Các thuốc trị thận ứ nước và lưu ý khi sử dụng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Ngoài thuốc Tây, các bài thuốc trị thận ứ nước từ thảo dược dân gian hay thuốc Đông y cũng được sử dụng rộng rãi. Những phương pháp này không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng thận một cách tự nhiên. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân thủ một số lưu ý hay tham khảo ý kiến chuyên gia để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Bệnh thận ứ nước có nguy hiểm không?

Bệnh thận ứ nước là tình trạng thận bị giãn nở do sự tích tụ của nước tiểu, thường do tắc nghẽn ở niệu quản hoặc các bộ phận khác trong hệ tiết niệu. Khi nước tiểu không thể thoát ra khỏi thận, chúng sẽ dồn lại và gây ra sự giãn nở, làm tổn thương cho mô thận. 

thuốc trị thận ứ nước
Thận ứ nước là bệnh lý mà nhiều người gặp phải hiện nay

Nguyên nhân phổ biến gây thận ứ nước bao gồm sỏi thận, dị dạng cấu trúc hệ tiết niệu, u xơ hoặc ung thư ở các cơ quan lân cận làm chèn ép niệu quản…

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và thời gian thận bị ứ nước, bệnh có thể gây ra các triệu chứng như đau lưng, đau bụng, tiểu khó, tiểu ra máu, nhiễm trùng tiểu, suy thận

Tham khảo thêm: Sỏi thận gây đau lưng do đâu? Cách trị giúp giảm đau nhanh

Thuốc trị thận ứ nước từ thảo dược

Sử dụng thuốc thảo dược là một trong những giải pháp tự nhiên an toàn nhất cho người bị thận ứ nước. Các dược liệu được dùng bào chế thuốc khá dễ kiếm, một số có sẵn trong vườn nhà nên không mất nhiều thời gian và chi phí cho khâu chuẩn bị nguyên liệu. Một số bài thuốc phổ biến:

1. Kim tiền thảo

Kim tiền thảo có tính chất lợi tiểu, tán sỏi nên thích hợp cho những người bị thận ứ nước do bị sỏi thận hay có sỏi ở những vị trí khác trên đường tiết niệu gây ách tắc ống dẫn nước tiểu.

Sử dụng thảo dược này đúng cách cũng giúp giảm thiểu các triệu chứng bất thường trong hoạt động tiểu tiện như tiểu khó, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt…

thuốc trị thận ứ nước từ kim tiền thảo
Bài thuốc trị thận ứ nước từ kim tiền thảo đang được nhiều người áp dụng để khắc phục bệnh tại nhà

Cách 1:

  • Dùng 100g kim tiền thảo khô đem sắc với 500ml nước lấy 200ml.
  • Chia làm 2 lần uống trong ngày cho hết.
  • Sử dụng thuốc ít nhất 1 tháng liền để cải thiện tình trạng ứ nước trong thận.

Cách 2:

  • Dùng kim tiền thảo khô (100g) kết hợp với đại bi (30g) và râu mèo (30g).
  • Sắc cả 3 lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
  • Sau khoảng nửa tháng hãy giảm liều dùng các vị thuốc và duy trì sắc uống đều đặn thêm nửa tháng nữa.

2. Hoa hồng

Hoa hồng cũng được sử dụng như một vị thuốc trong y học cổ truyền, có nhiều tác dụng điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có thận ứ nước.

hoa hồng trị thận ứ nước
Hoa hồng cũng là bài thuốc dân gian trị thận ứ nước hiệu quả

Để trị thận ứ nước, hoa hồng được kết hợp với các thảo dược khác như thương xác, ngưu tất, xuyên quy, xài hồ, anh hoa khố, tỳ giải, mã đề, xuyên khung làm thuốc sắc uống vào buổi sáng và buổi tối.

Mỗi ngày dùng 1 thang. Liều lượng các vị dược liệu sẽ được thầy thuốc cân nhắc dựa trên mức độ thận ứ nước, nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng khác đi kèm.

Tham khảo thêm: Siêu âm sỏi thận: Hình ảnh, quy trình và chi phí thực hiện

3. Nghệ

Nghệ giàu chất chống oxy hóa curcumin có tác dụng bảo vệ các mô khỏe mạnh trong thận trước ảnh hưởng của bệnh thận ứ nước, đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành các tế bào bị tổn thương. 

Nghệ giàu chất chống oxy hoá
Nghệ giàu chất chống oxy hoá, kháng khuẩn, chống viêm, giúp chữa thận ứ nước hiệu quả

Cách sử dụng:

  • Pha 2 thìa cà phê bột nghệ với 100ml nước ấm.
  • Khuấy tan rồi uống sau khi ăn khoảng 1 tiếng
  • Hoặc trộn 1 thìa tinh bột nghệ với 1 hũ sữa chua để ăn.
  • Ngày dùng 1 – 2 lần tùy theo tình trạng bệnh.

4. Cây mã đề

Trong dân gian, cây mã đề thường được người dân thu hái làm thuốc chữa sỏi thận, thận yếu, sỏi bàng quang hay bệnh thận ứ nước. Đặc tính lợi tiểu của thảo dược này sẽ giúp kích thích bài tiết nước tiểu, thông tiểu, làm giảm các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt.

Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng thanh nhiệt, bổ khí, đánh tan viên sỏi, giúp đường dẫn nước tiểu thông thoáng hơn. Mặc dù vậy, cây mã đề không thích hợp cho bệnh nhân bị suy thận mãn tính, bà bầu đang trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.

thuốc trị thận ứ nước từ cây mã đề
Bông mã đề được thu hái làm thuốc trị thận ứ nước

Cách thực hiện:

  • Lấy 10g bông mã đề đem rửa sạch
  • Bỏ dược liệu vào ấm sắc chung với 2g cam thảo và 5 bát nước 
  • Đun cho đến khi nước trong ấm cô đặc còn 2 bát
  • Chia thuốc sắc làm 3 lần uống hết trong ngày.

5. Râu ngô

Râu ngô chính là vị thuốc tự nhiên hữu ích cho người bị thận ứ nước. Thảo dược này vừa có tính chất thông tiểu tự nhiên, vừa giúp đánh tan viên sỏi hình thành trong thận, bàng quang hay niệu đạo, qua đó giúp cho quá trình đào thải nước tiểu ra ngoài không bị cản trở.

Cùng với đó, thành phần chất chống oxy hóa flavonoid và hàm lượng vitamin phong phú trong râu ngô còn giúp bảo vệ thận, giảm viêm nhiễm trong đường tiểu, giải nhiệt và cải thiện khả năng miễn dịch của bạn.

Bài thuốc trị thận ứ nước bằng râu ngô
Bài thuốc trị thận ứ nước bằng râu ngô cũng được nhiều người áp dụng

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm râu ngô khô hoặc tươi rửa sạch, để ráo nước
  • Bỏ dược liệu vào ấm, đổ thêm 1 lít nước
  • Đun sôi nghĩ trong 10 phút rồi gạn nước, bỏ bã
  • Để trị thận ứ nước, bạn uống nước râu ngô nhiều lần trong ngày thay thế cho một phần nước lọc. Cố gắng uống hết vào ban ngày, tránh dùng vào ban đêm sẽ gây kích thích đi tiểu nhiều lần khiến bạn bị mất ngủ
  • Sử dụng nước râu ngô 10 ngày liên tục, sau đó nghỉ 1 tuần và uống tiếp liệu trình mới nếu các triệu chứng bệnh chưa dứt hẳn.

Tham khảo thêm: Triệu chứng sỏi thận ở phụ nữ và giải pháp điều trị tốt nhất

6. Rễ cỏ tranh

Rễ cỏ tranh hay bạch mao căn là thảo dược có vị ngọt, giúp lợi tiểu, giải nhiệt, chống tiểu buốt, tiểu rắt, đồng thời ngăn chặn sự tích tụ của chất cặn cùng nước tiểu tại thận.

Rễ cỏ tranh
Rễ cỏ tranh giúp ngăn chặn sự tích tụ của cặn bã trong thận hiệu quả

Cách 1:

  • Dùng 30g rễ cỏ tranh khô đem sao vàng.
  • Bỏ dược liệu vào ấm sắc chung với vài lát gừng và 500ml nước.
  • Đun sôi kỹ để lượng nước ban đầu cạn còn 100ml.
  • Uống ngày 1 lần trước khi ăn tối 30 phút.

Cách 2:

  • Dùng rễ cỏ tranh kết hợp với cuống lá đu đủ và cỏ khóm.
  • Dùng mỗi vị 20g đem sắc chung với 1 lít nước đến khi cạn còn 400ml.
  • Chia thuốc vừa sắc làm 3 lần uống trong ngày.
  • Dùng bài thuốc này trị thận ứ nước trong 2 tuần liên tục để các dấu hiệu khó chịu thuyên giảm rõ ràng.

Các bài thuốc trị thận ứ nước từ thảo dược mặc dù đã được áp dụng rộng rãi trong dân gian suốt nhiều năm qua. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu khoa học để chứng minh hiệu quả thật  sự của các bài thuốc này. 

Thuốc điều trị thận ứ nước trong Tây y

Khi kê đơn thuốc trị thận ứ nước cho người bệnh, bác sĩ thường căn cứ vào nguyên nhân tiềm ẩn, mức độ bệnh và các triệu chứng khác đi kèm nếu có. Bệnh nhân có thể được chỉ định các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh: Trường hợp bị thận ứ nước có liên quan đến tình trạng nhiễm trùng ở đường tiết niệu, người bệnh sẽ được điều trị bằng phác đồ kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, làm giảm hiện tượng phù nề trong đường tiết niệu.
  • Thuốc giảm huyết áp: Tình trạng ứ đọng nước có thể gây áp lực cho thận và khiến cho chức năng lọc máu bị suy giảm, từ đó dẫn đến tăng huyết áp. Bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc hạ huyết áp nếu chỉ số huyết áp đo được từ 130/80 mmHg trở lên.
  • Thuốc cân bằng điện giải: Nhóm thuốc này được sử dụng nhằm mục đích kiểm soát tốt nồng độ của các khoáng chất natri và kali trong máu.
  • Các loại thuốc khác: Thuốc giảm đau, thuốc steroid, thuốc tan sỏi…
thuốc trị thận ứ nước trong tây y
Dùng thuốc Tây trị thận ứ nước cho hiệu quả nhanh nhưng nhiều tác dụng phụ

So với các loại thuốc trị thận ứ nước khác, thuốc tây cho tác dụng nhanh hơn. Tuy nhiên, người bệnh nên thận trọng uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Tránh tùy tiện mua thuốc về uống hay dùng theo đơn thuốc của người khác khiến bệnh tình không những chẳng được trị khỏi mà còn phải đối mặt với nguy cơ bị suy thận và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Trong trường hợp bị thận ứ nước nghiêm trọng và không đáp ứng được với thuốc, bệnh hạn có thể được chỉ định điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa như phẫu thuật, đặt ống thông bàng quang để dẫn lưu nước tiểu ra ngoài hoặc tán sỏi qua da bằng tia laser…

Tham khảo thêm: Thận ứ nước độ 2 có nguy hiểm không? Cách điều trị

Thuốc trị thận ứ nước trong Đông y

Sử dụng thuốc Đông y cũng là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn để chữa thận ứ nước. Y học cổ truyền chia bệnh thận ứ nước thành 3 thể bệnh chính là thể thận hư, thể huyết ứ và thể thấp nhiệt. Mỗi dạng bệnh có những đặc điểm lâm sàng và phương thuốc điều trị khác nhau.

chữa thận ứ nước bằng đông y
Sử dụng các bài thuốc Đông y cũng là cách hiệu quả để trị thận ứ nước

1. Thuốc trị thận ứ nước thể thận hư

  • Triệu chứng lâm sàng: Suy nhược cơ thể, đau lưng, gối mỏi, phù…
  • Bài thuốc điều trị: Lục vị gia giảm
  • Thành phần và cách sử dụng: Chuẩn bị thang thuốc gồm địa hoàng thán 12g, hoài sơn 12g, táo bì 10g, trạch tả 12g, phục linh 10g, thử cô (đơn bì) 10g, ngưu tất 12g, mộc miên 12g. Sắc thuốc uống đều đặn 1 thang mỗi ngày.

2. Thuốc chữa thận ứ nước thể huyết ứ

  • Triệu chứng lâm sàng: Đi tiểu khó, sắc lưỡi màu tím, lưng có biểu hiện đau tức cố định,…
  • Bài thuốc điều trị: Huyết phủ trục ứ thang gia giảm
  • Thành phần và cách sử dụng: Sài hồ 12g, thương xác 10g, ngưu tất 12g, quốc lão (cam thảo) 8g, đương quy 10g, dược cần 12g, xích thược 12g, củ gấu 12g, hồng hoa 12g, thoát hạch nhân 8g, xa tiền tử 12g, bạt kế 10g, ích trí nhân 8g. Mỗi ngày lấy 1 thang đem sắc với 700ml nước lấy 300ml. Uống 2 – 3 lần trong ngày.

3. Thuốc điều trị thận ứ nước thể thấp nhiệt

  • Triệu chứng lâm sàng: Nóng sốt, đi tiểu buốt, tiểu khó cơ thể mệt mỏi, nặng nề…
  • Bài thuốc điều trị: Tỳ giải phân thanh ẩm gia giảm
  • Thành phần và cách sử dụng: Tỳ giải 14g, cửu tiết xương bồ 12g, ích trí nhân 10g, bàng kỳ 12g, ngưu tất 12g, mã đề thảo 12g, kim tiền thảo 40g, kim cang 12g. Thuốc được sử dụng theo dạng sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
thuốc điều trị thận ứ nước từ Đông y
Các bài thuốc điều trị thận ứ nước từ Đông y được bào chế từ thảo dược thiên nhiên nên khá an toàn khi được sử dụng đúng cách

Thuốc Đông y được đánh giá cao về tính an toàn do các bài thuốc trị thận ứ nước đều được bào chế từ thảo dược tự nhiên. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, người bệnh cần kiên trì sắc thuốc uống đều đặn trong một thời gian dài bởi thuốc cho tác dụng từ từ, hiệu quả cần xem xét đến cơ địa của người bệnh. 

Tham khảo thêm: Thận ứ nước khi mang thai: Triệu chứng, cách khắc phục

Lưu ý khi dùng thuốc trị thận ứ nước để đạt hiệu quả tốt nhất

Khi điều trị thận ứ nước bằng thuốc, cần lưu ý nhiều yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc, giúp bạn nắm bắt được các nguyên tắc cơ bản và phòng ngừa các tác dụng phụ không mong muốn:

  • Thăm khám để xác định rõ nguyên nhân và mức độ bệnh trước khi tiến hành điều trị bằng bất cứ loại thuốc nào.
  • Sử dụng thuốc đúng liều, đủ liệu trình. Sau khi uống hết 1 toa thuốc nên đi khám lại để theo dõi được kết quả điều trị, đồng thời điều chỉnh phương pháp chữa bệnh cho phù hợp với từng giai đoạn.
  • Trong số các loại thuốc chữa thận ứ nước ở trên, thuốc tây có nhiều tác dụng phụ nhất nên cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý lạm dụng bừa bãi. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc thảo dược dân gian hay thuốc Đông y bạn cũng nên thận trọng từ khâu chuẩn bị dược liệu đến khâu sắc thuốc và sử dụng, làm đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc để hạn chế những rủi ro ngoài ý muốn.
  • Các loại thuốc tây có thể tương tác với thuốc thảo dược. Vì vậy, tránh tùy tiện kết hợp đồng thời nhiều loại thuốc với nhau.
  • Trong quá trình dùng thuốc trị thận ứ nước cần điều chỉnh lối sống cho lành mạnh để bệnh mau chóng được chữa khỏi. Mang bao cao su để bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục, sống chung thủy một chồng một vợ. Vệ sinh vùng kín đúng cách và giữ cho khu vực này luôn khô ráo, sạch sẽ. Hạn chế ăn mặn, uống nhiều nước. Tránh nhịn tiểu và tích cực vận động thể chất hàng ngày để nâng cao sức khỏe, tăng cường lưu thông máu đến chữa lành tổn thương tại thận.
sử dụng thuốc trị thận ứ nước theo chỉ định của bác sĩ
Bất kỳ loại thuốc chữa thận ứ nước nào cũng nên được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ

Tham khảo thêm: Thận ứ nước có biến chứng gì? Cách phòng ngừa

Phòng ngừa thận ứ nước bằng cách nào?

Phòng ngừa thận ứ nước là một bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe thận và duy trì chức năng lọc thải của cơ thể. Để giúp ngăn ngừa tình trạng này, bạn có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản sau đây:

  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày để giúp thận hoạt động tốt và ngăn ngừa hình thành sỏi thận.
  • Tránh nhịn tiểu quá lâu để giảm nguy cơ gây tắc nghẽn đường tiểu.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ và hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối, đạm…
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý có thể dẫn đến thận ứ nước.
  • Điều trị triệt để các bệnh liên quan đến đường tiết niệu như nhiễm trùng, sỏi thận… để tránh biến chứng thận ứ nước.
  • Tránh sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau hoặc thuốc có thể gây tổn thương thận khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Kiểm soát các bệnh lý nền như cao huyết áp và tiểu đường để giảm nguy cơ tổn thương thận.
  • Tập thể dục thường xuyên để cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ chức năng thận.
  • Hạn chế tiêu thụ rượu bia và các chất kích thích có thể gây hại cho thận.
  • Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc nào có thể ảnh hưởng đến thận.

Thuốc trị thận ứ nước đóng vai trò quan trọng trong việc giảm triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, việc điều trị cần được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Việc duy trì lối sống lành mạnh và tuân thủ điều trị là yếu tố then chốt trong việc quản lý bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Các thuốc trị thận ứ nước và lưu ý khi sử dụng

Ngoài thuốc Tây, các bài thuốc trị thận ứ nước từ thảo dược dân gian hay thuốc Đông y cũng…

Thận ứ nước độ 3 Thận ứ nước độ 3 chữa được không? Thông tin cần biết

Thận ứ nước độ 3 là giai đoạn trung bình của bệnh nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh…

Thận ứ nước độ 4 nguy hiểm không? Cần làm gì?

Thận ứ nước độ 4 gây tổn thương  cho thận nghiêm trọng và có thể mang đến nhiều biến chứng…

Thận ứ nước có biến chứng gì? Thận ứ nước có biến chứng gì? Cách phòng ngừa

Thận ứ nước là một trong những bệnh lý về thận phổ biến và có tỷ lệ mắc ngày càng…

thận ứ nước nên ăn gì kiêng gì Bị thận ứ nước nên ăn gì, kiêng gì cải thiện bệnh?

Người bị thận ứ nước cần thiết lập kế hoạch ăn kiêng phù hợp để hỗ trợ quá trình điều…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua