Đi tiểu ra máu ở phụ nữ là bệnh gì và cách chữa
Tiểu ra máu ở phụ nữ là một trong những triệu chứng cảnh báo những tổn thương ở đường tiết niệu (thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo), tử cung hoặc do ảnh hưởng của thuốc điều trị. Không có phác đồ chung để khắc phục vấn đề trên, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể, chuyên gia sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp.
Đi tiểu ra máu ở phụ nữ là bệnh gì?
Hiện tượng tiểu ra máu ở nữ giới có thể là dấu hiệu cảnh báo tổn thương đường niệu bao gồm: thận, bàng quang, niệu quản hoặc do các yếu tố khác. Nguyên nhân gây tiểu ra máu ở phụ nữ gồm có:
Ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc tây
Tiểu ra máu ở nữ giới có thể là do ảnh hưởng từ một số loại thuốc điều trị như: thuốc chống đông máu, thuốc chống ung thư…
Viêm đường tiết niệu:
Đường tiết niệu bao gồm cơ quan sản xuất, lưu trữ và đào thải nước tiểu, đó là thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Nhiễm trùng đường niệu (UTI) là thuật ngữ đề cập đến tình trạng đến sự xâm nhập của vi khuẩn đến bất kỳ bộ phận nào thuộc đường tiết niệu, trong đó niệu đạo và bàng quang là bộ phận dễ bị vi khuẩn tấn công nhất.
Do cấu tạo niệu đạo ngắn nên nữ giới có nguy cơ nhiễm trùng đường niệu cao hơn so với nam giới. Theo thống kê, phụ nữ đã lập gia đình có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu ít nhất một lần trong đời.
Bên cạnh triệu chứng tiểu ra máu, nhiễm trùng tiết niệu còn đặc trưng bởi các biểu hiện như:
- Tiểu buốt
- Tiểu đục, nước tiểu có màu khác thường.
- Đau nhức vùng bụng, chậu hay thắt lưng.
- Sốt cao.
Sỏi đường tiết niệu
Khoáng chất dư thừa không được đào thải qua đường tiểu kịp thời sẽ lắng lại, kết thành sỏi ở thận và bàng quang. Kích thước càng lớn, khả năng gây tổn thương của sỏi lên đường niệu càng cao, chúng có thể gây trầy, xước niêm mạc đường tiết niệu hoặc các bộ phận liên quan. Máu từ vết thương sẽ hòa với nước tiểu và thải ra ngoài, dẫn đến tiểu ra máu.
Khi bị sỏi đường niệu, bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng sau đây:
- Nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu.
- Thường xuyên đi tiểu, tiểu không tự chủ.
- Tiểu buốt
- Nước tiểu có màu và mùi khác thường.
Lạc nội mạc tử cung
Nếu triệu chứng tiểu ra máu xuất hiện đồng thời với chứng đau lưng dưới thì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị chứng lạc nội mạc tử cung. Đây là tình tình trạng các mô nằm trong lòng tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung và lấn sang ống dẫn trứng. Đến kì kì nguyệt, chúng bị bong ra và chảy máu. Tuy nhiên, do phát triển bên ngoài tử cung nên máu không thể chảy ra bên ngoài mà tích tụ lại bên trong, gây nhiễm trùng và một số triệu chứng khác.
Đây là một bệnh phụ khoa phổ biến, lành tính nhưng gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho nữ giới trong mỗi kỳ hành kinh. Trong một số trường hợp đặc biệt, bệnh có thể gây vô sinh nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách.
Bệnh lý về máu
Một số bệnh lý về máu như: máu khó đông, bạch cầu cấp tính, mạn tính… đều có thể làm xuất hiện triệu chứng đi tiểu ra máu.
Ung thư thận, bàng quang
Đi tiểu ra máu cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết ung thư đường niệu, phổ biến nhất là ung thư bàng quang, ung thư thận.
Thông thường, trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư bàng quang, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng tiểu ra máu, máu có màu đỏ hoặc đỏ sẫm. Tuy vậy, cũng có trường hợp lượng máu tiết ra rất ít, khó nhận biết bằng mắt thường và chỉ có thể kiểm tra thông qua xét nghiệm nước tiểu.
Triệu chứng trên thường chỉ xuất hiện một vài lần trong ngày, sau đó biến mất. Một số dấu hiệu khác có thể hỗ trợ chẩn đoán bệnh gồm:
- Tiểu nhiều hơn thông thường
- Cảm giác đau, rát mỗi khi đi tiểu
- Đi tiểu ngay sau khi vừa tiểu xong
- Nước tiểu chảy yếu, chậm.
Mặc dù không ảnh hưởng rõ nét đến việc tiểu tiện như các dạng bệnh lý tiết niệu khác, song tiểu ra máu cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư thận, xuất hiện đồng thời với triệu chứng đau lưng dưới.
Tiểu ra máu ở nữ giới – Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Ngay khi đi tiểu ra máu – không phải trong chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt triệu chứng đi kèm với các biểu hiện sau: đau dữ dội ở bụng, lưng dưới, xương chậu; vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, phụ nữ nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám, thực hiện xét nghiệm để chẩn bệnh.
Kể cả khi những lần đi tiểu sau không thấy có máu, bạn vẫn phải đi khám để kiểm tra sức khỏe.
Cách chẩn đoán chứng tiểu ra máu ở nữ giới
Khi thăm khám tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm nước tiểu để xác định có sự tồn tại của tế bào hồng cầu hay không. Nếu có, chuyên gia sẽ đề nghị bệnh nhân tiếp tục thực hiện chẩn đoán cận lâm sàng khác.
Một số kỹ thuật y tế được áp dụng phổ biến gồm:
- Siêu âm bụng, bàng quang để phát hiện sỏi, khối u (nếu có)
- Chụp CT
- Xét nghiệm tế bào học nước tiểu.
Cách chữa đi tiểu ra máu ở nữ giới
Phần lớn trường hợp tiểu ra máu là do tổn thương ở hệ tiết niệu. Một số ít trường hợp đến từ các nguyên nhân khác. Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh khác nhau sẽ có cách điều trị không giống nhau.
- Nhiễm trùng đường tiểu: bệnh nhân cần dùng thuốc kháng sinh đặc trị. Căn cứ vào mức độ nhiễm trùng, chuyên gia có thể đưa ra phác đồ phù hợp. Với trường hợp nhiễm trùng mạn tính, cần kết hợp dùng thuốc với nhiều biện pháp khác trong lộ trình lâu dài. Điều trị tích cực có thể làm thuyên giảm triệu chứng sau vài ngày dùng thuốc.
- Sỏi đường tiết niệu: Tiểu ra máu do sỏi đường niệu nhẹ có thể cải thiện bằng cách tăng cường lượng nước uống mỗi ngày kết hợp vận động, luyện tập thể dục thể thao. Nếu các biện pháp thông thường trên không giải quyết được, bác sĩ có thể dùng sóng siêu kích để đánh tan sỏi thành những mảnh nhỏ và lấy chúng ra khỏi cơ thể thông qua phẫu thuật.
- Ung thư: Các phương pháp điều trị bệnh ung thư bàng quang, thận phổ biến hiện nay là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị để tiêu diệt khối u và hạn chế di căn sang tế bào lành bệnh.
- Bệnh về máu: Bệnh nhân bị tiểu ra máu do một số bệnh lý về máu cần được truyền máu thường xuyên. Chuyên gia có thể tiến hành cấy ghép tủy nếu tìm được tủy tương thích để điều trị tận gốc bệnh.
Tiểu ra máu ở phụ nữ có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm, việc điều trị còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ngay khi xuất hiện tình trạng trên, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị.
Có thể bạn muốn biết:
Cách trị bí tiểu khi mang thai – Hiện tượng 99% mẹ bầu gặp
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!