Bà bầu bị táo bón nên ăn gì hết bệnh & đủ chất cho con?
Bà bầu bị táo bón nên tăng cường ăn rau củ, trái cây giàu chất xơ và uống nhiều nước. Tránh thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa và đồ ăn có nhiều đường vì chúng có thể làm tình trạng táo bón khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn.
Bà bầu bị táo bón nên ăn gì?
Táo bón là một vấn đề thường gặp trong thai kỳ, do sự thay đổi về hormone và áp lực của tử cung lên ruột gây ra. Việc duy trì một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp cải thiện tình trạng này. Vậy mẹ bầu bị táo bón thì nên ăn gì?
Dưới đây là một số gợi ý hữu ích cho thực đơn của chị em:
1. Các loại trái cây
Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, là thực phẩm mà người mắc táo bón không nên bỏ qua. Các loại trái cây giàu chất xơ mẹ bầu không nên bỏ qua bao gồm:
- Chuối: Cực kỳ giàu chất xơ, kali, vitamin B6 và acid folic. Không chỉ vậy, chuối còn có khả năng nhuận tràng, tránh táo bón nhờ có chứa pectin và chất xơ giúp kích thích co bóp đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Mẹ nên ăn mỗi ngày 2 quả chuối khi bụng đói sẽ rất tốt cho cơ thể và sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
- Táo: Giàu kali, magie, sắt, photpho, mangan, lưu huỳnh. Đặc biệt, táo có chứa chất xơ không hòa tan và hòa tan, pectin giúp chống táo bón hiệu quả. Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn 1 – 2 quả táo sẽ rất tốt cho sức khỏe.
- Lê: 1 quả lê nhỏ có chứa 4,3g chất xơ. Không chỉ vậy, lê còn chứa folate, kali, vitamin C tốt cho cả mẹ và bé. Do đó, để tránh táo bón, mỗi ngày mẹ nên ăn 1 quả lê là tốt nhất.
- Kiwi: Trung bình trong 1 quả kiwi có chứa 2,5g chất xơ và nhiều vitamin cũng dưỡng chất khác. Mỗi ngày mẹ nên ăn từ 1 – 2 quả kiwi, tuyệt đối không ăn quá nhiều để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
- Dâu tây: Chứa nhiều vitamin, khoáng chất, protein và đặc biệt là pectin. Mẹ bầu có thể dùng dâu tây khi đói hoặc dùng sinh tố dâu đều được.
Bỏ túi: 5 Loại Nước Ép Trị Táo Bón Cực Nhanh
2. Thực phẩm giàu chất xơ
Bên cạnh trái cây, bà bầu cũng cần bổ sung chất xơ qua các loại thực phẩm như:
- Các loại đậu: Cứ mỗi cốc đậu chứa tới 10g chất xơ, mẹ có thể dùng đậu nướng, đậu đen, đậu pinto, đậu thận…
- Bánh mì đen, ngũ cốc: Bánh mì đen được lúa từ lúa mạch đen, có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón, cứ 100g bánh mì đen có chứa 12,3g chất xơ.
- Khoai lang: Nhiều chất xơ, ít béo lại không có cholesterol, tuy nhiên bà bầu chỉ nên ăn mỗi ngày 1 củ khoai lang, không nên ăn quá nhiều để tránh dư thừa chất xơ.
3. Bà bầu bị táo bón nên ăn các thực phẩm giàu magie
Magie giúp tăng cường hoạt động nhu động ruột, hạn chế táo bón, là khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các thực phẩm giàu magie bao gồm:
- Các loại rau màu xanh đậm
- Gạo, lúa mì
- Đậu và các loại hạt
- Các loại trái cây như bơ, nho khô
4. Thực phẩm giàu vitamin C chống táo bón cho bà bầu
Để thúc đẩy quá trình hấp thụ sắt, tránh gây ra hiện tượng dư thừa sắt, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C. Loại vitamin này cũng giúp làm tăng khả năng miễn dịch cho cả mẹ lẫn thai nhi, giúp chị em bớt mệt mỏi.
Vitamin C được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm sau:
- Cà rốt: giàu vitamin C, B1, B2, b9, carotene, beta carotene, protein, chất béo, chất xơ thô, sắt, canxi, photpho giúp nhuận tràng, làm khoan khoái bụng, điều hòa ruột. Mỗi ngày ăn cháo cà rốt 1 lần, liên tục trong 3 – 5 ngày sẽ thấy tình trạng táo bón cải thiện.
- Bí ngô: Không chỉ giàu chất xơ mà bí đỏ còn chứa nhiều khoáng chất, folate, sắt, magie, vitamin E, B6 đặc biệt là vitamin C, tốt cho hệ tiêu hóa và giúp tuyến sữa của mẹ phát triển tốt.
- Trái cây họ cam quýt: Có thể kể đến như cam, bưởi… Các loại trái cây này vừa giàu vitamin C vừa có tác dụng kích thích vị giác và hoạt động của hệ tiêu hóa.
5. Thực phẩm làm tăng lợi khuẩn trong đường ruột
Như đã đề cập, các thực phẩm này giúp thức ăn được tiêu hóa một cách nhanh chóng, tạo điều kiện cho các lợi khuẩn phát triển. Bao gồm:
- Sữa chua: Được lên men tự nhiên, có chứa các lợi khuẩn là những probiotic cần thiết cho hệ tiêu hóa.
