Lưu ngay 7 cách trị thận ứ nước tại nhà mang lại hiệu quả cao

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Cách trị thận ứ nước tại nhà từ rễ cỏ tranh, râu ngô, kim tiền thảo… đang được nhiều bệnh nhân truyền tai nhau áp dụng. Các phương pháp này tương đối an toàn, dễ thực hiện, có thể mang lại hiệu quả tích cực đối với những người bị bệnh ở cấp độ nhẹ và có cơ địa phù hợp.

Gợi ý 7 cách trị thận ứ nước tại nhà đơn giản, phù hợp cơ địa nhiều người

Bệnh thận ứ nước khởi phát khi có hiện tượng tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu khiến cho chất thải bị ứ dồn tại thận không thể thoát ra ngoài. Căn bệnh này thường được tìm thấy ở những người bị sỏi thận, sỏi bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu, ung thư đại tràng…

Cách trị thận ứ nước độ 1 tại nhà
Thận ứ nước là một tình trạng mà nhiều người gặp phải hiện nay

Khi bị thận ứ nước, người bệnh có thể gặp nhiều triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần, đau thắt lưng, buồn nôn, nôn ói…

Để khắc phục các triệu chứng này và thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trong thận, dân gian thường áp dụng các cách trị thận ứ nước tại nhà. Những cách này vừa hiệu quả lại dễ thực hiện, người bị thận ứ nước mức độ nhẹ như độ 1, độ 2 đều có thể áp dụng.

1. Rễ cỏ tranh

Rễ cỏ tranh trong Đông y còn được gọi với tên khác là bạch mao căn. Bộ phận này có vị ngọt tự nhiên nên thường được người dân dùng nấu nước uống hàng ngày thay cho trà.

Với khả năng thải độc tự nhiên cùng tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, rễ cỏ tranh có khả năng điều hòa thân nhiệt, giảm hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt, hỗ trợ điều trị sỏi thận, giúp làm sạch đường dẫn nước tiểu.

Sử dụng thảo dược này đúng cách sẽ giúp tăng cường đào thải nước tiểu tích tụ trong thận ra ngoài và cải thiện chức năng hoạt động của thận. Bạn có thể dùng rễ cỏ tranh trị thận ứ nước ở dạng tươi hay khô đều được, có thể kết hợp cùng các loại thảo dược tự nhiên khác để tăng hiệu quả chữa bệnh.

Phần rễ sau khi đào về sẽ được đem rửa sạch đất cát, dùng liền hoặc cắt thành những đoạn ngắn đem phơi khô tích trữ để sử dụng trong thời gian dài. 

Cách trị thận ứ nước tại nhà
Rễ cỏ tranh có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh thận ứ nước

Bài 1: Kết hợp rễ cỏ tranh với gừng

  • Chuẩn bị: 30g rễ cỏ tranh khô, vài lát gừng tươi
  • Rễ cỏ tranh sao vàng, bỏ vào ấm chung với gừng
  • Thêm vào ấm 500ml nước rồi tiến hành sắc thuốc để cô đặc còn 100ml 
  • Gạn uống ngày 1 lần trước mỗi bữa ăn tối

Bài 2: Dùng rễ cỏ tranh + cỏ khóm + cuống lá đu đủ

  • Chuẩn bị 20 gram rễ cỏ tranh, 20 gram cỏ khóm, 20 gram cuống lá đu đủ
  • Tất cả rửa sạch, thái nhỏ và bỏ vào ấm nấu cùng với 1 lít nước
  • Sắc thuốc đến khi lượng nước ban đầu cạn còn 400ml
  • Gạn uống 2 – 3 lần mỗi ngày
  • Sử dụng thuốc đều đặn hàng ngày trong 2 tuần liên tục để các triệu chứng bệnh thận ứ nước thuyên giảm rõ ràng.

Tham khảo thêm: Các thuốc trị thận ứ nước và lưu ý khi sử dụng

2. Kim tiền thảo

Cách trị thận ứ nước tại nhà bằng kim tiền thảo cũng đang được nhiều người áp dụng. Y học cổ truyền ghi nhận, thảo dược này có tác dụng lợi tiểu, hòa tan sỏi trong đường tiết niệu, giúp cho việc lưu thông nước tiểu ra ngoài được thuận lợi.

Các trường hợp đang có biểu hiện tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó cũng có thể sử dụng kim tiền thảo để khắc phục và tăng cường chức năng hoạt động của thận.

Trong dân gian, kim tiền thảo có thể được sử dụng độc vị hoặc kết hợp cùng một số thảo dược thiên nhiên khác giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh thận ứ nước. 

Cách chữa thận ứ nước tại nhà
Kim tiền thảo là bài thuốc trị thận ứ nước rất hay, được nhiều bệnh nhân giai đoạn nhẹ lựa chọn

Bài 1: Uống nước sắc kim tiền thảo

  • Chuẩn bị 300g kim tiền thảo tươi ( hoặc 100g cây khô)
  • Sắc thuốc với 500ml nước đến khi cạn còn 200ml
  • Gạn uống hết trong ngày
  • Dùng liền 1 tháng để cơ thể hấp thu thuốc và có sự thay đổi rõ ràng

Bài 2: Kết hợp kim tiền thảo + đại bi + râu mèo 

  • Dùng thang thuốc gồm 100 gram kim tiền thảo khô, đại bi và râu mèo, mỗi vị 30 gram
  • Tất cả đem rửa cho sạch bụi bẩn
  • Bỏ vào ấm sắc kỹ lấy nước đặc uống hàng ngày trong nửa tháng liên tục
  • Mỗi ngày dùng 1 thang, thuốc sắc ngày nào nên uống hết trong ngày đó.
  • Nếu sau nửa tháng các triệu chứng bệnh đã cải thiện thì giảm liều lượng xuống và uống tiếp trong nửa tháng nữa.

3. Cây mã đề

Mã đề là loại cây thường mọc hoang ven đường hoặc các khu đất trống. Đây là vị thuốc chữa thận ứ nước, sỏi thận hay thận yếu được dân gian tin dùng.

Theo y học cổ truyền, cây mã đề có hương vị ngọt thanh, tính hàn. Thảo dược này được biết đến với tác dụng bồi bổ khí huyết, giải nhiệt, làm tan viên sỏi. Cây thích hợp làm thuốc cho các trường hợp bị thận ứ nước do sỏi thận. 

Cách trị thận ứ nước độ 1 tại nhà
Thận ứ nước uống gì hết? Cây mã đề là một lựa chọn không thể bỏ qua

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 10 gram bông mã đề, 2 gram quốc lão (cam thảo)
  • Đem thuốc sắc với 5 bát nước cho đến khi cạn còn 2 bát thì tắt bếp
  • Gạn thuốc sắc ra chén, chia làm 3 phần đều nhau uống vào các buổi sáng, chiều, tối 
  • Áp dụng cách chữa thận ứ nước tại nhà từ cây mã đề trong một thời gian dài để loại bỏ hết lượng nước tiểu ứ đọng ra ngoài, giúp quá trình đào thải nước tiểu được thông suốt hơn.

**Lưu ý: Người bị suy thận mãn tính, phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu không nên dùng bông mã chữa thận ứ nước hay các bệnh lý khác dưới bất kỳ hình thức nào.

Tham khảo thêm: Thận ứ nước có biến chứng gì? Cách phòng ngừa

4. Nghệ

Nghệ vàng vừa là gia vị, vừa là dược liệu chữa bệnh được sử dụng khá rộng rãi. Thảo dược này được dân gian sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý trong cơ thể, chẳng hạn như đau dạ dày, viêm da, chàm và cả bệnh thận ứ nước.

Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra, trong nghệ có chứa một lượng lớn curcumin. Chất này giúp kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng thận, đồng thời bảo vệ các mô trong thận khỏi bị tổn thương do ứ nước hoặc do các tác nhân gây hại tấn công.

Cách trị thận ứ nước tại nhà từ nghệ khá an toàn, có thể áp dụng được cho cả người cao tuổi. Bạn có thể dùng nghệ tươi, bột nghệ hay tinh bột nghệ làm thuốc trị bệnh đều được.

Điều trị thận ứ nước tại nhà
Nghệ vàng là câu trả lời hoàn hảo cho thắc mắc: thận ứ nước uống gì hết?

Bài 1: Uống bột nghệ

  • Chuẩn bị 2 thìa cà phê bột nghệ và 100ml nước ấm
  • Bỏ bột nghệ vào trong ly nước, dùng thì khuấy cho tan đều
  • Uống hỗn hợp này sau mỗi bữa ăn sáng khoảng 1 tiếng

Bài 2: Kết hợp tinh bột nghệ với sữa chua

  • Chuẩn bị: 1 thìa cà phê tinh bột nghệ, 1 hũ sữa chua
  • Trộn cả hai nguyên liệu trên với nhau
  • Ăn hết trong 1 lần

Ngoài ra, bạn nên thường xuyên dùng nghệ trong chế biến món ăn tương tự như một loại gia vị thông thường để tận dụng những lợi ích tuyệt vời mà thảo dược này mang lại cho sức khỏe.

Bài thuốc trị thận ứ nước từ nghệ thích hợp cho người bị thận ứ nước do mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt hay các trường hợp bị ung thư bàng quang. Tránh áp dụng khi bị sỏi đường tiết niệu.

5. Râu ngô

Nếu đang tìm kiếm các mẹo chữa thận ứ nước an toàn để áp dụng tại nhà thì bạn có thể cân nhắc đến bài thuốc từ râu ngô. Đông y cho rằng, râu ngô có vị ngọt, tính bình, giúp lợi tiểu, kích thích lưu thông tiểu tiện và làm tiêu viên sỏi.

Chính vì vậy mà y học cổ truyền thường sử dụng râu ngô để trị thận ứ nước, sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu…

Phân tích thành phần của râu ngô, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một lượng lớn vitamin A, B, K, vitamin C và chất chống oxy hóa flavonoid. Chúng giúp hỗ trợ chống viêm nhiễm ở đường tiết niệu, bảo vệ thận, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Cách trị thận ứ nước độ 1 tại nhà
Uống nước râu ngô hàng ngày là cách trị thận ứ nước tại nhà hiệu quả, không tác dụng phụ nguy hiểm

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm râu ngô già, có thể dùng nguyên liệu khô hay tươi đều được
  • Bỏ râu ngô vào ấm và nấu với 1 lít nước, đun sôi khoảng 10 phút
  • Chia nước uống nhiều lần trong ngày nhưng cần tránh uống vào buổi tối để hạn chế đi tiểu nhiều vào ban đêm
  • Nước râu ngô có vị ngọt thanh khá dễ uống. Mỗi liệu trình điều trị, bạn có thể uống trong 7 – 10 ngày liên tục. Sau đó nghỉ khoảng 7 ngày rồi mới tiếp tục uống.

** Lưu ý: Không uống nước râu ngô thay thế hoàn toàn cho nước lọc. Sử dụng loại nước này quá nhiều có thể gây rối loạn điện giải.

Tham khảo thêm: Thận ứ nước khi mang thai: Triệu chứng, cách khắc phục

6. Lá nhãn

Cây nhãn không chỉ cho quả ăn mà còn cung cấp lá làm thuốc chữa bệnh. Trong dân gian, lá nhãn được người dân thu hái về nấu nước uống chữa thận ứ nước, thận yếu, điều hòa nội tiết tố và một số vấn đề khác về sức khỏe.

Cách chữa thận ứ nước tại nhà
Lá nhãn cũng là một trong những bài thuốc chữa thận ứ nước tại nhà hiệu quả mà bạn nên áp dụng

Cách sử dụng:

  • Lá nhãn hái về đem rửa sạch, phơi vài nắng cho khô hoàn toàn
  • Mỗi lần sử dụng lấy 1 nắm lá đem sao vàng, rải xuống nền đất sạch cho nguội (hạ thổ)
  • Sắc kỹ với 700 lít nước lấy 500ml
  • Chia uống 3 lần trong ngày

7. Thay đổi chế độ ăn uống

Duy trì một chế độ ăn uống hợp lý với các thực phẩm phù hợp có thể giúp hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh thận ứ nước. Khi xây dựng thực đơn hàng ngày, người bệnh cần lưu ý:

Cách trị thận ứ nước độ 1 tại nhà
Người bị thận ứ nước nên tăng cường nhiều rau xanh, chất xơ vào bữa ăn
  • Uống nhiều nước, có thể uống nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây, rau củ để bổ sung thêm chất điện giải cho cơ thể.
  • Tăng cường các thực phẩm giàu canxi, chất xơ và rau củ quả tươi trong bữa ăn
  • Tránh sử dụng nhiều muối khi chế biến thức ăn
  • Hạn chế ăn cá muối, các loại dưa muối chua, thực phẩm chứa nhiều vitamin C và Kali
  • Cắt giảm lượng chất đạm dung nạp trong mỗi bữa ăn để giảm bớt gánh nặng cho thận và hạn chế được sự tích tụ của chất thải trong thận, chất này được tìm thấy nhiều trong thịt đỏ hay thịt gia cầm.
  • Không hút thuốc lá, kiêng sử dụng các loại đồ uống có tính kích thích, chẳng hạn như bia, rượu, cà phê…

Tham khảo thêm: Thận ứ nước độ 2 có nguy hiểm không? Cách điều trị

Lưu ý khi áp dụng các cách trị thận ứ nước tại nhà để đạt hiệu quả tốt nhất

Khi áp dụng các biện pháp cải thiện thận ứ nước tại nhà, bạn cần đảm bảo tuân thủ đúng những điều sau đây để giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng, hiệu quả:

  • Những cách trị thận ứ nước tại nhà ở trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trong giai đoạn nhẹ ở cấp độ 1, 2
  • Không áp dụng thay thế hoàn toàn cho thuốc bác sĩ kê đơn hay các phương pháp điều trị y khoa khác được chỉ định.
  • Không có tác dụng tức thì, cần kiên trì trong thời gian dài để đạt được hiệu quả tốt nhất
  • Với một số bài thuốc dân gian, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, không nên lạm dụng để tránh tác dụng phụ.
  • Một số mẹo chỉ được áp dụng theo hình thức truyền miệng trong dân gian và chưa được kiểm chứng qua nghiên cứu khoa học thực tiễn.
  • Nên kết hợp với kế hoạch rèn luyện thể chất hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ để bệnh nhanh được khắc phục.
  • Nếu bệnh có khuynh hướng ngày càng nặng, hãy tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu để được điều trị một cách khoa học.

Thận ứ nước khi nào cần gặp bác sĩ?

Thận ứ nước là tình trạng thận bị sưng do tích tụ nước tiểu quá nhiều, khiển đường tiểu bị tắc nghẽn. Nếu tình trạng bệnh nhẹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện tại nhà, nhưng nếu có một số biểu hiện sau đây, bạn nên thực hiện thăm khám càng sớm càng tốt:

  • Đau dữ dội vùng thắt lưng, hông hoặc vùng bụng.
  • Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn.
  • Tiểu ra máu, nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu.
  • Tiểu đau, tiểu buốt hoặc không tiểu được trong thời gian dài.
  • Sốt cao, ớn lạnh do nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Lượng nước tiểu giảm đáng kể so với bình thường bởi đường tiểu bị tắc nghẽn.
  • Phù nề ở chân, mắc cá chân… 
  • Tiểu nhiều lần trong ngày hoặc tiểu đêm thường xuyên.

Khi gặp phải những triệu chứng như trên, điều này thể hiện rằng tình trạng thận ứ nước của bạn đang bước vào giai đoạn nghiêm trọng hơn, vì vậy bạn cần thăm khám nhanh chóng để được chẩn đoán và lên phác đồ điều trị phù hợp, tránh biến chứng sang suy thận.

Cách trị thận ứ nước độ 1 tại nhà
Thực hiện thăm khám kịp thời nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, buồn nôn, tiểu ra máu, phù nề…

Tham khảo thêm: Uống gì tốt cho thận? 5 loại nước đỉnh nhất, dễ làm

Cách phòng ngừa thận ứ nước hiệu quả

Để phòng ngừa thận ứ nước hiệu quả, tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh gây ra, bạn cần chú ý đến việc duy trì sức khỏe đường tiết niệu và bảo vệ chức năng thận. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản mà bạn có thể áp dụng:

  • Uống đủ 2 – 3 lít nước/ ngày để duy trì chức năng thận, ngăn ngừa hình thành sỏi thận.
  • Không nên nhịn tiểu quá lâu để tránh tạo áp lực lên thận, gây nhiễm trùng hoặc tổn thương niệu quản.
  • Hạn chế thực phẩm giàu oxalate (rau bina, socola, trà, cà phê…) và đạm động vật.
  • Ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc…
  • Nên bổ sung canxi qua thực phẩm thay vì bổ sung bằng viên uống nhân tạo.
  • Nếu có các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu (tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu ra máu…), cần điều trị sớm.
  • Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh vùng kín đúng cách.
  • Không nên lạm dụng thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau NSAIDs…
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn để về thận và tiết niệu.
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý nền như tiểu đường, tăng huyết áp…

Có nhiều cách trị thận ứ nước tại nhà hiệu quả, cách thực hiện lại vô cùng đơn giản, phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát để đẩy lùi triệu chứng kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm cho thận. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng, áp dụng nhiều biện pháp mà không cải thiện, việc thăm khám là vô cùng cần thiết để các chuyên gia chẩn đoán mức độ, từ đó lên phác đồ điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ:
Thận ứ nước độ 2 Thận ứ nước độ 2 có nguy hiểm không? Cách điều trị

Thận ứ nước độ 2 là giai đoạn chuyển tiếp từ giai độ 1 với nhiều triệu chứng bệnh rõ…

Lưu ngay 7 cách trị thận ứ nước tại nhà mang lại hiệu quả cao

Cách trị thận ứ nước tại nhà từ rễ cỏ tranh, râu ngô, kim tiền thảo... đang được nhiều bệnh…

thận ứ nước nên ăn gì kiêng gì Bị thận ứ nước nên ăn gì, kiêng gì cải thiện bệnh?

Người bị thận ứ nước cần thiết lập kế hoạch ăn kiêng phù hợp để hỗ trợ quá trình điều…

Phân Độ Thận Ứ Nước Trên Siêu Âm – Thông Tin Cần Biết

Phân độ thận ứ nước trên siêu âm là căn cứ quan trọng để bác sĩ xây dựng phác đồ…

Thận ứ nước ở trẻ em Bệnh thận ứ nước ở trẻ em: Nguyên nhân, cách điều trị

Thận ứ nước ở trẻ em là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay. Bệnh thường diễn tiến…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua