Đau bụng trên rốn là bệnh gì? Cách nhận biết, Giảm đau & Chữa trị
Đau thượng vị, hay đau bụng trên rốn, là tình trạng phổ biến có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý, từ đơn giản đến phức tạp. Người bệnh không nên chủ quan mà cần phải đi khám để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số bệnh thường gặp khi bị đau bụng trên rốn và dấu hiệu nhận biết, bạn có thể tham khảo.
Đau bụng trên rốn là dấu hiệu của bệnh gì?
Ở một số trường hợp cơn đau bụng trên rốn có thể xuất hiện âm ỉ, kéo dài trong nhiều giờ thậm chí là vài ngày. Khi xuất hiện tình trạng này rất có thể bạn đang mắc phải một trong số những căn bệnh dưới đây:
Đau bụng trên rốn do giun gây ra
Đau bụng do giun gây ra thường xuất hiện ở quanh rốn và đôi khi là ở trên rốn. Một số trường hợp, giun chui vào ống mật cơn đau sẽ xuất hiện từng cơn rất dữ dội khiến cho người cảm thấy đau đớn, mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi.
Tham khảo: Đau bụng bên trái dưới xương sườn là bệnh gì?
Do bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng là căn bệnh có thể gây ra tình trạng đau bụng trên rốn từng cơn, có thể xuất hiện ở viêm đại tràng cấp tính và mãn tính. Khi bị đau do viêm đại tràng người bệnh có thể nhận biết thông qua các triệu chứng đi kèm dưới đây:
- Chướng bụng đầy hơi
- Đi ngoài nhiều lần
- Có thể bị táo bón
- Đau vùng thượng vị âm ỉ nhiều ngày.
Do đau dạ dày – tá tràng
Đau dạ dày – tá tràng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Các cơn đau thường sẽ xuất hiện kéo dài, âm ỉ và kèm theo các triệu chứng:
- Ợ chua
- Buồn nôn
- Ợ hơi
- Cơn đau xuất hiện kéo dài, âm ỉ
Do hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là căn bệnh không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi bị hội chứng ruột kích thích người bệnh có thể nhận biết qua các triệu chứng:
- Đau bụng từng cơn
- Quặn thắt vùng hạ vị, nủa bụng phải, nửa bụng trái hoặc là vùng thượng vị
- Có thể đi phân lỏng, sống hoặc là táo bón
Đau bụng trên rốn do các bệnh liên quan đến gan mật
Các bệnh có liên quan đến gan và mật như bệnh túi mật, đường dẫn mật, viêm gan siêu vi, áp xe gan… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các cơn đau bụng trên rốn. Ngoài ra, các bệnh nhân bị suy tim, sỏi túi mật cũng có thể dẫn đến tình trạng đau vùng trên rốn.
Xem thêm: Đau bụng trên rốn khi mang thai là bị gì, nguy hiểm không?
Cách xác định bệnh khi bị đau trên rốn
Để xác định tình trạng đau bụng trên rốn là bệnh gì, người bệnh nên theo dõi tình trạng đau của mình. Nếu cơn đau xuất hiện và không tái phát nhiều lần có thể là do ăn uống quá nó, đầy bụng, hoặc ăn phải thức ăn khó tiêu hoá.
Những trường hợp cơn đau xuất hiện dai dẳng, người bệnh nên đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra, siêu âm ổ bụng để kiểm tra gan, mật, hệ tiết niệu, tụy, lách.
Các phương pháp điều trị đau bụng trên rốn
Dưới đây là một số biện pháp làm giảm nhanh các cơn đau bụng trên rốn bạn có thể tham khảo và áp dụng:
Cách làm giảm cơn đau bụng trên rốn đơn giản tại nhà
Uống nước và chườm nóng là hai cách đơn giản giúp làm giảm đau nhanh chóng tại nhà, giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái hơn.
- Uống đủ nước: giúp thúc đẩy quá trình đào thải độc tố, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tránh các đồ uống có hại như rượu, bia, và cà phê.
- Chườm nóng: giảm đau và viêm hiệu quả, sử dụng bình nước nóng bọc khăn chườm lên vùng đau 5-10 phút. Lưu ý thực hiện cẩn thận để tránh bỏng.
Đọc thêm: 4 Cách Chữa Đau Dạ Dày Bằng Quả Sung Hiệu Quả Nhanh
Điều trị đau bụng trên rốn bằng các bài thuốc dân gian
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian có nguồn gốc từ các loại dược liệu tự nhiên có tác dụng làm giảm đau nhanh chóng, rất an toàn và hiệu quả.
Chữa đau trên rốn bằng lá bạc hà
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
- Lấy lá bạc hà, gừng, hạt thì là, tỏi băm, tiêu đen xay nhuyễn với nhau
- Pha hỗn hợp với nước ấm để uống
- Uống 2 lần/ngày, thực hiện trong 1 – 2 tuần, cơn đau sẽ giảm đáng kể
Chữa đau bụng trên rốn bằng vỏ quýt
Nguyên liệu:
- 10 gram vỏ quýt
- 10 gram gừng tươi
- 30 gram gạo
- 350ml nước
Cách thực hiện:
- Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi và trộn đều
- Đun hỗ hợp sôi lên, chắt lấy nước để uống
- Vitamin C có trong vỏ quýt có tác dụng kháng viêm và làm giảm đau nhanh chóng
Chữa đau bụng trên rốn bằng gừng
Nguyên liệu:
Cách thực hiện:
- Gừng rửa sạch, gọt vỏ thái lát mỏng
- Cho gừng vào ly pha với nước nóng
- Ngâm trong khoảng 10 phút
- Lọc lấy nước, cho thêm một ít mật ong
- Nên uống khi còn nóng để mang lại hiệu quả
Đừng bỏ qua: Cách Dùng Lá Mơ Lông Chữa Đau Dạ Dày Giúp Nhiều Người Khỏi Bệnh
Điều trị bệnh bằng thuốc Tây
Các loại thuốc Tây thường được sử dụng để làm giảm nhanh các cơn đau bụng trên rốn được nhiều người sử dụng như:
- Thuốc giảm đau
- Thuốc chống co thắt
- Thuốc cầm tiêu chảy
- Thuốc nhuận tràng
- Bổ xung các loại men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa
Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp điều trị tạm thời, không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ, bệnh có thể tái phát sau đó.
Trường hợp nào nên gặp bác sĩ?
Sau khi áp dụng những phương pháp trên mà tình trạng đau đớn không có dấu hiệu thuyên giảm và có xuất hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe.
- Cơn đau có dấu hiệu tăng dần, di chuyển xuống dưới bên phải bụng
- Nôn ói nhiều lần khiến cơ thể không chịu đựng được
- Xuất hiện các cơn đau ngực, cằm, cánh tay hoặc là sau lưng
- Có các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, khó thở và choáng váng
- Sốt cao hơn 38 độ C
- Có cảm giác bụng phình to ra
Tìm hiểu thêm: Hạt Sang (Sành) Chữa Đau Dạ Dày Có Hiệu Quả Không?
Một số lưu ý khi bị đau bụng trên rốn
Khi xuất hiện các cơn đau ở vùng bụng trên rốn, người bệnh cần lưu ý những điểm sau đây để quá trình điều trị mang lại hiệu quả tốt, tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đến gặp bác sĩ tiến hành kiểm tra cơ quan tiêu hóa – gan mật
Khi có dấu hiệu đau nhói từng cơn ở trên rốn người bệnh nên đến bệnh viện để tiến hành nội soi tiêu hóa, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có các biện pháp điều trị tận gốc. Phương pháp nội soi sẽ giúp phát hiện những tổn thương trong ống tiêu hóa, mức độ niêm mạc dạ dày bị sung huyết, lở loét. .
Không nên lo âu căng thẳng
Trong cơ thể người, não và ruột có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi não bị căng thẳng có thể dẫn đến nhu động ruột co bóp thất thường gây ra các cơn đau.
Bên cạnh đó, căng thẳng sẽ khiến các lợi khuẩn bị tiêu diệt, kích thích sản sinh dịch vị axit tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Người bệnh nên tập yoga, thiền, khí công nhẹ nhàng để giảm bớt stress trong công việc và cuộc sống. Đồng thời có sức khỏe dẻo dai hơn để đề kháng với bệnh.
Ăn uống điều độ
- Nên sử dụng các loại thực phẩm sạch, an toàn, không chứa hóa chất và chất bảo quản.
- Ăn chín uống sôi, không sử dụng các món ăn như rau sống, nêm chạo, tiết canh, gỏi cá…
- Hạn chế gia vị chua cay, thực phẩm lên men, dầu mỡ.
- Tăng cường bổ sung cho cơ thể các loại thức ăn giàu chất xơ như rau xanh, củ quả, trái cây…
- Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, không nên ăn quá no vào buổi tối.
- Giảm thực phẩm chứa lactose.
- Bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium.
Trên đây là thông tin về các căn bệnh có liên quan đến triệu chứng đau bụng ở trên rốn và các biện pháp xử lý bạn có thể tham khảo. Tốt nhất, khi xuất hiện triệu chứng này người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ thăm khám. Tuyệt đối không được tự ý chẩn đoán và sử dụng thuốc, sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe, bệnh có thể chuyển biến nặng và trở nên khó điều trị.
Có thể bạn quan tâm
- Đau bụng sau khi ăn: Nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm
- Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì & những loại trái cây không nên ăn
Bình luận (1)
Xin chào bác sĩ à
Tôi bị đau bụng trên rốn và lên thâm hai bên bụng là bị mắc bệnh j ạ , rui ko bt sao làm sao ht à