- Rong biển: Giàu Alga alkane mannitol, hàm lượng calo thấp, giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, sớm loại bỏ cặn bã lưu trong ruột. Không chỉ ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy quá trình bài tiết, rong biển còn giúp tăng khả năng hấp thụ canxi.
- Các thực phẩm khác: Kefir, kim chi, Tempeh, miso,…
6. Mẹ bầu bị táo bón nên ăn gì? – Các loại hạt, ngũ cốc
Một số loại ngũ cốc tốt cho sức khỏe bà bầu, có lợi cho sự phát triển của thai nhi mà mẹ bầu không nên bỏ qua là:
- Yến mạch: Giàu chất xơ hòa tan, vitamin B, protein, sắt, canxi, magie, selen, photpho. Không chỉ giúp nhuận tràng, cải thiện táo bón mà còn giảm cholesterol trong máu, tăng cường miễn dịch và giúp con bạn thông minh hơn.
- Quả óc chó: Chứa nhiều chất xơ, được xem là một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và giúp bé thông minh hơn. Chỉ cần ăn mỗi ngày một nắm nhỏ hạt óc chó, không nên ăn quá nhiều để tránh ảnh hưởng sức khỏe.
- Hạt hạnh nhân: Chứa nhiều chất xơ, acid folic, folate có tác dụng ngừa táo bón, cần thiết cho sự phát triển của bé. Ngoài ra, hạnh nhân cũng giàu magie giúp ngăn ngừa sinh non, tốt cho sự phát triển của thần kinh bé. Mẹ chỉ cần ăn 15 hạt hạnh nhân mỗi ngày sẽ thấy tình trạng táo bón cải thiện.
- Hạt chia: Có tác dụng nhuận tràng, có thể sử dụng tốt cho mọi đối tượng. Hạt chia cũng giàu sắt, magie, photpho, kali, vitamin cần thiết cho cả mẹ và bé.
Đừng bỏ qua: 15 thực phẩm chữa táo bón hiệu quả – “Ăn là khỏi”
Bà bầu bị táo bón không nên ăn gì?
Bên cạnh việc nắm được bà bầu nên ăn gì khi bị táo bón, mẹ bầu cũng cần kiêng cử các thực phẩm không lành mạnh để tránh làm cho tình trạng táo bón của mình thêm nghiêm trọng hơn.
Các thực phẩm phụ nữ mang thai không nên sử dụng bao gồm:
- Đồ ngọt: Đặc biệt là bánh ngọt, socola vì có chứa hàm lượng chất béo cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, làm giảm hoạt động của nhu động ruột.
- Thịt đỏ: Chứa nhiều chất béo, phải mất nhiều thời gian tiêu hóa. Không chỉ vậy, sắt và sợi protein trong thịt đỏ cũng làm tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn.
- Đồ ăn cay nóng: Gây ra chứng khó tiêu, đầy bụng, tổn hại lâu dài đến hệ tiêu hóa.
- Thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ: Nhiều cholesterol, chất bảo quản, chất béo gây hại cho hệ tiêu hóa và tim mạch, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Đồ sống: Một số thực phẩm có nguy cơ cao gây nhiễm khuẩn hoặc có hại cho thai nhi như sushi, thực phẩm chưa qua nhiệt độ cao (thịt sống, trứng sống), phô mai mềm và cá có hàm lượng thủy ngân cao.
Xem thêm: Danh sách 9 thực phẩm gây táo bón bà bầu nên hạn chế
6 Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của cả mẹ và bé là ưu tiên hàng đầu. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản cần tuân theo:
- Đa dạng hóa thực phẩm: Đảm bảo bữa ăn của bà bầu bao gồm đủ các nhóm thực phẩm: rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, protein từ thực vật và động vật, và chất béo lành mạnh. Mỗi nhóm thực phẩm cung cấp các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ khác nhau, quan trọng cho sự phát triển của thai nhi.
- Tăng cường canxi và sắt qua thực phẩm: Canxi và sắt là những khoáng chất quan trọng cho sự phát triển xương và răng của thai nhi. Bà bầu nên bổ sung các chất này thông qua nguồn thực phẩm tự nhiên, hạn chế lạm dụng viên uống.
- Hạn chế đường và chất béo bão hòa: Giảm tiêu thụ thực phẩm chứa đường và chất béo bão hòa để tránh tăng cân quá mức và các vấn đề sức khỏe liên quan. Thay vào đó, chọn chất béo lành mạnh như dầu olive, cá và hạt.
- Uống đủ nước: Nước rất quan trọng cho việc duy trì sự cân bằng dịch trong cơ thể và giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa. Bà bầu nên uống ít nhất 8-10 cốc nước mỗi ngày.
- Tránh rượu và caffeine: Rượu và caffeine có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Hãy hạn chế caffeine và tránh hoàn toàn rượu trong suốt thai kỳ.
- Theo dõi tăng cân: Tăng cân một cách lành mạnh trong suốt thai kỳ là quan trọng. Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể tư vấn về lượng tăng cân phù hợp dựa trên BMI (chỉ số khối cơ thể) trước khi mang thai để tránh gây áp lực lên đường tiêu hóa.
Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp hẳn bạn đã xác định được bà bầu bị táo bón nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện tình trạng này một cách nhanh chóng. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, mẹ cũng cần tăng cường vận động bằng các bài tập nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe, chuẩn bị tốt cho quá trình “vượt cạn”.
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
- Những thức ăn trị táo bón dễ làm – dễ kiếm mà cực kỳ hiệu quả
- 10+ cách trị táo bón cho bà bầu nhanh “nặng mấy cũng hết”
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!