5 cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước hiệu quả nhất
Thận ứ nước là tình trạng nước tiểu bị tắc nghẽn và ứ lại ở bể thận. Bệnh khá phổ biến ở trẻ em và nam giới, nguyên nhân chủ yếu là do hẹp niệu quản. Trong Tây y và y học dân gian đều có phương pháp chữa được bệnh lý này, trong đó có những cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước hiệu quả được nhiều bệnh nhân công nhận.
Thông tin về bệnh thận ứ nước
Thận ứ nước là một trong những căn bệnh đường tiết niệu có thể biến chứng thành nhiều vấn đề khác nhau. Khi nước tiểu bị tắc nghẽn trong thận, lượng nước tiểu không được đào thải xuống bàng quang, từ đó bể thận ngày càng giãn to, thận sưng phù và tổn thương. Ở những người bị hẹp hoặc tắc nghẽn niệu quản do bệnh lý, do cơ địa thường gặp phải tình trạng thận ứ nước này.
Thận bị ứ nước có thể xảy ra ở một bên thận hoặc ở cả hai bên cơ quan này. Tình trạng thận ứ nước có thể làm suy giảm chức năng thận nhanh chóng nếu không điều trị sớm, về lâu dài thận không hoàn thành được chức năng lọc máu và bài tiết nước tiểu. Thận ứ nước ảnh hưởng đến cấu trúc tế bào thận với hai giai đoạn được phân chia là thận ứ nước cấp tính và thận ứ nước mạn tính. Trong giai đoạn cấp, tổn thương có thể tự khỏi trong một vài ngày.
Thận ứ nước mạn tính có thể tiến triển âm thầm trong vài tuần hoặc vài tháng, từ một thận bị tổn thương có thể lan rộng đến bên thận còn lại. Nếu như cả hai quả thận đều bị ứ nước sẽ dẫn đến biến chứng suy thận.
Ai có nguy cơ bị thận ứ nước?
Nhóm đối tượng mắc bệnh thận ứ nước phổ biến là trẻ em và người trưởng thành. Trong đó, bệnh có thể gặp phải ở những người có tiền sử thận yếu trước đó. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng nam giới dễ mắc bệnh hơn nữ giới. Người mắc bệnh sạn thận, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, cũng có nguy cơ cao bị thận ứ nước. Ngoài ra một số nhóm đối tượng khác có nguy cơ mắc bệnh thận ứ nước gián đoạn, do chèn ép đường tiểu gây ra là những phụ nữ bị ung thư cổ tử cung, phụ nữ mang thai… Nhóm đối tượng này thường chỉ bị thận ứ nước trong thời gian ngắn do ảnh hưởng từ thay đổi cơ địa.
Nguyên nhân gây thận ứ nước là gì?
Tình trạng thận ứ nước có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, có những nguyên nhân từ cơ địa, di truyền hoặc là do bệnh lý. Cụ thể những nguyên nhân gây bệnh có thể là do:
- Sỏi thận: Thận ứ nước có thể phát sinh thành sỏi thận, người lại những người bị sỏi thận cũng có khả năng bị thận ứ nước. Sỏi hình thành trong thận làm tắc nghẽn niệu quản, nước tiểu ứ lại và không xuống được bàng quang, đây chính là nguyên nhân gây ra thận ứ nước và khiến kích thước thận giãn to.
- Hẹp niệu quản: Tình trạng hẹp niệu quản có thể xảy ra do dị tật bẩm sinh và do bệnh lý . Niệu quản là đường nước tiểu di chuyển và đào thải ra khỏi, nếu như niệu quản bị viêm, nghẹt thì nước tiểu không thoát ra được. Ngoài ra tình trạng này cũng dễ gặp phải ở những người đã từng mổ sỏi thận, do sau mổ để lại vết sẹo làm thận bị ứ nước.
- Các vấn đề ở bàng quang: Cụ thể là tình trạng sỏi ở bàng quang, cổ bàng quang hay tình trạng viêm bàng quang, bàng quang co bất thường,… những triệu chứng này cũng ảnh hưởng đến đường ra của nước tiểu đến niệu đạo.
- U lành tính hoặc ác tính: Trong một số trường hợp, u ở đường tiết niệu, bàng quang cũng làm thận ứ nước. Những u này có thể gây chèn ép niệu quản, nếu u vỡ còn có thể gây viêm và cản trở dòng chảy của nước tiểu, từ đó gây ra tình trạng ứ nước.
- Bệnh phụ khoa: Chỉ một số ít trường hợp nữ giới bị viêm phụ khoa và có dấu hiệu thận ứ nước. Nguyên nhân này phổ biến hơn ở những chị em bị ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, phụ nữ bị sa tử cung…
Ngoài những nguyên nhân phổ biến hơn kể trên, chứng bệnh thận ứ nước còn được xem là biến chứng của tình trạng rối loạn chức năng bàng quang, biến chứng do u não, tổn thương tủy sống hoặc do bệnh đa xơ cứng, bệnh tiểu đường, … Cần xác định rõ nguyên nhân để điều trị từ nguyên căn thay vì chỉ khắc phục triệu chứng.
Nhận biết triệu chứng thận ứ nước
Tương tự như những vấn đề khác ở thận, thận ứ nước có những triệu chứng liên quan đến đường tiết niệu và một số biểu hiện ngoài da. Các biểu hiện của thận ứ nước phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Đồng thời trong giai đoạn cấp tính và mãn tính, thận ứ nước có những biểu hiện khác nhau:
Thận ứ nước cấp tính
- Những dấu hiệu tương tự như những bệnh nhân bị sỏi thận, học có thể có máu trong nước tiểu hoặc là bị đau từ khu vực sườn lan đến háng.
- Đau vùng gần thượng vị và kèm theo cảm giác muốn nôn, buồn nôn và bị vã mồ hôi mỗi khi cơn đau ập đến.
- Tần suất cơn đau đến thành từng cơn, càng ở giai đoạn nặng thì mức độ cơn đau càng nhiều khiến người bệnh quằn quại, cử động vẫn thấy đau.
- Đối với mọi đối tượng mắc bệnh, khi bị thận ứ nước sẽ gặp phải nhiều vấn đề về tiểu tiện, người bệnh thường xuyên buồn tiểu và tiểu nhiều về đêm.
- Bệnh thận ứ nước cũng có thể gây ảnh xuất huyết tiêu hóa, đi ngoài ra máu hoặc thay đổi trong nhu động ruột.
- Người bệnh có thể nhìn thấy nước tiểu rơi thành từng giọt, tiểu rắt và nóng rát tại lỗ niệu đạo.
Thận ứ nước mãn tính
- Khi bước vào giai đoạn mãn tính, các mạch máu và tế bào trong thận đã giãn to và gần như thoái hóa, khiến việc lọc máu trở nên kém hơn.
- Một số người bệnh sẽ có những biểu hiện thường xuyên như, tình trạng cơ thể đau mỏi, nhức cơ, mệt mỏi, buồn nôn và nôn
- Xảy ra tình trạng rối loạn các chất điện giải trong máu, đặc biệt là những khoáng chất như natri, kali, canxi
- Có dấu hiệu bị rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, người hồi hộp và kèm theo đó là tình trạng co thắt cơ bắp.
- Tình trạng đau bụng diễn ra thường xuyên, nguyên nhân có thể đến từ sự hình thành tinh thể sỏi to trong thận.
- Da ngứa, mẩn hồng bên dưới, bụng chướng và thường bị khó tiêu do thận ứ nước phình to chiếm diện tích trong khoang bụng.
Bệnh thận ứ nước có nguy hiểm không?
Thận ứ nước có thể được chữa khỏi nên người bệnh có thể bị yên tâm khi mắc bệnh. Tuy nhiên khi không điều trị sớm, bệnh thận ứ nước có thể biến chứng thành nhiều triệu chứng khác như nhiễm trùng đường tiết niệu, huyết áp cao, suy thận và nguy cơ mất nước, suy nhược cơ thể.
Những biến chứng thận ứ nước thường xảy ra ở giai đoạn mạn tính, khi thận mất khả năng lọc và chức năng suy yếu. Một trong hai thận vẫn có thể hoạt động tốt khi phía thận còn lại bị ứ nước, nhưng rất nhanh phía thận khỏe có thể bị quá tải. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh nhân cũng cần can thiệp ngay từ ban đầu để điều trị thuận lợi.
Một số biến chứng nguy hiểm như rối loạn huyết áp, nhịp tim do mắc bệnh thận ứ nước lâu năm làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi. Ngoài ra biến chứng nhiễm trùng máu cũng có thể xảy ra khi thận không đào thải được các chất độc, khiến độc tố đi ngược vào đường máu.
Suy thận và vỡ thận là những biến chứng nguy hiểm nhất ở bệnh thận ứ nước. Tuy nhiên nếu được can thiệp sớm thì tỷ lệ biến chứng đến mức độ này là rất hiếm gặp.
5 cây thuốc nam trị thận ứ nước
Như đã đề cập, sử dụng cây thuốc Nam chữa thận ứ nước có tác dụng hiệu quả nhưng đồng thời bệnh nhân cần kết hợp theo dõi từ bác sĩ, và thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Thuốc Nam tương đối lành tính nên người bệnh có thể yên tâm dùng thuốc lâu dài mà không phải lo đến những tác dụng phụ mắc phải. Đặc biệt là đối với những bệnh nhân mới bị thận ứ nước ban đầu có thể dùng thuốc Nam để tăng cường đề kháng, giúp thận phục hồi và đào thải độc tố tốt hơn. Dưới đây là một số cây thuốc Nam chữa thận ứ nước hiệu quả:
Chữa thận ứ nước bằng nghệ
Một trong những cây thuốc nam trị thận ứ nước hiệu quả nhất là nghệ. Không chỉ có tác dụng trị thận ứ nước mà nghệ còn hỗ trợ chữa nhiều bệnh khác về thận. Trong Đông và Tây y, nghệ đều là dược liệu quý có giá trị dược liệu rất tốt. Tuy nhiên nếu như người bệnh dị ứng hoặc mắc các vấn đề về huyết áp, thiếu máu thì không nên dùng dược liệu này.
Cách thực hiện như sau:
- Đem nghệ trộn cùng với sữa chua, mỗi ngày đều dùng hỗn hợp này để hỗ trợ thận lọc máu, lọc độc tố.
- Cách khác, người bệnh có thể sử dụng một thìa bột nghệ pha cùng với 1 cốc nước ấm uống trước khi ăn sáng để bổ trợ cho thận.
Cây kim tiền thảo chữa thận ứ nước
Thảo dược kim tiền thảo được sử dụng rất phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý về thận. Trong Tây y, nhiều loại thuốc cũng có chiết xuất từ cây kim tiền thảo. Ngoài ra dược liệu này cũng hỗ trợ bào mòn sỏi thận, hỗ trợ điều trị bệnh thận yếu, thận ứ nước, tăng cường chức năng thận nói chung. .2 cách sử dụng kim tiền thảo chữa chứng thận ứ nước phổ biến là:
- Đầu tiên người bệnh chuẩn bị khoảng 3g kim tiền thảo tươi đem sắc với nước uống hàng ngày sau bữa ăn. Mỗi ngày có thể uống từ 2 – 3 lần. Cách làm này rất đơn giản, hiệu quả điều trị bệnh thận ứ nước mức độ nhẹ cũng được công nhận.
- Với cách thứ hai, người bệnh chuẩn bị khoảng 1g kim tiền thảo nấu nước uống cùng với 1g cỏ râu mèo khô. Mỗi ngày dùng nước này để tăng cường chức năng thận, lọc máu và thải bỏ những độc tố trong cơ thể. Bài thuốc có tác dụng lợi tiểu rất tốt.
Cây từ bi trị thận ứ nước
Cây từ bi cũng là cây thuốc nam trị thận ứ nước được công nhận trong dân gian lâu đời. Theo Đông y, cây từ bi có vị đắng, tính ấm, thanh nhiệt và thải độc rất tốt, dược liệu này thường được dùng trong điều trị những bệnh lý liên quan đến thận. Một số cách dùng cây từ bi trị thận ứ nước đơn giản mà hiệu quả là:
- Với cách thứ nhất, đầu tiên người bệnh chuẩn bị khoảng 200g lá từ bi, 100g sả tươi, 50g lá chanh, cùng với 10g thủy xương bồ. Đem các thảo dược này đi rửa sạch và cho vào ấm sắc cùng với 1,5 lít nước. Để thuốc sắc lại trong ấm đến khi còn ⅔ phần nước thì tắt bếp. Chia thuốc thành 2 phần uống trong ngày..
- Với bài thuốc thứ 2, người bệnh chuẩn bị khoảng 20g lá từ bi, 1,5g hoạt thạch tán cùng với 10g rau ngổ. Cho cây thuốc thảo dược vào ấm sắc cùng với 2 lít nước. Tương tự sắc đến khi phần thuốc còn khoảng ⅔ ấm thì lọc bã lấy nước uống. Nên uống sau bữa ăn chính để phát huy công dụng hiệu quả hơn.
Dùng rễ cỏ tranh chữa thận ứ nước
Rễ cỏ tranh thường được dùng để thanh nhiệt và thải độc. Đây là dược liệu trong Đông y có vị ngọt thanh, rất tốt cho thận trong điều trị chứng tiểu buốt, tiểu rắt. Để chữa chứng thận ứ nước bằng cỏ tranh, người bệnh có thể tham khảo những cách sau đây:
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rễ cỏ tranh, sau đó thái nhỏ và phơi khô ráo nước, đem rễ cỏ tranh đem cho vào chảo sao vàng cùng với gừng.
- Cho tất cả các nguyên dược liệu này vào ấm sắc cùng với nửa lít nước cho đến khi thuốc sắc lại còn khoảng ⅔ ấm là được.
- Phần thuốc này rất dễ uống, ấm bụng, có thể uống 2 – 3 lần mỗi ngày trước khi ăn để cải thiện chức năng thận.
Cách thứ 2, người bệnh có thể sử dụng rễ cỏ tranh sắc cùng với củ khóm và cuống đu đủ. Bài thuốc này được áp dụng rộng rãi trong điều trị thận ứ nước, người bệnh có thể áp dụng hàng ngày đến khi nhận thấy kết quả.
Dùng cây rau má chữa thận ứ nước
Rau má là loại rau rất quen thuộc với nhiều công dụng như lợi tiểu, thanh nhiệt, thải độc, lọc máu…. Nghiên cứu khoa học chỉ ra những thành phần có trong cây rau má bao gồm Vitamin C, Vitamin K, Rinatin, Aucubin cùng với Carotin…đều cần thiết trong quá trình điều trị thận ứ nước. Người bệnh có thể dùng nước rau má uống chữa bệnh theo cách sau:
- Đầu tiên cần chuẩn bị khoảng 10g mã đề và 2g cam thảo, đem các nguyên liệu này đi rửa sạch rồi để ráo nước.
- Đem rau má nấu cùng với 600ml nước, đến khi nước rau má còn 2/3 lượng nước ban đầu thì tắt bếp.
- Mỗi ngày người bệnh chia thuốc làm 3 lần uống để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Chữa thận ứ nước bằng thuốc nam có hiệu quả không?
Dùng các bài thuốc đông y, thuốc nam điều trị thận ứ nước là phương pháp đơn giản được nhiều bệnh nhân tin tưởng áp dụng. Ưu điểm của phương pháp này chính là an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ phát sinh trong quá trình điều trị. Ngoài ra các vị thuốc này còn được công nhận có thể làm tăng khả năng lưu thông máu đến thận. Tuy nhiên, ngoại trừ những bài thuốc nam được nghiên cứu bài bản như Bổ Thận Đỗ Minh, phần lớn các bài thuốc thảo dược hiện có thường có điểm hạn chế là sử dụng đơn lẻ 1 loại dược liệu khiến cho phần dược tính chưa đủ cao nên ở những bệnh nhân bị viêm thận nặng không nên áp dụng phương thức điều trị này.
Ở những cấp độ nặng của bệnh, người bệnh cần dùng thuốc tây y để chữa bệnh, phương pháp này đảm bảo có hiệu quả. Trong đó những loại thuốc được sử dụng chủ yếu là thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, cùng một số loại thuốc hạn chế axit,… Tuyệt đối bệnh nhân bị thận ứ nước không tự ý dùng thuốc mà phải đến bệnh viện để được hướng dẫn điều trị cụ thể.
Ngoài 5 cây thuốc nam chữa bệnh thận ứ nước kể trên, những phương pháp điều trị sau đây cũng được chỉ định áp dụng trong điều trị căn bệnh này:
Thông tiểu bằng ống đến bàng quang
Can thiệp đơn giản để khắc phục tình trạng thận ứ nước là đặt ống thông. Tuy nhiên ống thông chỉ giúp loại thải bớt lượng dịch trong thận và nhanh chóng cải thiện tình hình phù thận, tuy nhiên phương pháp này không giúp điều trị thận ứ nước dứt điểm. Đây là phương án tạm thời giúp làm áp lực cho bàng quang trước khi tiến hành điều trị theo cách khác để phòng những tổn thương như vỡ mạch máu, vỡ thận…
Dùng tia laser hoặc phẫu thuật
Phương pháp điều trị thận ứ nước bằng tia laser hay phẫu thuật là cách điều trị thận ứ nước hiện đại, thường được áp dụng nếu bệnh nhân có những dấu hiệu thận có sỏi hay u. Khi tác động đến thận bằng tia laser, viên sỏi lớn sẽ bị bào mòn và vỡ ra. Sau đó các mảnh vỡ này được đưa ra ngoài thông qua ống tiểu.
Sau cùng là phương pháp phẫu thuật thận, đây là phương án điều trị cuối cùng dành cho trường hợp bệnh nhân bị thận ứ nước lâu ngày và không đáp ứng với những phương pháp điều trị khác.
Lưu ý khi điều trị thận ứ nước
Cần lưu ý, khi điều trị thận ứ nước thì bản thân bệnh nhân cần có những phương pháp chăm sóc và nghỉ dưỡng tại nhà phù hợp, nhằm hỗ trợ điều trị chuyên môn đạt kết quả tốt hơn. Sau đây là những điều mà bạn nên quan tâm khi mắc phải căn bệnh này:
- Người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời nếu sử dụng thuốc mới cần theo dõi những biểu hiện dị ứng.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến và làm sạch nguyên liệu để không bị nhiễm trùng hoặc ngộ độc.
- Nếu như người bệnh bị dị ứng hoặc có dấu hiệu phản ứng tác dụng phụ với thuốc, cần dừng sử dụng thuốc ngay lập tức và tìm đế chuyên gia ngay.
- Nếu bắt buộc phải dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hay thuốc lợi tiểu, các loại thuốc chống nhiễm khuẩn thì người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ liều dùng..
- Đảm bảo uống đủ nước, trung bình cơ thể người bệnh cần tối thiểu 1,5l nước và người bệnh cũng không nên uống quá nhiều nước hơn mức trung bình nếu tình trạng thận ứ nước trở nặng.
- Khi bị thận ứ nước, bạn sẽ buồn tiểu thường xuyên và tuyệt đối người bệnh không nên nhịn tiểu, thói quen nhịn tiểu sẽ hình thành sỏi thận.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên, kết hợp rèn luyện sức khỏe, nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đúng giờ để tăng cường đề kháng.
- Trong , trước và sau khi điều trị thận ứ nước, bệnh nhân tiếp tục khám bệnh định kỳ để được bác sĩ theo dõi hồi phục.
- Người bệnh cần phải theo dõi bệnh tại nhà, thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phòng ngừa bệnh tái phát.
Bài viết đã chia sẻ thông tin về 5 cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước hiệu quả nhất. Người bệnh cần có lựa chọn khoa học khi dùng thuốc trị bệnh thận ứ nước, để tránh mất thời gian mà bệnh có thể tiến triển xấu hơn. Tốt nhất bệnh nhân nên chủ động thăm khám và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để được hướng dẫn chữa bệnh đúng hướng.
Bài viết liên quan:
Bình luận (1)
Mẹ em bị đau bụng dữ dội quặn từng cơn buồn nôn
Nhưng khi đi ngoài thì không đi được
Đi khám bác sĩ bảo là thận bị ứ nước cấp độ 1
Vậy mẹ em có thể uống bột nghệ pha với nước ấm để giảm cơn đau được không ạ