Thuốc Trimafort – Tác dụng, cách dùng, số đăng ký & giá bán
Thuốc Trimafort là một lựa chọn hàng đầu trong điều trị các vấn đề về dạ dày, bao gồm viêm dạ dày cấp, viêm hang vị và viêm loét dạ dày tá tràng. Sản phẩm ra đời giúp giảm viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành, hứa hẹn mang lại sự cải thiện đáng kể cho những ai đang đối mặt với các bệnh lý dạ dày khó chịu.
Thành phần và tác dụng của thuốc Trimafort
Thuốc Trimafort 10ml và thuốc Trimafort 200mg là nhóm thuốc kháng acid, chống trào ngược và chống loét được sản xuất bởi công ty Daewoong Pharm – Hàn Quốc. Thuốc chứa các thành phần hoạt chất chính như:
- Aluminium Hydroxide Gel
- Magnesium Hydroxide
- imethicone 30% emusion
Chính nhờ những thành phần này, Trimafort có tác dụng:
- Điều trị viêm dạ dày cấp và mãn tính
- Chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản, giảm nhanh triệu chứng ợ hơi, nóng rát và khó chịu ở ngực
- Điều trị viêm hang vị dạ dày
Ngoài ra, sản phẩm còn được chỉ định dùng ở những đối tượng như:
- Bệnh nhân có triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, ói mửa và khó tiêu
- Người có dấu hiệu tăng tiết acid dịch vị, ngộ độc acid hoặc kiềm, sử dụng chất ăn mòn gây xuất huyết
Trimafort không phù hợp cho những người mẫn cảm với thành phần của thuốc, đang dùng kháng sinh như Tetracycline, hoặc có vấn đề về gan, thận. Phụ nữ mang thai và cho con bú cần cẩn thận khi sử dụng Trimafort do nguy cơ tương tác và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Xem ngay: Thuốc Kagasdine
Liều dùng/ Cách dùng thuốc Trimafort như thế nào?
Trimafort, một hỗn dịch uống, thường được dùng trước bữa ăn hoặc trước khi ngủ. Bệnh nhân cần tuân theo hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ và bao bì thuốc. Nếu không thấy cải thiện sau 2 tuần hoặc tình trạng xấu đi, cần ngưng thuốc và liên hệ bác sĩ.
Liều lượng Trimafort khác nhau cho mỗi người, với người lớn là 1-3 gói/ngày, không quá 80 ml. Liều lượng cho trẻ em chưa rõ và cần sự chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ của thuốc
Trong quá trình sử dụng Trimafort, người bệnh có thể gặp phải một vài tác dụng phụ thường gặp như:
- Tiêu chảy, táo bón
- Đau nhức đầu
- Buồn nôn hoặc ói mửa
- Đau dạ dày
- Tiểu nhiều hoặc đau khi tiểu
- Cảm giác khô miệng
Ngoài những biểu hiện này, người bệnh còn gặp phải các phản ứng phụ nguy hiểm khác cần được xử lý sớm như:
- Tăng huyết áp
- Co giật, đau cơ hoặc xương
- Tim đập nhanh, nhịp tim không đều
- Cảm thấy có vị kim loại trong miệng
- Cơ thể mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân
Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà thuốc có thể gây những tác dụng phụ khác nhau. Do đó, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xuất hiện, bệnh nhân nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời, tránh nguy hiểm.
Thuốc Trimafort tương tác với những thuốc nào?
Dưới đây là một số loại thuốc có thể gây tương tác với Trimafort:
- Fluoroquinolon
- Tetracyclin
- Ketoconazol
- Thuốc kháng thụ thể H2
- Muối sắt
- Methenamin
- Thuốc dạng bao tan trong ruột
- Na polystyren sulfonat resin
Để tránh tương tác thuốc, bệnh nhân nên dùng những loại thuốc này sau khi uống Trimafort 2 – 3 tiếng.
Giá thuốc Trimafort là bao nhiêu?
Giá tham khảo: 110.000 VND/ 1 hộp 20 gói.
Thuốc được phân bố rộng rãi ở Việt Nam. Vì vậy, người bệnh có thể mua thuốc ở bất kỳ cửa hàng sức khỏe nào. Tuy nhiên, để thuốc đảm bảo chất lượng và hiệu quả điều trị, bệnh nhân nên lựa chọn mua ở nơi bán thuốc uy tín.
Thuốc Trimafort có tốt không?
Trimafort chứa nhiều thành phần hóa học có tác dụng cân bằng hàm lượng acid trong dạ dày, giúp cải thiện triệu chứng khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng. Tuy nhiên, để điều trị bệnh đau hoặc viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn gây nên, bệnh nhân cần phối hợp Trimafort với một số loại thuốc khác để mang lại kết quả chữa trị tốt.
Đây cũng chính là lý do không thể khẳng định thuốc Trimafort có tốt không. Bởi tác dụng điều trị của thuốc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cơ địa, mức độ bệnh và chế độ chăm sóc tại nhà… Nếu muốn có kết quả điều trị tốt, bệnh nhân nên khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc Trimafort mặc dù có tác dụng cải thiện triệu chứng viêm đau dạ dày. Nhưng, để dự phòng rủi ro và ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe, bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ về thành phần, tác dụng cũng như cách dùng trước khi sử dụng.
Có thể bạn quan tâm
- Vi khuẩn HP là gì, có lây không? Chữa viêm dạ dày Hp
- 3 Cách Dùng Nha Đam Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!