Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu: Cách trị & điều cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị sẽ giúp các mẹ bầu vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng hơn.

Triệu chứng nhận biết bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu

Khi mang thai, bà bầu phải đối mặt với nhiều biến đổi trong cơ thể về tâm sinh lý, cân nặng, ngoại hình cũng như sức khỏe. Trong đó, tình trạng táo bón diễn ra khá phổ biến trong 3 tháng đầu khiến cho nhiều bà bầu lo lắng.

bà bầu bị táo bón ba tháng đầu
Táo bón là vấn đề về đường tiêu hóa xảy ra khá phổ biến ở bà bầu trong 3 tháng đầu

Các triệu chứng có thể gặp khi bị táo bón trong thời gian mang thai 3 tháng đầu bao gồm:

  • Khó đi ngoài, phải ngồi lâu trong nhà vệ sinh và rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài
  • Khối phân khô, cứng, bề mặt sần sùi
  • Phân có thể đóng thành nhiều cục nhỏ hoặc tạo thành một khối to
  • Phân có thể lẫn chất nhầy
  • Một số trường hợp đi ngoài ít phân hơn bình thường
  • Đau bụng, chuột rút ở bụng
  • Đau và chảy máu ở hậu môn mỗi khi đi ngoài do niêm mạc ống hậu môn bị tổn thương khi khối phân to cứng đi qua.
  • Các triệu chứng khác: Chán ăn, buồn nôn, chướng bụng

Tình trạng táo bón khi có bầu 3 tháng đầu có thể được cải thiện sau thời kỳ tam cá nguyệt đầu tiên hoặc cũng có khi càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu hiện tượng này kéo dài và gây ảnh hưởng cho sức khỏe, bà bầu nên chủ động tìm hiểu rõ nguyên nhân và tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ để duy trì được chức năng hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa trong thai kỳ.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu

Sự thay đổi hormone được xem là nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón cho hầu hết phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu. Khi mang bầu, sự gia tăng của nồng độ hormone Progesterone khiến cho các cơ co bóp trong thành ruột thư giãn và hoạt động chậm lại.

Chính vì lý do trên, thức ăn được đưa bà bầu sử dụng sẽ tồn động lại trong dạ dày lâu hơn. Mặc dù điều này có thể giúp cơ thể có thêm thời gian để hấp thu các dưỡng chất đưa vào máu cung cấp cho thai nhi nhưng nó lại khiến cho mẹ bầu bị táo bón.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng được cho là thủ phạm khiến cho bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu như:

  • Ngồi nhiều, ít vận động khiến cho nhu động ruột hoạt động chậm lại
  • Chế độ ăn thiếu chất xơ
  • Uống ít nước
  • Sự nới rộng của tử cung gây áp lực lên đường ruột cũng dẫn đến táo bón ở phụ nữ mới mang thai
  • Thường xuyên nhịn đi đại tiện khiến nước trong phân bị đại tràng hấp thu ngược trở lại, từ đó dẫn đến khô cứng phân, táo bón
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt thay đổi khiến hệ tiêu hóa không kịp thích nghi
  • Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc bổ sung sắt, canxi và một số thuốc điều trị bệnh trong thai kỳ, chẳng hạn như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu…
  • Do mắc một số bệnh lý ở đường tiêu hóa trước hay trong thời gian mới mang thai như: Hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng… Tất cả những bệnh lý này đều có thể khiến bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu.

Xem chi tiết: Táo bón kéo dài lâu ngày là bệnh gì? Làm sao khỏi?

Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu có sao không?

Tình trạng táo bón nếu xảy ra liên tục trong thời gian mang thai 3 tháng đầu có thể tiềm ẩn một số tác hại cho sức khỏe bà bầu như:

cách chữa trị cho Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu
Bà bầu bị táo bón kéo dài trong 3 tháng đầu khiến cơ thể mệt mỏi
  • Thường xuyên bị chảy máu trực tràng khiến mẹ bị thiếu máu trong thai kỳ, mệt mỏi, hay choáng váng đầu óc
  • Thường xuyên rặn mạnh khiến hậu môn bị tổn thương, làm tăng nguy cơ bị nứt hậu môn, nhiễm trùng hậu môn
  • Táo bón làm tăng áp lực lên khu vực hậu môn trực tràng, khiến cho các tĩnh mạch bị phĩnh giãn quá mức, từ đó dẫn đến bệnh trĩ khi mang thai.
  • Sưng, viêm mạch máu ở hậu môn
  • Phân khô ứ đọng trong ruột già lâu ngày dẫn đến biến chứng phình giãn đại trực tràng, tắc nghẽn ruột.

Tham khảo thêmBà bầu bị táo bón có ảnh hưởng gì tới bé không?

Điều trị cho bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu

Phụ nữ bị táo bón trong thời gian mang thai 3 tháng đầu đều được khuyến khích nên áp dụng các biện pháp tự nhiên để cải thiện chức năng tiêu hóa một cách an toàn. Điều này cũng giúp hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng.

Việc sử dụng thuốc chữa táo bón cho bà bầu 3 tháng đầu chỉ được cân nhắc đến khi không đáp ứng được với các giải pháp tự nhiên.

1. Cách chữa táo bón cho bà bầu tại nhà an toàn

Một số thay đổi trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày có thể giúp cải thiện thiện được tình trạng táo bón cho bà bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên. Dưới đây là một số mẹo tự nhiên, chị em có thể áp dụng để cải thiện tình trạng khó đi ngoài mà vẫn đảm bảo an toàn cho thai nhi:

– Bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn

Bổ sung chất xơ từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và bột yến mạch là cách hiệu quả để giảm táo bón hiệu quả cho bà bầu trong 3 tháng đầu. Chất xơ giúp tăng trọng lượng và giữ nước cho phân, thúc đẩy quá trình tiêu hóa.

Phụ nữ mang thai cần từ 28 – 34 gram chất xơ mỗi ngày và có thể cân nhắc bổ sung thực phẩm chức năng sau khi thảo luận với bác sĩ.

Xem thêm: Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì, kiêng gì tốt cho con?

– Uống nhiều nước

Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu cũng cần chú ý uống nhiều nước hơn để làm mềm phân và dễ dàng đi ngoài. Ngoài tác dụng chống táo bón, nước còn giúp đào thải độc tố, duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể, tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng và giúp tạo ối để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu nên uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị cho bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu

Cách bổ sung nước để giảm táo bón khi mang thai 3 tháng đầu như sau:

  • Mỗi ngày, bà bầu nên uống từ 8 – 10 ly nước to.
  • Chia lượng nước này làm nhiều lần uống trong ngày, không uống quá nhiều cùng một lúc.
  • Có thể bổ sung thêm chất lỏng cho cơ thể bằng cách uống nước ép trái cây, trà thảo mộc hay nước canh, nước luộc rau củ.

– Ngâm mình trong bồn nước ấm

Tắm nước ấm có tác dụng làm thư giãn thần kinh, giúp ngủ ngon. Thói quen này cũng đặc biệt tốt cho bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu vì có nhiều lợi ích như:

  • Kích thích lưu thông máu trong cơ thể, xoa dịu cảm giác khó chịu trong bụng.
  • Ngăn ngừa chuột rút ở bụng.
  • Tăng cường nhu động ruột co bóp để đẩy phân ra ngoài
  • Cải thiện tình trạng táo bón, giúp mẹ bầu đi cầu đều đặn.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai.

– Tập thể dục đều đặn mỗi ngày

Ít vận động là một trong những nguyên nhân khiến cho bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu. Chính vì vậy, ngay cả khi mang thai, chị em cũng nên duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày.

Vận động hợp lý không chỉ có ích trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị táo bón mà còn giúp bà bầu kiểm soát tốt cân nặng, giảm căng thẳng, tăng cường lưu thông khí huyết và dễ dàng sinh nở hơn sau này.

Lưu ý khi luyện tập:

  • Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bà bầu chỉ nên tập luyện một số bộ môn thể dục, thể thao nhẹ nhàng như: Đi bộ, tập yoga, bơi lội hay thực hành các bài tập kegel…
  • Mỗi ngày tập từ 20 – 30 phút là được.
  • Tránh tham gia các hoạt động mạnh hoặc tập luyện quá sức gây mệt mỏi và làm tăng nguy cơ bị động thai.

Xem thêm: 11 bài tập thể dục chữa táo bón hay – Nên tập mỗi ngày

– Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa táo bón cho bà bầu 3 tháng đầu:

Để cải thiện tình trạng táo bón khi mang thai 3 tháng đầu, bà bầu cũng có thể tìm hiểu và áp dụng một số mẹo dân gian như dùng mật ong và mè đen, uống trà hoa cúc hoặc dùng rau diếp cá, quả sung…

Những bài thuốc trên khá lành tính, có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy tiêu hóa, phòng chống táo bón cho người mới mang thai. Tuy nhiên, cần có sự đồng ý của bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo bài thuốc bạn sử dụng thật sự an toàn cho thai kỳ.

– Bổ sung Probiotics

Bổ sung Probiotics có thể giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón cho bà bầu, kích thích quá trình đi tiêu được đều đặn, dễ dàng.

cách trị táo bón cho bà bầu 3 tháng đầu
Ăn sữa chua bổ sung nhiều Probiotics giúp phòng chống táo bón cho bà bầu 3 tháng đầu

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị táo bón nên ăn 1 – 2 hũ sữa chua mỗi ngày để bổ sung Probiotics cho cơ thể. Ngoài ra, có thể ăn kim chi hay dưa bắp cải để tăng cường các loại vi khuẩn có ích cho đường ruột nhưng không nên sử dụng quá nhiều.

