Tác dụng khi uống nước nhiều & giới hạn để tránh gây hại

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Uống nhiều nước mang lại vô số tác dụng tốt cho sức khỏe, từ việc duy trì cân bằng dịch trong cơ thể đến việc hỗ trợ hệ tiêu hóa và các chức năng sinh lý quan trọng. Tuy nhiên, việc bổ sung bao nhiêu nước mỗi ngày cũng là một vấn đề cần cân nhắc để tránh những tác động tiêu cực khi dung nạp quá nhiều chất lỏng.

Uống nước nhiều có tác dụng gì?

Qua vai trò của nước với cơ thể, hẳn bạn cũng đã phần nào hiểu được lý do vì sao chúng ta nên uống nhiều nước. Những tác dụng khi uống nhiều nước bao gồm:

tác dụng khi uống nước nhiều
Uống đủ nước sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng uống quá nhiều nước sẽ gây phản tác dụng

1. Giảm cân hiệu quả

Việc uống nhiều nước kết hợp với chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp các chị em giảm cân rất tốt. Lý do là nước không chứa calo mà còn có tác dụng đốt cháy calo.

Ngoài ra, việc uống nước còn gây cảm giác no giúp bạn ăn ít hơn. Để giảm cân, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, uống nước trước khi ăn 20 phút để tránh tình trạng ăn quá nhiều.

2. Hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón

Một trong những phương pháp cải thiện ngăn ngừa chứng táo bón được các chuyên gia khuyến khích áp dụng là nên uống nhiều nước đều đặn mỗi ngày. Nước hỗ trợ hấp thụ các dưỡng chất có trong thức ăn, giúp chúng ta có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Không chỉ vậy nước còn giúp tăng cường chuyển hóa thức ăn, làm mềm phân, ngăn ngừa và cải thiện chứng táo bón. Hơn nữa, khi gặp các vấn đề về tiêu hóa, uống một ly nước ấm cũng sẽ giúp xoa dịu cảm giác khó chịu.

Xem thêm: Tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón? – Chuyên gia giải đáp

3. Làm đẹp da

Uống nhiều nước có tác dụng gì với làn da
Uống nhiều nước còn giúp cải thiện làn da đáng kể

Uống đủ nước, da sẽ đẹp vì thế cần đu đủ lượng nước vào cơ thể. Nếu thiếu nước, da sẽ dễ bị khô, sạm, xỉn màu, thiếu độ đàn hồi và lão hóa nhanh hơn.

Nước chiếm tới 70% ở da, khi được hấp thụ vào các tế bào da sẽ tăng khả năng đàn hồi, tăng cường độ ẩm cho da. Cung cấp đủ nước, đủ ẩm sẽ khiến da săn mịn, ẩm mượt, khỏe khoắn và hỗ trợ tốt cho quá trình ngăn ngừa lão hóa.

4. Cải thiện chức năng não

Nước chiếm tới gần 85% não. Nếu thiếu nước thì hoạt động của não bộ sẽ bị ảnh hưởng.  Thông thường khi thiếu nước, cơ thể sẽ có một số triệu chứng như mất khả năng tập trung, giảm trí nhớ, thường hay bị đau nửa đầu. 

5. Thanh lọc, giải độc cơ thể

Nước có vai trò thải độc tế bào, uống nhiều nước giúp việc đào thải độc tố ra ngoài cơ thể tốt hơn đồng thời còn giúp làm loãng nồng độ các chất độc hại có trong cơ thể. Các con đường đào thải độc tố thường là nước tiểu, đổ mồ hôi, hơi thở, ruột…

Cách tốt nhất giúp cơ thể giải độc hiệu quả là uống một ly nước ấm vào sáng sớm khi mới thức dậy.

6. Duy trì sự khỏe mạnh của thận

Vai trò của thận trong cơ thể là thực hiện chức năng lọc những gì được tiếp nhận vào cơ thể, tức lọc nước và lọc máu. Do đó, thận đòi hỏi phải đảm bảo lượng nước sạch cần thiết để duy trì và thực hiện công việc của mình.

Cung cấp đủ lượng nước cần thiết sẽ giúp bảo vệ thận, phòng ngừa giảm chức năng thận, suy thận

Đừng bỏ qua: Uống gì tốt cho thận? 5 loại nước đỉnh nhất, dễ làm

7. Tác dụng khác khi uống nhiều nước

Uống nhiều nước còn có một số tác dụng khác như:

  • Nâng cao tinh thần, giúp tâm trạng thoải mái, dễ chịu
  • Chống bệnh tật, làm giảm tình trạng tắc nghẽn chất độc trong cơ thể, phòng ngừa các loại bệnh cảm cúm theo mùa
  • Giảm rủi ro mắc bệnh ung thư do có khả năng giúp duy trì các tế bào được sạch sẽ
  • Tăng cường sự săn chắc của cơ thể do các mô cơ bắp chứa đến 75% nước.
  • Điều hòa nhiệt độ, giúp nhiệt độ cơ thể được cân bằng ở 37 độ C
  • Làm trơn các khớp xương giúp chúng vận hành nhịp nhàng, trơn tru, tránh gây tổn thương cho xương khớp
  • Làm sạch phổi, đóng vai trò là chất gột rửa cho phổi khỏe mạnh và làm việc tốt hơn.

Tác hại của uống nhiều nước

Mặc dù uống nhiều nước có mang đến rất nhiều tác dụng nhưng bạn cũng chỉ nên cung cấp đủ lượng nước cần thiết. Uống quá nhiều nước mỗi ngày 

1. Làm sưng phồng các tế bào

Theo các chuyên gia, việc uống thừa lượng nước so với nhu cầu của cơ thể sẽ gây ra tình trạng ngộ độc nước. Nếu uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn sẽ dẫn đến tụt lượng natri trong máu. Trường hợp này được gọi là hạ natri máu, rất nguy hiểm và có thể gây nguy cơ tử vong cao.

Vai trò của natri trong máu là giúp cân bằng lượng nước trong và ngoài cơ thể. Khi bị mất cân bằng, nước đi từ trong máu vào tế bào khiến tế bào trương phồng lên. Đặc biệt, nếu các tế bào não bị trương phồng sẽ hết sức nguy hiểm, đòi hỏi phải nhanh chóng điều trị để tránh đe dọa tính mạng.

2. Hạ kali trong máu

Song song với việc gây hạ natri khiến phổi sưng, não phù thì việc nạp quá nhiều người vào cơ thể còn làm suy giảm lượng Kali trong cơ thể do cơ thể giải phỏng nước qua mồ hôi và nước tiểu. Khi bị hạ kali, bạn sẽ có một số biểu hiện như tê liệt, buồn nôn, nôn mửa, huyết áp thấp, người bủn rủn, tiêu chảy.

uống nhiều nước có hại không
Nếu uống quá nhiều nước có thể gây ra hạ huyết áp, giảm nồng độ kali trong máu

Theo các thống kê, trong thập kỷ vừa qua, có ít nhất 15 vận động viên đã chết do uống quá nhiều nước khi tham gia các sự kiện thể thao. Có thể thấy, việc uống nhiều nước và nạp một lượng lớn nước vào cơ thể một lần không hề tốt cho sức khỏe.

3. Tác hại khác khi uống quá nhiều nước

Bên cạnh 2 tác hại chính kể trên, uống quá nhiều nước cũng gây ra một số vấn đề như

  • Chuột rút: Do chất lỏng trong cơ thể bị mất cân bằng, ảnh hưởng đến chức năng cơ bắp gây co thắt cơ và chuột rút
  • Ảnh hưởng đến tim: Uống nước quá nhiều khiến lượng máu về tim tăng lên gây căng thẳng quá mức có thể dẫn tới động kinh thậm chí ngưng tim.
  • Ảnh hưởng đến thận: Nếu uống quá nhiều nước, thận phải làm việc liên tục, quá tải lâu ngày suy yếu, giảm chức năng và gây ra các bệnh lý như sỏi thận, suy thận, yếu thận…

Xem chi tiếtUống nước nhiều có hại cho thận không? Điều cần biết

Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu nước

Theo Cơ quan Y tế Anh (NHS) các triệu chứng mất nước, thiếu nước bao gồm:

  • Đi tiểu ít: Trung bình 1 người khỏe mạnh đi tiểu khoảng 6 -7 lần/ngày. Nếu số lần đi tiểu dưới 2 – 3 lần/ngày hoặc không đi tiểu trong vài giờ liền thì đây chính là dấu hiệu báo động cơ thể bạn đang thiếu nước.
  • Da khô: Ngay cả khi bạn dùng kem giữ ẩm, cấp ẩm mà da vẫn khô thì cần điều chỉnh lượng nước mà mình cung cấp cho cơ thể mỗi ngày.
  • Nhức đầu: Cảm giác người mệt mỏi, đầu óc lơ mơ, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, hơi choáng. Đầu có cảm giác đau với mọi tư thế, nhất là khi cúi gập người, đi lên cầu thang…
  • Nước tiểu có màu nâu sẫm, vàng đậm, đục
  • Khô họng, khô mắt, khô môi 
  • Luôn có cảm giác đói ngay cả khi vừa ăn xong.
tác hại khi uống nước nhiều
Uống ít nước khiến da khô, thiếu ẩm, chai sạm

Dấu hiệu nhận biết cơ thể thừa nước

Bạn có thể nhận biết cơ thể có đang thừa nước hay không thông qua một số dấu hiệu như:

  • Nước tiểu trong veo: Bình thường nước tiểu có màu trong vàng và trong, khi nước tiểu trong veo thì chứng tỏ bạn đã nạp quá nhiều nước vào cơ thể. Lúc này, tốt nhất bạn nên điều chỉnh lại việc uống nước của mình.
  • Đi tiểu nhiều: Đi tiểu trên 10 lần một ngày cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thừa nước. Tiểu nhiều không chỉ ảnh hưởng đến thận mà còn gây ra tnhf trạng tiểu đêm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và tình trạng sức khỏe. 
  • Cảm thấy buồn nôn và nôn: Là dấu hiệu cho thấy lượng natri và kali trong máu bị suy giảm
  • Tay chân và môi sưng lên: Các triệu chứng này thường hiếm gặp, xuất hiện ở người uống nhiều hơn 10 cốc nước mỗi ngày, Khi các tế bào trong cơ thể chứa đầy nước, da bạn sẽ mọng lên, môi, tay và chân có thể sưng hoặc đổi màu. 

Uống nước như thế nào là đủ và đúng cách?

Nước là loại thức uống cần thiết cho cơ thể. Có nhiều tác dụng khi uống nhiều nước, tuy nhiên việc uống quá nhiều hoặc quá ít nước đều tác động không tốt đến các hoạt động trong cơ thể. Khi bổ sung nước cho cơ thể, bạn cần nhớ rằng:

uống nhiều nước có tốt không
Nước ấm vừa uống, tốt cho sức khỏe, cần phân biệt với nước nóng
  • Mỗi ngày nên uống đủ 2 lít nước để giúp cơ thể vận hành tốt. Thực tế, không có nguyên tắc nào quy định phải uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày. Mỗi thể trạng sẽ có sự khác biệt về lượng nước uống, do đó không thể áp dụng công thức chung. Bạn chỉ cần đảm bảo mình không cảm giác khát, sau khi uống không bị đầy trướng bụng. 
  • Người có chức năng thận, gan, tim, dạ dày không tốt thì nên xem xét khả năng bài tiết mồ hôi và nước tiểu của mình để xác định lượng nước cần uống.
  • Người mắc bệnh tiểu đường, sỏi thận nên uống nhiều nước hơn người bình thường để đào thải, bài tiết chất cặn bã, các vi khuẩn gây nhiễm trùng.
  • Lượng nước tối thiểu mà cơ thể bạn cần trong một ngày được tính như sau: Cân nặng (lbs) x 0.5 = Lượng nước cần uống (oz). Trong đó:1 lbs = 0.5kg, 1 oz = 0.03 lít. 
  • Nên uống mỗi lần một ngụm nước, không uống quá nhiều để tránh làm hàm lượng kali và natri giảm đột ngột.

4 Lưu ý khi uống nước

Khi bổ sung nước cho cơ thể, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Theo y học cổ truyền, nước ấm 40 – 50 độ C là loại nước tốt nhất mà chúng ta nên sử dụng. Nước ấm có tác dụng dưỡng âm, tăng dương, thúc đẩy lưu thông máu, hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau nửa đầu, đau thần kinh. 
  • Việc uống nước lọc có thể giúp tiêu thụ thêm 80 calo mỗi ngày, tương đương với năng lượng trong 1 quả trứng. Uống nước lọc rất tốt cho việc ổn định nhiệt độ ở người tập thể dục, thể thao.
  • Không uống nước đá, nước lạnh dưới 10 độ C khi ăn vì chúng làm chậm quá trình lưu thông máu, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất của cơ thể. 
  • Không nên uống nước, ăn đồ nóng trên 65 độ C vì làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Các loại nước này bao gồm nước trà chỉ mới pha sau một thời gian đã lấy ngay (70 độ C), nước lẩu, súp, cháo vừa được lấy ra (80 độ C), nước cà phê pha bằng máy (95 độ C).

Trên đây là một số thông tin về tác dụng khi uống nhiều nước và tác hại cũng như các dấu hiệu nhận biết khi nào cơ thể thừa hoặc thiếu nước. Có thể thấy, việc uống quá nhiều hoặc quá ít nước mỗi ngày đều không tốt. Do đó, để đảm bảo cơ thể được khỏe mạnh, bạn nên uống tối thiểu 1 lít nước và tối đa 3 lít nước mỗi ngày tùy theo thể trạng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chia sẻ:
Tư thế đi vệ sinh ảnh hưởng nhiều đến hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa Tư thế đi vệ sinh đúng cách – Tốt cho sức khỏe

75% dân số thế giới đi vệ sinh sai tư thế. Liệu bạn có nằm trong số đông đó? Dưới…

trị táo bón cho trẻ 3 tuổi Cách trị táo bón cho trẻ 3 tuổi qua ăn uống, sinh hoạt, thuốc

Điều trị táo bón cho trẻ 3 tuổi không chỉ dựa vào thuốc mà còn cần kết hợp toàn diện,…

khó đi ngoài Khó đi ngoài – Nguyên nhân và cách chữa trị hữu hiệu nhất

Khó đi ngoài là tình trạng về tiêu hóa phổ biến, có thể bắt gặp ở cả trẻ em và…

Thuốc trị táo bón Sorbitol: Cách sử dụng & giá bán

Thuốc trị táo bón Sorbitol là nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu. Loại thuốc này tác dụng làm gia tăng…

Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì & không ăn gì tốt?

Khi trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa…

Bình luận (1)

  1. Thê Hoang
    Thê Hoang says: Trả lời

    rất hay!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua