Bệnh thận ứ nước ở trẻ em: Nguyên nhân, cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Thận ứ nước ở trẻ em là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay. Bệnh thường diễn tiến khá âm thầm trong giai đoạn đầu và đến khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn cuối gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe của trẻ, thậm chí là gây suy thận. Vậy nguyên nhân do đâu gây ra bệnh thận ứ nước ở trẻ em và cách điều trị như thế nào?

Thận ứ nước ở trẻ em
Bệnh thận ứ nước ở trẻ em là căn bệnh phổ biến nhưng tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

Bệnh thận ứ nước ở trẻ em là gì?

Bệnh thận ứ nước ở trẻ em hay trẻ sơ sinh là tình trạng nước tiểu bị ứ đọng trong thận và không thể thoát ra ngoài như bình thường dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn mạch thận. Bệnh càng lâu thì lượng chất bẩn, cặn bã, chất độc hại ngày càng tích tụ nhiều khiến thận sưng phù và tạo nên những tổn thương nặng nề. 

Tình trạng tắc nghẽn khiến thận ứ nước này thường xảy ra chủ yếu ở cơ quan niệu quản. Hầu hết trẻ em bị thận ứ nước chỉ xảy ra ở một bên thận nhưng cũng có vài trường hợp hiếm trẻ bị ứ nước ở cả hai thận. Đối với trẻ em thì hẹp niệu quản là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra thận ứ nước là do bẩm sinh.

Nguyên nhân gây bệnh thận ứ nước ở trẻ em

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh thận ứ nước ở trẻ em là do tình trạng hẹp niệu quản bẩm sinh. Tình trạng này xảy ra ngay từ giai đoạn thai kỳ với một số vấn đề bất thường trong quá trình phát triển hệ niệu như:

  • Mất đi sự đối xứng của thành cơ vô tình ức chế sự hoạt động của nhu động niệu quản đào thải nước tiểu ra khỏi thận.
  • Thiểu sản cơ quan niệu quản gây ra sự bất thường của nhu động qua khúc nối thận và niệu quản. 
  • Sự bất thường của mạch máu cực dưới thận gây ra tình trạng tắc nghẽn niệu quản, gây cản trở việc dẫn lưu nước tiểu từ trên xuống dưới bể thận.
  • Niệu quản cắm vào bên trong bể thận quá cao làm thay đổi trạng thái và hình dạng của niệu quản, hậu quả là cản trờ việc đưa nước tiểu từ thận xuống dưới niệu quản. 
  • Tình trạng hẹp khúc nối bể thận và niệu quản 
  • Vị trí của thận và niệu quản làm cho thận di động và xoay quá mức vô tình gây ra tắc nghẽn từng đợt. 
Thận ứ nước ở trẻ em
Nguyên nhân chủ yếu gây ra thận ứ nước ở trẻ em là do hẹp niệu quản bẩm sinh

Đây chính là những vấn đề bất thường trong quá trình phát triển hệ niệu của thai nhi làm cản trở quá trình dẫn lưu nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang sau khi trẻ chào đời. Tình trạng này diễn ra càng lâu thì càng làm cho thận bị giãn ra gây thận ứ nước ở trẻ me cùng nhiều nguy cơ bệnh lý khác. 

Ngoài nguyên nhân hẹp niệu quản bẩm sinh, bệnh thận ứ nước ở trẻ em cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân bệnh lý khác như:

  • Sỏi thận ở trẻ em tạo nên những khối sỏi có kích thước lớn bằng hoặc lớn hơn ống niệu quản sẽ gây ra tình trạng tắc nghẹn và sưng phù thận, suy thận nếu không được điều trị kịp thời. 
  • Xuất hiện những khối u hoặc u nang lớn nhỏ khác nhau gây chèn ép lên cơ quan niệu quả và hậu quả là gây ra tắc nghẽn. 
  • Tình trạng máu đông hoặc tạo sẹo bên trong niệu quản cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho niệu quản bị tắc nghẽn dẫn đến thận ứ nước. Tình trạng này thường khá khó phát hiện. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh thận ứ nước ở trẻ em

Những triệu chứng thận ứ nước ở trẻ thường biểu hiện tương đối rõ ràng, dễ nhận biết. Nếu bố mẹ chú ý quan sát và phát hiện sự bất thường của trẻ từ những triệu chứng nhỏ nhất và đưa trẻ đi khám sẽ giúp phát hiện bệnh sớm cũng như giúp quá trình điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn. 

Cụ thể, một số triệu chứng khi trẻ bị thận ứ nước điển hình như:

  • Trẻ thường xuyên quấy khóc mỗi khi đi tiểu vì đau rát 
  • Trẻ đau nhức và khóc mỗi khi bị ấn vào vùng bụng dưới
  • Tần suất trẻ đi tiểu nhiều hơn so với bình thường
  • Nước tiểu có màu đục, mùi hơi hắt hơn, mỗi lần đi tiểu chỉ một ít. 
  • Trẻ hay bị buồn nôn, nôn ói và chán ăn, sụt cân
  • Sốt kéo dài và mệt mỏi
  • Trẻ bị đau nhức lưng và khóc lên mỗi khi bạn sờ xoa nắn vào vùng lưng
  • … 
Thận ứ nước ở trẻ em
Thận ứ nước khiến trẻ đau nhức và khó chịu đi đi tiểu nên thường xuyên quấy khóc

Trên thực tế, những triệu chứng thận ứ nước ở mỗi trẻ sẽ khác nhau, có trẻ xuất hiện hầu hết những triệu chứng như trên nhưng ở mức độ nhẹ nhưng cũng có trẻ chỉ gặp 2 – 2 triệu chứng nhưng lại khá nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng viêm đường tiết niệu, suy thận… rất nguy hiểm.

Biện pháp chẩn đoán bệnh thận ứ nước ở trẻ em

Theo thông tin từ các chuyên gia, bệnh thận ứ nước ở trẻ em không chỉ được chẩn đoán tại thời điểm trẻ mắc bệnh mà còn có thể chẩn đoán được ngay trong thời gian thai kỳ. 

Chẩn đoán bệnh thận ứ nước ở trẻ trong thai kỳ 

Việc chẩn đoán bệnh thận ứ nước ở trẻ hoàn toàn có thể được thực hiện ngay từ giai đoạn thai kỳ bằng cách siêu âm. Siêu âm là một trong những biện pháp được áp dụng rất phổ biến trong thai kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi, cân nặng, chiều dài hay sự phát triển các cơ quan, bộ phận có đầy đủ hay không. 

Không những vậy, siêu âm thai còn giúp phát hiện những bất thường về kích thước thận của thai nhi cũng như đặc điểm nước ối. Từ những cơ sở dữ liệu này mà bác sĩ sẽ dễ đánh giá và chẩn liệu mẹ có bị thận ứ nước hay không. Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, mẹ sẽ được chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm tầm soát đi kèm khác cũng như theo dõi kỹ càng thai kỳ của người mẹ nhằm đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. 

Chẩn đoán bệnh sau trẻ chào đời

Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại việc chẩn đoán bệnh thận ứ nước ở trẻ em không còn khó khăn như trước. Một số biện pháp chẩn đoán và xét nghiệm được sử dụng phổ biến như:

Thận ứ nước ở trẻ em
Tình trạng thận ứ nước có thể được phát hiện cả trong thai kỳ lẫn sau khi trẻ đã lớn thông qua biện pháp siêu âm
  • Siêu âm thận (RUS): Đây là phương pháp cần thực hiện đầu tiên sau khi trẻ chào đời để xác định lại tình trạng thận ứ nước lúc còn ở trong bụng mẹ. Siêu âm sẽ giúp bác sĩ đánh giá rõ hơn về hệ thống và chức năng thận, từ đó kết luận trẻ có bị thận ứ nước hay không cũng như mức độ ứ nước nặng nhẹ như thế nào. 
  • Chụp X – quang niệu đạo (VCUG): Sử dụng phương pháp này sẽ giúp bác sĩ tiến hành loại trừ bệnh lý trào ngược bàng quang – niệu quản. Nếu kết quả cho thấy không có dấu hiệu của tình trạng trào ngược thì bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ chụp CT Scan (chụp cắt lớp vi tính) niệu quản nhằm đánh giá chức năng thận ở thời điểm hiện tại cũng như xác định mức độ tắc nghẽn niệu quản và mức độ thận ứ nước ở trẻ nhiều hay ít. 
  • Chụp cắt lớp hạt nhân cơ quan thận (MAG 3): Trong một vài trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện chẩn đoán bằng phương pháp này khi chưa đủ cơ sở chẩn đoán kết luận tình trạng bệnh. Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm vào máu trẻ một lượng nhỏ chất đồng vị phóng xạ, sau đó tiến hành so sánh chức năng của hai quả thận cũng như đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Một số xét nghiệm khác tùy trường hợp mà có thể được chỉ định thực hiện như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…

Bệnh thận ứ nước ở trẻ em có nguy hiểm không?

Các chuyên gia cho biết bệnh thận ứ nước ở trẻ em không phải là căn bệnh hiếm gặp. Tương tự như người lớn, bệnh thận ứ nước ở trẻ em cũng trải qua lần lượt 4 giai đoạn và nếu thời điểm phát hiện bệnh là ở giai đoạn cuối nhưng không được điều trị đúng cách để dứt điểm bệnh thì chắc chắn sẽ gây ra những tổn thương về thận đáng lo ngại.

  • Suy giảm chức năng thận: Nước tiểu tích ngày càng nhiều trong thận không thể ra khỏi cơ thể sẽ khiến cho những chất độc hại được giữ lại và khởi phát nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trong đó, biến chứng suy giảm chức năng thận gây suy thận cấp và mạn tính là nguy hiểm nhất. Khi bị suy thận, thận mất hoàn toàn chức năng lọc và thải bắt buộc người bệnh phải tiến hành lọc máu, chạy thận hoặc ghép thận mới để kéo dài sự sống. 
  • Viêm cầu thận: Đây là một trong những biến chứng nặng nề của bệnh thận ứ nước ở trẻ em khi không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân là do sự tích tụ nước tiểu bên trong cầu thận, dần dần làm suy giảm chức năng của màng lọc gây ra nhiễm trùng và gây ra bệnh viêm cầu thận. Những trẻ bị biến chứng viêm cầu thận thì thận đã mất đi 50% chức năng vốn có kèm theo hàng loạt các triệu chứng khác như: phù nề tứ chi, tăng huyết áp đột ngột, thiếu máu…
  • Vỡ thận: Bệnh thận ứ nước mức độ nặng có thể gây biến chứng vỡ thận. Tuy nhiên, trên thực tế thì rất hiếm trường hợp xảy ra biến chứng này. Việc thận vỡ xảy ra chủ yếu trong trường hợp thận ứ nước do có nhiều sỏi thận khiến cho nước tiểu không thể đi xuống bàng quang, ứ đọng lâu ngày trong bể thận, đến một lúc nào đó màng bao bọc bên ngoài không chịu được nữa sẽ bị vỡ ra. Người bệnh phải được cấp cứu và phẫu thuật ngay lập tức để bảo toàn tính mạng. 
Thận ứ nước ở trẻ em
Bệnh thận ứ nước ở trẻ em là tiền đề của hàng loạt các biến chứng về thận nguy hiểm như sỏi thận, suy thận, vỡ thận…

Cách điều trị bệnh thận ứ nước ở trẻ em

Có thể nói, mức độ nguy hiểm của bệnh thận ứ nước ở trẻ em phụ thuộc chủ yếu vào thời điểm phát hiện và điều trị bệnh. Bệnh diễn ra càng lâu thì càng nghiêm trọng, ngược lại phát hiện sớm và trẻ được điều trị kịp thời, đúng cách thì có thể hoàn toàn khỏi bệnh, giúp trẻ phát triển bình thường. 

Việc điều trị bệnh thận ứ nước ở trẻ em bằng phương pháp nào chủ yếu dựa theo nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh. Tuy nhiên, việc điều trị nói chung đều hướng đến mục đích xử lý tình trạng tắc nghẽn nước tiểu trong thận.

1. Điều trị thận ứ nước ở trẻ em theo nguyên nhân gây bệnh

  • Nếu trẻ bị thận ứ nước tắc nghẽn đột ngột với những triệu chứng khó chịu sẽ được xử lý bằng thủ thuật khai thông đường tiểu bằng cách đưa một ống thông vào trong niệu đạo và bàng quang của trẻ để cải thiện triệu chứng. Đây chỉ là một thủ thuật nhỏ được thực hiện trước khi trẻ được điều trị bằng những phương pháp chuyên sâu hơn như dùng thuốc hoặc phẫu thuật. 
  • Trường hợp trẻ bị thận ứ nước do sỏi thận thì biện pháp điều trị ưu tiên đó là sử dụng thuốc. Thuốc giúp làm giảm những cơn đau do sỏi thận gây ra và kết hợp với uống nhiều nước hơn mỗi ngày. Ở mức độ nặng hơn, trẻ cũng có thể được điều trị bằng các biện pháp chuyên khoa như phương pháp sóng xung động hoặc phẫu thuật nội soi nhằm loại bỏ các khối sỏi thận có kích thước lớn. 
  • Nếu trẻ bị thận ứ nước do nhiễm trùng sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh liều thấp để điều trị tình trạng nhiễm trùng cũng như nguy cơ nhiễm trùng đường đường tiểu.
Thận ứ nước ở trẻ em
Việc điều trị bệnh thận ứ nước ở trẻ em tùy theo nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh

2. Điều trị thận ứ nước ở trẻ em dựa vào mức độ của bệnh

Bệnh thận ứ nước ở trẻ em diễn ra lần lượt theo 4 giai đoạn với đặc điểm và triệu chứng bệnh khác nhau. Trong đó, thận ứ nước độ 4 là giai đoạn nặng nhất, việc điều trị sẽ rất phức tạp và tốn kém. 

  • Bệnh thận ứ nước độ 1 và 2: Đây là giai đoạn bệnh ở mức độ nhẹ, các triệu chứng chưa nghiêm trọng nên việc điều trị lúc này chủ yếu là theo dõi. Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đánh giá tình trạng bệnh cũng như chỉ định cho trẻ điều trị tại nhà và theo dõi kéo dài trong vòng 3 tháng tiếp theo. Bố mẹ phải đưa trẻ đi khám định kỳ theo lịch của bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp. 
  • Bệnh thận ứ nước độ 3 và 4: Đây cũng là mức độ nặng của bệnh bắt buộc phải được điều trị chuyên sâu. Tùy vào kết quả xạ hình thận để đánh giá chức năng và độ tắc nghẽn thận mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó, với những trường hợp trẻ bị thận ứ nước do sỏi thận sẽ được chỉ định thực hiện nội soi để loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể trẻ. Ngoài ra, phẫu thuật bằng kỹ thuật tạo hình bể thận và niệu quản thông qua nội soi sau phúc mạc… cũng là một trong những phương pháp điều trị bệnh thận ứ nước ở trẻ em hiệu quả được áp dụng phổ biến hiện nay. 

Một số lưu ý trong điều trị và chăm sóc trẻ bị thận ứ nước

Thận ứ nước ở trẻ em có thể khỏi hoàn toàn nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Để đạt được điều này, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Tuân thủ liều lượng thuốc bác sĩ kê đơn cho trẻ. Bố mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc ở ngoài cho trẻ uống để tránh gây tác dụng phụ không đáng có.
  • Phương pháp phẫu thuật dù hiệu quả nhưng vẫn tiềm ẩn tỷ lệ phần trăm nhỏ rủi ro, đặc biệt là phẫu thuật cho trẻ em vì trẻ còn quá nhỏ. Vì vậy, hãy bày tỏ với bác sĩ mong muốn điều trị hạn chế dao kéo nhất có thể để bảo vệ sức khỏe cho con. 
  • Xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống khoa học, đa dạng thực phẩm, đầy đủ chất dinh dưỡng. Hạn chế tối đa thực phẩm nhiều muối, chất béo từ dầu mỡ, nhiều đạm vì đây chính là nguồn cung cấp cho sỏi thận (nếu có) phát triển lớn hơn cũng như làm tăng trạng thái giữ nước của thận.
  • Thay vào đó là rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, sữa giàu canxi để tăng khả năng đào thải độc tố của thận. Đồng thời, giảm bớt tình trạng ứ đọng nước tiểu, chất cặn bã trong cơ thể, giảm thiểu áp lực lên chức năng thận. 
  • Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất là từ 1.5 lít vì chỉ có nước mới dễ dàng làm loãng lượng nước tiểu đang tồn đọng trong thận. Chỉ nên cho trẻ uống nước lọc, nước đun sôi để nguội hoặc các loại nước mát từ lá mã đề, râu ngô…
  • Giữ gìn vệ sinh vùng kín cho trẻ kỹ lưỡng hằng ngày bằng nước sạch. Tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm hay tắm ao hồ. 
  • Đưa trẻ tái khám định kỳ tại bệnh viện theo lịch hẹn với bác sĩ, tránh áp dụng các biện pháp dân gian truyền miệng chưa được kiểm nghiệm về mức độ hiệu quả để tránh khiến bệnh của trẻ càng nặng hơn. 
Thận ứ nước ở trẻ em
Trẻ bị thận ứ nước cần hết sức chú ý trong việc ăn uống, ưu tiên thực phẩm có khả năng hỗ trợ chức năng đào thải độc tố của thận

Tóm lại, bệnh thận ứ nước ở trẻ em không phải căn bệnh nghiêm trọng nhưng nó có thể là tiền đề để khởi phát nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, bố mẹ cần hết sức chú ý để phát hiện sớm những triệu chứng bất thường ở trẻ, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng – 3 tuổi do hệ hô hấp chưa hoàn thiện để thăm khám và điều trị kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm

Chia sẻ:
thận ứ nước nên ăn gì kiêng gì Bị thận ứ nước nên ăn gì, kiêng gì cải thiện bệnh?

Người bị thận ứ nước cần thiết lập kế hoạch ăn kiêng phù hợp để hỗ trợ quá trình điều…

Thận ứ nước độ 4 nguy hiểm không? Cần làm gì?

Thận ứ nước độ 4 gây tổn thương  cho thận nghiêm trọng và có thể mang đến nhiều biến chứng…

Vén màn bí ẩn bài thuốc ĐẠI BỔ THẬN ĐỖ MINH hơn 150 năm tuổi chữa bệnh thận có thực sự TỐT?

Xoay quanh những lời đồn thổi về hiệu quả bài thuốc Đại bổ Thận Đỗ Minh chữa bệnh thận -…

Ứ nước, ứ mủ bể thận là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Ứ nước, ứ mủ bể thận là bệnh lý xảy ra sau khi có hiện tượng tắc nghẽn trong đường…

cây thuốc nam chữa bệnh thận ứ nước 5 cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước hiệu quả nhất

Thận ứ nước là tình trạng nước tiểu bị tắc nghẽn và ứ lại ở bể thận. Bệnh khá phổ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua