Bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm đường tiết niệu thường có đáp ứng tốt sau khi được điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên với trường hợp chậm trễ trong quá trình chẩn đoán và điều trị, bệnh có thể gây tổn thương thận vĩnh viễn, hẹp niệu đạo, nhiễm trùng tái phát, nhiễm trùng máu hoặc thậm chí là tử vong.

viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không
Bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? Phòng ngừa biến chứng bằng cách nào?

Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở các cơ quan tiết niệu, bao gồm thận, bàng quang, niệu quản và niệu đạo. Bệnh lý này thường xảy ra do vi khuẩn và một số virus xâm nhập như virus herpes, vi khuẩn lậu cầu, Chlamydia, Mycoplasma,…

Thực tế cho thấy, nữ giới thường có xu hướng bị nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam giới do cấu tạo tự nhiên của cơ quan tiết niệu và ảnh hưởng của nồng độ hormone estrogen. Ngoài ra nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên đáng kể nếu bạn sử dụng ống thông tiểu, có sỏi tiết niệu, vệ sinh cá nhân kém hoặc hệ miễn dịch suy giảm.

Viễm đường tiết niệu dưới (niệu đạo – bàng quang) thường có mức độ nhẹ hơn so với viêm đường tiết niệu trên (thận – niệu quản). Tuy nhiên nếu điều trị sớm, tình trạng nhiễm trùng sẽ được kiểm soát kịp thời và không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Ngược lại nếu chậm trễ trong quá trình chẩn đoán và điều trị, bệnh viêm đường tiết niệu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

1. Tổn thương thận vĩnh viễn

Thận là cơ quan bài tiết, thanh lọc độc tố và điều hòa điện giải trong cơ thể. Tuy nhiên, nhiễm trùng thận kéo dài có thể làm tổn thương thận và gây suy giảm chức năng của cơ quan này.

viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không
Nhiễm trùng thận kéo dài có thể gây tổn thương và suy giảm chức năng thận vĩnh viễn

Tổn thương thận vĩnh viễn không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết nước tiểu mà còn gây ra các biến chứng nguy hiểm như tăng đường huyết, tăng huyết áp, rối loạn điện giải, tăng nguy cơ sỏi thận, gút và các bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa.

2. Hẹp niệu đạo

Niệu đạo là cơ quan dẫn nước tiểu ra bên ngoài cơ thể. Tuy nhiên nếu nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra nhiều lần, không gian trong niệu đạo có thể bị thu hẹp do thành niệu đạo sưng viêm mãn tính.

Hẹp niệu đạo không chỉ gây giảm lưu lượng nước tiểu được bài tiết, khó tiểu, dòng tiểu yếu, tiểu tiện thường xuyên,… mà còn ảnh hưởng đến chức năng sinh lý ở nam giới. Tình trạng hẹp niệu đạo kéo dài còn gây tiểu tiện không tự chủ, bí tiểu, nhiễm khuẩn ngược dòng lên thận – bàng quang, xuất tinh sớm, vô sinh,…

3. Nhiễm trùng tái phát

Theo thống kê, có đến 45% nữ giới bị tái phát nhiễm trùng đường tiết niệu sau khi điều trị. Nguyên nhân là do niệu đạo của nữ giới khá ngắn, gần với âm đạo và hậu môn. Do vị trí và cấu tạo đặc biệt nên vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập vào niệu đạo rồi di chuyển đến các cơ quan tiết niệu khác.

viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới có khả năng tái phát cao

Nhiễm trùng tái phát không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn tăng nguy cơ tổn thương vĩnh viễn các cơ quan bài tiết, chẳng hạn như niệu đạo, bàng quang và thận.

4. Sinh non và sảy thai

Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi mang thai có thể sinh non và sảy thai. Trong một số trường hợp, nhiễm trùng có thể tiến triển nhanh chóng và phức tạp, dẫn đến biến chứng nặng nề lên thận và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của sản phụ.

5. Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết là biến chứng nặng nề nhất của bệnh viêm đường tiết niệu. Biến chứng thường xảy ra do viêm đài bể thận gây ra. Nhiễm trùng máu có thể gây hạ huyết áp đột ngột, suy thận, suy tim hoặc thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây nhiễm trùng máu và tử vong nếu không được xử lý kịp thời

Ngoài ra viêm đường tiết niệu còn có thể gây ra các biến chứng như giảm chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ hình thành sỏi ở đường tiết niệu, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục, tăng nguy cơ mắc bệnh gút, huyết áp cao,…

Phòng ngừa biến chứng viêm đường tiết niệu bằng cách nào?

Tiến hành điều trị viêm đường tiết niệu trong thời gian sớm nhất là biện pháp giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện kỹ thuật chẩn đoán trước khi chỉ định các phương pháp điều trị tương ứng.

viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không
Để phòng ngừa biến chứng, cần tiến hành điều trị viêm đường tiết niệu trong thời gian sớm nhất

Một số phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu, bao gồm:

  • Dùng kháng sinh: Kháng sinh là điều trị ưu tiên đối với viêm đường tiết niệu cấp. Nhóm thuốc này thường được chỉ định trong 7 – 14 ngày tùy vào mức độ nhiễm trùng và khả năng đáp ứng của từng trường hợp. Tuy nhiên khi sử dụng kháng sinh, bạn cần dùng đều đặn và tuân thủ theo liều lượng được bác sĩ chỉ định nhằm hạn chế nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc.
  • Thuốc giảm đau: Nhiễm trùng ở đường tiết niệu có thể gây sốt cao, mệt mỏi, tiểu tiện đau,… Để làm giảm triệu chứng này, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt như Acetamonophen, Ibuprofen, Diclofenac,…
  • Liệu pháp estrogen: Trong trường hợp viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần do suy giảm hormone estrogen, bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp estrogen để ngăn chặn tình trạng này.
  • Phẫu thuật: Nếu nhiễm trùng tiết niệu xảy ra do sỏi thận, sỏi bàng quang hoặc do cấu trúc bất thường ở các cơ quan tiết niệu, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật chỉnh hình hoặc mổ lấy sỏi để giảm nguy cơ nhiễm trùng tái phát.

Hầu hết các trường hợp viêm đường tiết niệu đều có đáp ứng tốt sau khi điều trị. Ngoài ra để giảm nguy cơ nhiễm trùng tái phát, bạn nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như vệ sinh vùng kín đúng cách, uống nhiều nước, quan hệ tình dục an toàn, xây dựng lối sống lành mạnh và thường xuyên tập thể dục.

Bài viết đã giải đáp vấn đề “Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?” và gợi ý một số biện pháp điều trị – phòng ngừa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên để được tư vấn rõ hơn về vấn đề này, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu.

Chia sẻ:
Bệnh thận IgA Bệnh thận IgA là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Bệnh thận IgA là một thể của bệnh viêm cầu thận mạn tính do cơ chế miễn dịch. Đây là…

bệnh bàng quang thần kinh Bệnh bàng quang thần kinh là gì? Biểu hiện, cách điều trị

Bệnh bàng quang thần kinh đề cập đến tình trạng rối loạn chức năng bàng quang có liên quan tới…

Nội soi bàng quang khi nào? Có đau không? Điều cần biết

Nội soi bàng quang là phương pháp thường được chỉ định khi bệnh nhân có triệu chứng nghi ngờ mắc…

8 bệnh viện khám chữa viêm bàng quang tốt nhất hiện nay

Khám viêm bàng quang ở đâu là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quang tâm. Bệnh gây ra nhiều…

Thận ứ nước có biến chứng gì? Thận ứ nước có biến chứng gì? Cách phòng ngừa

Thận ứ nước là một trong những bệnh lý về thận phổ biến và có tỷ lệ mắc ngày càng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua