp tục được sắc cùng 200ml nước thêm 2 lần nữa, sau đó pha tất cả thành một để uống.
- Người bệnh nên sử dụng thuốc trước bữa ăn hoặc trước khi ngủ 30 phút để cải thiện tình trạng bệnh.
Bài thuốc 7: Chữa chứng bí tiểu, tiểu buốt hiệu quả
Bệnh nhân sỏi thận thường xuyên gặp phải triệu chứng bí tiểu, tiểu buốt. Có thể sử dụng nước râu ngô sắc uống để hỗ trợ tán phong thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, kích thích hoạt động bài tiết và làm tăng lượng nước tiểu. Trường hợp niêm mạc đường tiết niệu tổn thương do sỏi thận làm xước thì dùng thuốc cầm máu, giảm triệu chứng đau rát khi tiểu. Cụ thể:
Chuẩn bị
- Cây cối xay
- Bông mã đề
- Râu ngô
- Rễ tranh
- Cỏ mần trầu
- Rau má mỗi loại một lượng nhỏ.
Cách thực hiện
- Đen nguyên dược liệu vệ sinh rồi sau đó phơi thật khô để ráo nước.
- Sấy khô các nguyên liệu trên và sử dụng 2 lần/ngày trước bữa ăn.
Bài thuốc 8: Thể thận khí bất túc
Xảy ra khi sỏi lâu ngày không khỏi, thấp nhiệt gây hao thương chính khí. Triệu chứng phổ biến ở tuổi già, bệnh lâu ngày cơ thể bị hư nhược, nam/nữ lao lực quá độ, dẫn tới thận khí hư suy, bàng quang suy kiệt.
Người bệnh có biểu hiện tiểu ít, tiểu dắt, nhiều lần, ăn uống và bài tiết không thông, bụng dưới trướng đầy, lưng gối mềm yếu, lưng lúc đau, lúc không, chất lưỡi đạm, rêu trắng mỏng, mạch tế vô lực.
Để điều trị, dùng phương thuốc Tề sinh thận khí hoàn:
Chuẩn bị
- 16g thục địa
- 8g sơn thù
- 8g bạch linh
- 8g trạch tả
- 8g đơn bì
- 4g phụ tử chế
- 4g quế chi
- 12g ngưu tất
- 12g xa tiền tử 12 g.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị làm sạch nguyên dược liệu, để ráo nước rồi sắc với nước.
- Sắc uống trong 7 ngày, mỗi ngày uống một thang, chia 3 lần uống.
- Người bệnh uống ấm, trước hoặc sau ăn một giờ.
Bài thuốc 9: Niệu Lộ Bài Thạch Thang
Bài thuốc này thích hợp điều trị sỏi có đường kính ngang nhỏ hơn 1cm, đường kính dài nhỏ hơn 2cm. Sỏi ở hệ tiết niệu không có dị dạng về giải phẫu và những biến đổi bệnh lý, bệnh nhân còn đảm bảo chức năng thận hoạt động tốt.
Người dùng dùng bài thuốc có thể giúp tiêu sỏi, thông lâm, hành khí, giúp hóa ứ, thanh lợi thấp nhiệt. Cách điều chế và sử dụng thuốc:
Chuẩn bị
- 24g biển súc
- 20g chi tử
- 10g chỉ xác
- 10g chích thảo
- 15g cù mạch
- 12g đại hoàng
- 15g hoạt thạch
- 30g kim tiền thảo
- 10g mộc thông
- 15g ngưu tất
- 30g thạch vi
- 24g xa tiền tử
Cách thực hiện
- Chuẩn bị vị thuốc, làm sạch và để ráo nước rồi đem sắc uống.
- Chia thuốc làm 3 phần uống trong ngày sau ăn một giờ, dùng trong 7 ngày.
Bài thuốc 10: Thể thận âm hư suy
Hình thành do sỏi lâu ngày không khỏi, thể thấp nhiệt khiến người bệnh hao thương chính khí. Những triệu chứng của bệnh là tiểu tiện ra máu, xung quanh lưng gối mềm yếu, đầu váng tai ù, bụng trướng, bài tiết khó, cơ thể ra mồ hôi trộm, lưỡi nổi đỏ, rêu ít, mạch tế sác. Để điều trị, phải thông lâm bài thạch, dùng bài thuốc bổ thận bài thạch thang.
Chuẩn bị
- 12g tri mẫu
- 12g thục địa
- 12g trạch tả
- 12g đương quy
- 12g hoàng bá
- 10g kê nội kim
- 10g mộc thông
- 6g cam thảo
- 6g sơn thù đều
- 30g kim tiền thảo
- 15g hải kim sa
- 15g xa tiền tử
- 15g hoàng kỳ.
Cách thực hiện
- Chuẩn bị và làm sạch các vị thuốc, sắc thuốc cùng với lượng nước vừa đủ đến khi sắc còn 2/3 dùng uống.
- Sắc uống trong 7 ngày, mỗi ngày một thang, chia 3 lần uống khi thuốc còn ấm, trước hoặc sau ăn một giờ.
Những bài thuốc Đông y sẽ có tác dụng phụ thuộc vào cơ địa của tình người. Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc để chọn được bài thuốc điều trị có hiệu quả tốt nhất.
Chữa bệnh sỏi thận theo Đông Y có hiệu quả hay không?
Điều trị sỏi tiết niệu bằng phương pháp Đông y hay Y học cổ truyền mang lại những hiệu quả nhất định. Bắt buộc người bệnh phải theo dõi chức năng của thận và sử dụng thuốc đúng với chỉ định. Bệnh nhân cần được thăm khám và chỉ định điều trị tại các đơn vị y tế có uy tín trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị sỏi thận nào.
Bệnh sỏi thận phát hiện càng sớm thì tỷ lệ điều trị thành công càng cao. Đối với sỏi nhỏ, người bệnh không cần can thiệp y khoa, có thể uống nước, uống thuốc Đông y và kết hợp ăn uống khoa học vẫn giúp cơ thể đào thải sỏi hiệu quả. Vì thế dù là điều trị sỏi thận theo Đông y hay Tây y thì quan trọng nhất là, người bệnh cần có ý thức khám sức khỏe định kỳ, tầm soát bệnh và điều trị sớm.
Có nhiều trường hợp sử dụng thuốc Đông y tự ý, không chỉ không giúp làm tiêu sỏi mà còn lắng đọng sỏi to hơn. Ngoài ra do chủ quan khi điều trị bằng thuốc Đông y mà không thăm khám, trong khi thuốc không có tác dụng mà sỏi tiếp tục phát triển khiến nhu mô thận giãn, quả thận teo đi, chức năng thận bị suy yếu. Trong trường hợp nguy hiểm, khối sỏi vỡ ra, chạy khắp thận, gây tắc nghẽn và làm hỏng cấu trúc thận.
Điều trị sỏi thận bằng thuốc Đông y chỉ đáp ứng những trường hợp sỏi nhỏ, chưa tiềm tàng biến chứng. Dùng thuốc Đông y trị sỏi thận cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài để đem lại hiệu quả tốt nhất. Đồng thời khi người bệnh áp dụng các bài thuốc trên, cần lựa chọn nguồn cung cấp vị thuốc chất lượng, điều chế thuốc đúng liều lượng để tránh các biến chứng không đáng có.
Lưu ý khi chữa bệnh sỏi thận theo Đông y
Sỏi thận là bệnh lý có tiến triển lâu dài và trở nên phức tạp hơn nếu như không điều trị sớm. Những biến chứng của bệnh như: nhiễm khuẩn tiết niệu; viêm đài bể thận, giãn đài bể thận, viêm thận kẽ, viêm hẹp cổ đài thận; ứ nước, ứ mủ thận, áp xe thận, suy thận,… Để đạt hiệu quả điều trị sỏi thận, khi sử dụng thuốc Đông y bệnh nhân lưu ý những vấn đề sau:
- Không tự ý thêm bớt các dược liệu trong bài thuốc, tự ý kết hợp thuốc có thể tạo ra độc tính gây tương tác trong cơ thể.
- Chọn lọc những cơ sở điều trị uy tín để thăm khám và được kê đơn thuốc điều trị đúng bệnh, tránh sử dụng các loại dược liệu kém chất lượng.
- Kiên trì sử dụng thuốc theo liều dùng và thực hiện phương pháp điều trị theo đúng chỉ định.
- Người bệnh nên hạn chế bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều oxalat như cà phê, trà đặc, socola, ngũ cốc…
- Bổ sung cho cơ thể nhóm vitamin A,B1,B6, không dùng các loại thực phẩm chức nhiều purin như thịt khô, hải sản…
- Duy trì liều lượng canxi vừa đủ cung cấp trong bữa ăn, tăng cường nhóm rau củ quả để bổ sung chất xơ, giảm nguy cơ lắng đọng cặn sỏi thận.
- Hạn chế muối và gia vị trong chế biến món ăn, người bệnh nên tập thói quen ăn ít gia vị và ăn thanh đạm, giảm lượng muối và đường.
- Người bệnh nên đi khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1-2 lần/năm.
- Nếu có dấu hiệu tái phát bệnh, tuyệt đối không nên tự ý điều trị, nên đến bác sĩ thăm khám, tư vấn và chẩn đoán điều trị phù hợp.
Bài viết chia sẻ về những cách chữa bệnh sỏi thận theo Đông y, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng. Sỏi thận là bệnh lý có thể điều trị khỏi bằng nhiều cách, điều trị bệnh càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao. Vì thế dù là điều trị theo hướng truyền thống hay hiện đại thì người bệnh đều phải chủ động để kiểm saost bệnh lý kịp thời.
Có thể bạn quan tâm:
- 20 Cách trị sỏi thận tại nhà bằng mẹo, cây thuốc dân gian
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!