Đừng bỏ qua: 10 Cách trị táo bón tại nhà đơn giản – hiệu quả – không cần thuốc

2. Thuốc điều trị cho bà bầu 3 tháng đầu bị táo bón

Nếu các phương pháp trị táo bón tự nhiên không mang lại hiệu quả, bà bầu nên đi khám để được bác sĩ chỉ định các loại thuốc điều trị táo bón an toàn, có thể dùng được trong thai kỳ. 

Những loại thuốc được sử dụng cho bà bầu bị táo bón thường là thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai 3 tháng đầu thì bà bầu không được sử dụng thuốc nhuận tràng kích thích vì nó có thể tạo ra các cơn co thắt tử cung khiến cho mẹ bầu bị động thai, sảy thai.

Dưới đây là một số loại thuốc được lựa chọn để điều trị táo bón cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu:

  • Thuốc tạo khối: Psyllium, Methylcellulose – Tăng khối lượng và độ ẩm của phân, giúp phân mềm và dễ đi cầu. Cần uống kèm nhiều nước.
  • Thuốc làm mềm phân: Ocusate (Colace) – Giúp phân hấp thụ nước và mềm hơn, thuận lợi cho việc đi cầu.
  • Thuốc bôi trơn: Glycerin (dạng viên đạn) – Bôi trơn phân, giúp chúng dễ dàng di chuyển qua ống hậu môn.
  • Thuốc thẩm thấu: Magiê hydroxit, Polyethylene glycol – Tăng khả năng thẩm thấu nước vào ruột, làm mềm phân và kích thích nhu động ruột.
bà bầu 3 tháng đầu bị táo bón uống thuốc gì
Bà bầu 3 tháng đầu bị táo bón nên thận trọng dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Xem thêm: Táo bón theo đông y và các bài thuốc điều trị an toàn

6 Cách phòng ngừa táo bón cho bà bầu 3 tháng đầu

Bên cạnh việc tăng cường vận động, uống nhiều nước và bổ sung chất xơ trong chế độ ăn, bà bầu có thể áp dụng một số giải pháp đơn giản dưới đây để giảm thiểu nguy cơ bị táo bón trong 3 tháng đầu:

  • Ăn làm nhiều bữa trong ngày để thức ăn dễ dàng được tiêu hóa và di chuyển nhanh hơn trong đường ruột.
  • Tránh nhịn đi ngoài, vào nhà vệ sinh ngay khi cơ thể phát tín hiệu
  • Không sử dụng thuốc tây hay các loại thuốc bổ sung vitamin bừa bãi khi chưa thông qua ý kiến bác sĩ.
  • Tránh để đầu óc căng thẳng quá mức bởi stress có thể khiến cho hoạt động tiêu hóa bị trì trệ
  • Điều trị triệt để các bệnh lý gây táo bón nếu có
  • Hạn chế sử dụng các thức ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ và các món ngọt

Trong hầu hết các trường hợp, bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu có thể khắc phục được bệnh nếu duy trì một lối sống khoa học và có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Nếu bắt buộc phải dùng thuốc, chị em nên tiến hành thăm khám để bác sĩ kê đơn các loại thuốc điều trị an toàn trong thai kỳ.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Tình trạng trẻ sơ sinh 1-6 tháng tuổi bị táo bón rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng gây nguy hiểm Trẻ sơ sinh 1-6 tháng tuổi bị táo bón – Điều mẹ cần biết

Trẻ sơ sinh từ 1-6 tháng tuổi bị táo bón là một trong những vấn đề phổ biến. Sự khó…

5 cách chữa táo bón lâu ngày tại nhà – Chẳng cần thuốc

Táo bón lâu ngày không chỉ gây khó chịu và mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng…

Dâu tây là một trong những loại trái cây giàu chất xơ tốt cho sức khỏe mẹ bầu Bà bầu bị táo bón nên ăn gì hết bệnh & đủ chất cho con?

Bà bầu bị táo bón nên tăng cường ăn rau củ, trái cây giàu chất xơ và uống nhiều nước.…

Chuối là loại trái cây giàu dưỡng chất, có tác dụng tốt trong việc điều trị táo bón Ăn chuối gì trị táo bón? Tại sao có người càng ăn càng nặng?

Ăn chuối trị táo bón là phương pháp đơn giản nhiều người đang áp dụng và cho phản hồi tích…

Bài thuốc chữa táo bón bằng thảo dược tự nhiên an toàn không tái phát

Táo bón là tình trạng báo hiệu hệ thống tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Triệu chứng này…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua