Tiểu buốt là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa [mẹo & thuốc]
Tiểu buốt là dấu hiệu nhận biết của các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu. Bệnh nếu không phát hiện và chữa trị đúng cách có thể để lại nhiều hậu quả xấu đối với sức khỏe.
Tiểu buốt là gì?
Tiểu buốt là triệu chứng đau, nóng rát và khó chịu mỗi khi đi tiểu. Ở một số trường hợp khác, các biểu hiện này có thể xuất hiện từ khi người bệnh bắt đầu cho đến khi kết thúc tiểu tiện. Thông thường, cơn đau do tiểu buốt thường xuất phát từ niệu đạo, vùng đáy chậu và bàng quang. Thế nhưng, ở nam giới có một số đối tượng cơn đau chạy dọc theo niệu đạo đến tận lỗ tiểu. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do sỏi tiết niệu gây nên.
Tiểu buốt có thể gặp ở mọi đối tương, không phân biệt giới tính và tuổi tác. Tuy nhiên, theo một số tài liệu thống kê, tỷ lệ mắc phải bệnh này ở nữ giới cao hơn nam giới.
Nguyên nhân tiểu buốt
Triệu chứng tiểu buốt xuất phát từ hai nguyên nhân chính đó là do bệnh lý và không do bệnh lý. Cụ thể như:
Nguyên nhân bệnh lý
- Viêm đường tiết niệu: Một trong những nguyên nhân bệnh lý gây tiểu buốt được kể tên đầu tiên đó là bệnh viêm đường tiết niệu. Căn bệnh này hình thành là do nhiễm trùng vi khuẩn lâu, E.coli, tụ cầu hoại sinh hoặc Proteus,… Ngoài triệu chứng đau buốt khi đi tiểu, bệnh nhân còn gặp phải các biểu hiện như đau dữ dội ở vùng bụng dưới và vùng thắt lưng. Đồng thời thường xuyên đi tiểu đêm
- Viêm bể thận: Tình trạng tiểu buốt có thể xuất hiện khi người bệnh bị viêm bể thận. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nhiễm trùng đường tiểu dưới hoặc bàng quang
- Sỏi thận: Việc kết tủa sỏi trong thận chính là lý do gây cản trở dòng nước tiểu thoát xuống niệu quảng dẫn đến chứng tiểu buốt hoặc đau rát khi tiểu
- Bí tiểu: Tình trạng này xảy ra khi bàng quang bị căng tức do u tuyến tiền liệt hoặc sỏi niệu đạo gây chèn ép dẫn đến chứng tiểu buốt, mót tiểu. Trong nhiều trường hợp, người bệnh cần rặn mới cho ra được vài giọt nước tiểu
- Viêm hoặc phì đại tuyến tiền liệt: Nếu tuyến tiền liệt bị viêm hoặc phì đại sẽ gây cản trở quá trình lưu thông nước tiểu ra ngoài và gây tiểu buốt
- Sỏi đường tiết niệu: Sỏi cọ sát có thể kích thích niêm mạc đường tiết niệu như bàng quang, niệu đạo, gây đau rát và gây phản xạ đi tiểu nhiều lần
Nguyên nhân không do bệnh lý
- Quan hệ tình dục không an toàn và lành mạnh: Việc thường xuyên quan hệ tình dục nhưng không có biện pháp bảo vệ an toàn hoặc quan hệ với quá nhiều bạn tình, đặc biệt là bạn tình mắc các bệnh lý nhiễm trùng bộ phận sinh chính là nguyên nhân gây tiểu buốt.
- Mang thai: Theo các chuyên gia, vị trí bàng quang và tử cung nằm sát cạnh nhau. Khi mang thai, cùng với sự phát triển của thai nhi, tử cung sẽ lớn dần lên và gây chèn ép lên bàng quang. Do đó, phụ nữ mang thai thường có cảm giác đau, nóng rát mỗi khi đi tiểu
- Vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch: Lười vệ sinh hoặc vệ sinh vùng kín không sạch trước và sau khi quan hệ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển và gây bệnh. Đây cũng chính là nguyên nhân gây đau nhức hoặc nóng rát khi tiểu tiện
- Dùng chung đồ cá nhân với người bị bệnh tiểu buốt: Sử dụng chung khăn tắm hoặc mặc chung đồ lót của người bị bệnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu buốt
- Dùng nhiều thuốc kháng sinh: Việc lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh có thể gây kích thích bàng quang và dẫn đến tình trạng đau rát khi tiểu
- Căng thẳng, stress: Thường xuyên bị stress hoặc căng thẳng cũng là yếu tố gây tiểu buốt
Triệu chứng tiểu buốt
Các triệu chứng tiểu buốt thường gặp như:
- Triệu chứng do nhiễm trùng đường tiết niệu, tuyến tiền liệt: Cảm thấy đau buốt khi bắt đầu đi tiểu hoặc gần tiểu xong hay tiểu xong. Nước tiểu thường có mùi hôi và kèm theo mủ
- Triệu chứng tiểu buốt do viêm đường tiểu, viêm nhiễm ở thận hoặc nhiễm trùng bàng quang: Sốt cao từ 38 – 38,5 độ C, đôi khi lên 40 độ C, người lạnh run
- Triệu chứng tiểu buốt do sỏi niệu đạo hoặc viêm bàng quang: Tắt tia tiểu đột ngột và gây đau nhức
Cách trị tiểu buốt
Tiểu buốt nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm thận, suy thận hay xuất tinh sớm. Ngoài ra, tiểu buốt ở nam giới kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến dương vật và làm suy giảm số lượng, chất lượng tinh trùng, từ đó gây vô sinh – hiếm muộn. Do đó, để ngăn ngừa tính trạng này, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị sớm. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cách trị bệnh thích hợp ở từng đối tượng.
Chữa tiểu buốt bằng thuốc tây
Thuốc kháng sinh có tác dụng cải thiện triệu chứng tiểu buốt và ngăn ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên, thuốc chỉ được dùng ở những đối tượng mắc bệnh do viêm nhiễm vi khuẩn gây nên. Một số loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn cho người bệnh dùng như:
- Nhóm thuốc Beta – lactamin: Ceftriaxone, Amoxicillin, Clavulanic hoặc kết hợp cả hai loại Amoxicillin và axít Clavulanic
- Nhóm thuốc Macrolid: Azithromycin, Clarithromycin
- Nhóm thuốc Quinolone: Bao gồm Ciprofloxacin hoặc Levofloxacin
- Nhóm Cyclin: Doxycyclin
Bên cạnh đó, để giảm cảm giác đau nhức mỗi khi tiểu và ngăn ngừa viêm nhiễm, bác sĩ cũng có thể cho người bệnh dùng kèm theo một số loại thuốc giảm đau (Paracetamol, Aspirin) và thuốc giảm viêm (Ibuprofene và Diclophenac). Tuy nhiên, khi dùng thuốc điều trị, bệnh nhân không nên tự ý ngưng hoặc dùng quá liều để tránh tác dụng phụ xấu đối với sức khỏe.
Trị tiểu buốt bằng các mẹo dân gian
Theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, râu ngô, cỏ tranh, kim tiền thảo,… đều là những thảo dược tự nhiên có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị và cải thiện triệu chứng tiểu buốt. Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc dưới đây:
- Kim tiền thảo: Dùng 20 gram cây râu mèo, 30 gram kim tiền thảo, 12 gram rễ cỏ tranh và 10 gram mã đề đem sắc chung với 750 ml nước. Sau khi thuốc sắc cạn còn 200 ml, chia đều ra uống 2 lần trong ngày. nên uống trước bữa ăn và uống liên tục trong 30 ngày
- Râu ngô: Sử dụng củ sả, râu ngô, đậu đen và bông mã đề đem rửa sạch. Sau đó cho vào ấm và thêm nước, đun sôi. Mỗi ngày uống 2 – 3 bát nước thuốc và kiên trì uống trong 7 ngày, giúp giảm đau rát khi tiểu
- Cỏ tranh: Dùng cỏ tranh, đậu đen, bông mã đề, râu ngô và củ sả, mỗi vị có lượng bằng nhau. Tất cả các nguyên liệu đem rửa sạch và phơi khô. Sau đó sắc thuốc và uống 2 – 3 lần/ ngày
- Hải kim sa: Sử dụng 30 gram hải kim sa và 15 gram trà xanh đem tán bột mịn. Mỗi ngày lấy 9 gram bột này rồi cho thêm 2 nhánh gừng tươi và 5 gram cam thảo, nấu nước uống. Ngày uống 2 – 3 lần để thuốc phát huy tác dụng chữa bệnh
Biện pháp phòng ngừa tiểu buốt tái phát
Để cải thiện triệu chứng và phòng ngừa bệnh tái phát, bệnh nhân nên thực hiện theo những gợi ý sau đây:
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Tuyệt đối không uống nhiều quá hoặc ít quá gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của bàng quang
- Khi buồn tiểu nên đi tiểu ngay, không được nín nhịn
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C và chất chống oxy hóa
- Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ từ 1 – 2 lần/ ngày đối với nữ. Bên cạnh đó, nên sử dụng dung dịch vệ sinh để giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm âm đạo và đường niệu đạo
- Nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để tránh trường hợp vi khuẩn ở khu vực âm đạo đi ngược lên bàng quang, gây viêm nhiễm
- Nên có biện pháp quan hệ tình dục an toàn, tốt nhất chỉ nên quan hệ chung thủy với một người bạn tình
Tiểu buốt nếu không do bệnh lý gây nên thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Người bệnh chỉ cần thực hiện vệ sinh tốt bộ phận sinh dục và thay đổi lối sống hàng ngày, triệu chứng bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, trong trường hợp liên quan đến bệnh lý, bệnh nhân cần thăm khám và điều trị dứt điểm các bệnh gây nên triệu chứng này để tránh biến chứng nguy hiểm.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!